Một ngày khám phá thành phố đẹp nhất nước Bỉ
Du khách được thưởng thức chocolate thủ công, ngắm nhìn những kênh đào uốn lượn và công trình kiến trúc Gothic lộng lẫy trong một ngày lang thang ở Bruges ( Tây Flanders, Bỉ).
Bruges là thành phố du lịch nổi tiếng bậc nhất nước Bỉ. Hiện nay, địa danh này vẫn giữ được vẻ đẹp huy hoàng của những công trình kiến trúc Gothic thời trung cổ. Năm 2000, trung tâm lịch sử của Bruges được Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới.
Với mạng lưới kênh đào dày đặc ở trung tâm thành phố, Bruges thường được mệnh danh “Venice của phương Bắc”. Ngồi trên thuyền, du khách sẽ nhìn thấy phản chiếu những tòa nhà cổ kính và bóng cây dương liễu trong làn nước xanh của dòng kênh. Vào buổi tối, thành phố lên đèn, chiếu sáng các tuyến đường thủy tạo nên khung cảnh tráng lệ.
Thế kỷ 15, Bruges trở thành cái nôi của nghệ thuật Flemish nguyên thủy, tạo tiền đề cho nền văn hóa thời kỳ Phục hưng phát triển. Du khách yêu thích hội họa có thể thưởng lãm những kiệt tác nghệ thuật này tại các bảo tàng lâu đời và nổi tiếng như Gruuthusemuseum, Historium Bruges, Sin-Janshospitaal (Bệnh viện Saint John)…
Nhà thờ Đức Mẹ là công trình kì vĩ nhất ở Bruges, có chiều cao 115 m. Nơi đây còn lưu giữ tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch của Michelangelo và bức tượng Madonna quý giá. Du khách ghé thăm vương cung thánh đường Holy Blood để chiêm ngưỡng hai nhà nguyện tuyệt đẹp theo phong cách Gothic và Romanesque.
Tháp chuông Belfry hơn 700 tuổi tọa lạc tại Grote Markt, “trái tim của Bruges”. Du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Bruges sau khi hoàn thành việc leo 366 bậc thang lên tháp chuông. Bên trong Belfry còn trưng bày những con dấu, văn bản thời Trung cổ của kho bạc thành phố.
Lắng nghe tiếng chuông reo là trải nghiệm thú vị khi khách du lịch đến Bruges. Vào thế kỷ 16, thành phố đã lắp đặt các carillon – nhạc cụ gồm bàn phím điều khiển chuông đồng – trên những tháp chuông nhà thờ. Du khách có thể nghe được âm thanh vui tai này khi rảo bước hoặc đạp xe ngang qua quảng trường chợ Bruges, viện thần học, nhà thờ Lissewege…
Bruges có rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng như The Brugse Zot, Straffe Hendrik Burgundy, Flanders… Bia là đặc sản và hiện diện khắp mọi nơi trong thành phố. Du khách tham gia Beer Walk hoặc lễ hội bia Bruges để tận hưởng hương vị thức uống nổi tiếng này.
Bruges là thành phố của chocolate. Tại đây, du khách được thưởng thức chocolate thủ công truyền thống hoặc loại đặc biệt như vị ớt. Cửa hàng Olivers trở thành địa điểm quen thuộc của những tín đồ chocolate với món chocolate hạt phỉ. Thành phố cũng có bảo tàng choco-story giới thiệu quy trình sản xuất và lịch sử chocolate.
Video đang HOT
Du khách sẽ đắm chìm trong mùi hương thơm ngát của loài hoa tử đằng khi dạo bước trên các con đường ở Bruges. Vào mùa xuân, những khách du lịch tham quan Begijnhof Ten Wijngaarde sẽ cảm nhận hương thơm thoang thoảng của những khóm hoa thủy tiên đang khoe sắc.
Những trung tâm mua sắm tập trung ở các trục đường chính của Bruges như Reginstratt, Vlamingstratt, Noorzandstratt… Trong đó, nổi tiếng nhất là khu mua sắm có mái che Zilverpand. Ngoài ra, du khách có thể tham quan khu chợ cá (Vismarkt) dọc theo những dòng kênh.
6 đặc điểm thú vị và những nguyên tắc trong văn hóa bia ở Bỉ
Có rất nhiều đặc điểm khi người ta nhắc đến nước Bỉ và bia chắc chắn là một trong những số đó.
Bia ở Bỉ là thức uống đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến nay được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại.
Người Bỉ rất trân trọng bia
Khi nói về bia, người Bỉ thường rất hào hứng và vô cùng tự hào về lịch sử, chất lượng và chủng loại bia của đất nước mình. Đối với người Bỉ, việc dùng bia là một quy chuẩn không thể phá vỡ để thể hiện sự trân trọng và tôn vinh tuyệt đối với tinh hoa của đất nước.
Điều thú vị là các loại bia không phải lúc nào cũng có tuổi đời hàng thế kỷ, có rất nhiều nhà máy bia mới mọc lên trên khắp đất nước. Điều này chắc chắn có tác động tích cực đến ngành công nghiệp bia của Bỉ, khi những người trẻ mang trong mình bề dày lịch sử nhưng cũng đầy tính sáng tạo.
Bỉ có hơn 1400 loại bia khác nhau theo theo một thống kê gần đây nhưng điều này chưa được thể hiện hết bởi những nhà làm bia thủ công nơi đây rất nhiều và gần như không thể biết chính xác có bao nhiêu loại bia Bỉ .
Không bằng lòng với việc chỉ uống bia, người Bỉ tìm thấy đủ loại công dụng khác. Bia được sử dụng như một thành phần trong các món ăn như cookrij, món thịt bò hầm thịnh soạn. Hay như thành phố nhỏ Mechelen là cũng là một điểm đến tuyệt vời để khám phá bởi bạn sẽ tìm thấy bia trong pho mát địa phương cũng như bánh táo của họ.
Một điều thú vị khác là ở các nhà hàng Bỉ thì thường phổ biển loại bia đóng chai hơn là bia tươi tại quán bar và thực đơn bia sẽ dài hơn rất nhiều so với các món ăn ở nơi đây.
Mỗi loại bia có ly riêng
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bạn chỉ cần uống bia từ ly hoặc cốc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ở Bỉ, mỗi nhãn hiệu bia đều trang bị dòng ly rót bia riêng của mình.
Đây không phải chiêu trò marketing bởi mỗi loại bia có hương vị độc đáo và đặc trưng riêng vì thế ly rót bia rất quan trọng. Trên thực tế, những ly rót bia ở đây cũng không quá bất thường, phổ biến nhất là dạng cup hoặc dạng tulip.
Một trong những sự thú vị nhất ở nước Bỉ là bia Kwak với chiếc ly rót bia hình ống nghiệm.
"Cha đẻ" của Kwak đã bắt đầu sản xuất bia từ thời Napoleon (thế kỷ XIX), lúc bấy giờ, họ còn sở hữu một nhà trọ De Hoorn ở Dendermonde - Trạm dừng hàng ngày của những chiếc xe ngựa chuyên tại vùng Flemish của Bỉ.
Nhưng tại thời điểm đó, người phu xe theo quy định lại không được phép xuống ngựa và rời khỏi xe để "uống bia giải khát" như những hành khách. Vì thế nên, chủ quán trọ đã thổi ra một chