Một ngày ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn sẽ đưa du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi bức tranh của ánh sáng, âm thanh, màu sắc thay đổi từ sáng sớm đến đêm muộn.
Phượng Hoàng cổ trấn lung linh về đêm. Ảnh: Linh Nguyên
Là một địa danh ở tỉnh Hồ Nam ( Trung Quốc), Phượng Hoàng cổ trấn hấp dẫn mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Nếu chỉ có một ngày ở đây, du khách nên làm những gì để cảm nhận hết sự đặc biệt của một cổ trấn ngoài việc tìm hiểu lịch sử và kiến trúc? Hãy tham khảo những gợi ý bên dưới.
Ở Phượng Hoàng cố trấn, cùng một khung cảnh nhưng hoàn toàn khác giữa ban ngày và buổi tối. Ngay từ sáng sớm, du khách nên vào khu vực cổ trấn để được đi giữa những con ngõ nhỏ, hẹp để tận hưởng sự yên tĩnh, ngắm những ngôi nhà mái ngói âm dương bảng lảng trong sương sớm. Khi ấy hàng quán chưa mở cửa, bạn có thể tĩnh tâm, nhẹ nhàng bước qua từng góc phố mà không phải lo va chạm vào ai.
Những ngôi nhà bên sông vào ban ngày. Ảnh: Linh Nguyên
Vẫn những ngôi nhà bên sông nhưng có hình ảnh khác hẳn khi màn đêm buông xuống. Ảnh: Linh Nguyên
Khi hàng quán bắt đầu mở cửa, cổ trấn như bừng tỉnh sau giấc ngủ đêm. Lúc này có thể ghé quán nào đó xem cách làm kẹo hoặc hít hà mùi cay nồng từ những chậu ớt xay cay xè. Một trong những nét đặc trưng trong ẩm thực ở đây là vị cay từ ớt và cay từ hạt tê. Với hạt tê, khi thưởng thức sẽ có cảm giác tê tê ở lưỡi.
Nồi canh cá với hạt tê. Ảnh: Linh Nguyên
Các loại gia vị địa phương, trong đó có ớt. Ảnh: Linh Nguyên
Đến Phượng Hoàng cổ trấn, nhất định phải thử món thịt ba chỉ hun khói và lẩu hoặc canh cá cay. Thịt ba chỉ hun khói nên thưởng thức vào buổi trưa. Món này khá mặn nhưng vẫn giữ được vị ngọt của thịt dù phần mỡ nhiều hơn rất nhiều so với phần nạc.
Với món lẩu cá cay, nên ăn vào buổi tối. Nếu không được cay nhiều thì chỉ cần gọi món canh cá cay. Nồi canh cá cay được bê ra với khá nhiều hạt tê. Chỉ đơn giản là cá nấu với dưa, thêm vị cay của hạt tê thôi mà sẽ để lại vị không thể nào quên.
Video đang HOT
Một cách làm kẹo của người dân cổ trấn. Ảnh: Linh Nguyên
Vào buổi chiều nên đi dọc dòng Đà giang. Hai bên bờ, những ngôi nhà chỉ thấy trong phim cổ trang cứ tiếp nối nhau hiện ra, thâm trầm bên dòng sông với những cây cầu khiến người ta cảm thấy bình yên vì rũ bỏ được hết những vất vả, lo toan của cuộc sống thường ngày. Nhưng cũng chính trong khoảnh khắc đó không tránh khỏi sự bồi hồi nhớ về gia đình, về quê nhà.
Bến thuyền bên dòng Đà giang – nơi mang lại cảm giác bình yên nhưng không khỏi bồi hồi nhớ về quê nhà. Ảnh: Linh Nguyên
Buổi tối là thời gian dành hoàn toàn cho dòng Đà giang, trong đó có cầu đá nhảy. Đây là thời điểm để thấy sự khác biệt giữa ban ngày và buổi tối của Phượng Hoàng cổ trấn. Ánh đèn khiến những ngôi nhà trầm mặc ban ngày trở nên lung linh, in bóng xuống mặt nước.
Cũng ở đây, bạn hãy đứng lại thật lâu để xem câu chuyện của nàng Thuý Thuý do một nữ diễn viên đứng trên thuyền giữa sông diễn tả lại qua những điệu múa. Đây là câu chuyện tình yêu rất buồn. Nét buồn trong từng giai điệu, từng điệu múa như lan toả, ngấm vào suy nghĩ của người xem, để họ lắng lại và quý trọng những gì mình đang có.
Câu chuyện của nàng Thuý Thuý được kể lại mỗi tối trên dòng Đà giang. Ảnh: Linh Nguyên
Kế đó là cầu đá nhảy – cây cầu được làm bằng các phiến đá hình trụ ghép lại, cách nhau một bước chân, có hai hàng song song. Đây là điểm bất kỳ ai đến cổ trấn đều muốn có tấm ảnh đi trên cầu. Buổi tối, do đông người đổ về địa điểm này nên người ta phải đặt biển đường một chiều (chỉ đặt vào buổi tối), có bảo vệ hướng dẫn.
Để có một bức ảnh đứng một mình trên cầu đá nhảy vào buổi tối trong ánh đèn lung linh là điều gần như không thể vì lúc nào cũng có người đi qua. Do đó, cần tranh thủ buổi sáng hoặc buổi chiều, sau khi đã chiêm ngưỡng những con ngõ nhỏ, những cây cầu đá, cầu gỗ để ra đây chụp ảnh.
Cầu đá nhảy – nơi ai cũng muốn bước lên khi đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn. Ảnh: Linh Nguyên
Ngẩn ngơ trước vẻ quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Nhờ không gian cổ kính và kiến trúc độc đáo của những công trình, đền đài cách đây 1.300 năm đã tạo nên một Phượng Hoàng cổ trấn quyến rũ, luôn ghi dấu ấn trong tâm trí mỗi du khách khi đến Trung Quốc.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Phượng Hoàng cổ trấn (còn gọi là Phố cổ Phượng Hoàng), được xây dựng dọc theo bờ sông Đà Giang cách đây 1.000 năm trước, là một thị trấn cổ nằm ở huyện Phượng Hoàng, ranh giới phía tây của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, trong một khu vực sở hữu vẻ đẹp tự nhiên hiếm có: nơi có núi, nước và bầu trời xanh. Khi đến đây, du khách sẽ bị ấn tượng bởi nền văn hóa hoang sơ, kiến trúc độc đáo qua nghìn năm.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Đây là thế giới được "cai trị" bởi màu xanh lá cây. Những ngôi nhà rêu xanh, mái ngói âm dương xếp trên sườn núi soi bóng xuống dòng sông Đà Giang khiến thị trấn này như một bức tranh cổ kính với gam màu trầm tĩnh.
Dọc theo sông Đà Giang khoảng 5 km, nhiều cây cầu bắc qua sông đã được xây dựng bao gồm cầu gỗ, cầu đá độc đáo. Điều thú vị là du khách có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại đây.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Điển hình là cầu Hồng Kiều với kiến trúc có mái che, những bức phù điêu trang nhã được chạm khắc trên mái cong một cách kiêu hãnh và đầy tinh tế.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Dọc theo con đường đá cổ là các cửa hàng bán các sản phẩm truyền thống, các món ăn đặc trưng của địa phương như kẹo lạc, bánh tôm khô, bùa chú, trang sức bạc, lụa, thổ cẩm sặc sỡ... Nếu biết trả giá, giá của những món hàng đó chỉ bằng một nửa giá tại thành phố Lệ Giang.
|
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Tham quan cuộc sống bình dị của người dân tộc Miêu, được lây la, lang thang từng góc phố, quan sát nếp sinh hoạt xưa sẽ cho bạn những khoảnh khắc khó quên ở Phượng Hoàng cổ trấn.
Người dân bản địa vẫn giữ nếp sống cũ: giặt quần áo bên sông, rửa rau trước khi nấu ăn, dọn rác trên các cồn.
|
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Từ những con ngõ đến cung điện, những ngôi nhà ở đây đều mang trong mình một vẻ đẹp lộng lẫy của loài chim Phượng Hoàng. Mỗi ngóc ngách đều mang dáng dấp của những chiếc lông vũ theo dòng chảy của thời gian.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Khi màn đêm buông xuống, Phượng Hoàng cổ trấn trở nên lung linh, huyền ảo như quay ngược thời gian tìm lại vầng hào quang của 1.300 năm trước. Những chiếc đèn lồng rực rỡ làm bừng sáng cả một khúc sông, tô điểm cho những ngôi nhà ven sông, tô điểm cho không gian cổ kính, thơ mộng.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Làm thế nào để đến Phượng Hoàng Cổ trấn?
|
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Giao thông du lịch ở tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc không thuận tiện do đồi núi hiểm trở vậy nên du khách chỉ có thể đi xe đưa đón từ các thành phố khác đến Phượng Hoàng cổ trấn. Cách tiện lợi và an toàn nhất là đi xe đưa đón từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng cổ trấn, xe khởi hành ba chuyến mỗi ngày vào lúc 08:30, 14:30 và 15:30, giá vé là 61 tệ.
https://dulich.petrotimes.vn/ |
Bạn cũng có thể đến Phượng Hoàng cổ trấn từ Jishou (phía đông bắc từ Phượng Hoàng cổ trấn) hoặc Khu thắng cảnh Wulingyuan (Trương Gia Giới) bằng xe buýt đưa đón, thông thường, chuyến xe cuối cùng rời Phượng Hoàng cổ trấn muộn nhất là 18h30.
Đến Hà Nội ngắm cổ trấn, đi mỏi chân chưa hết điểm check in Đường Lâm được biết đến với những cái tên như "làng Việt cổ", với nhiều nhà, đình, chùa, nhà thờ, cổng làng cổ, giếng nước cổ...đến nơi đây, du khách đi cả ngày cũng không hết các điểm check in. Làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, thuộc địa phận Sơn Tây. Đường Lâm bao gồm 9 làng:...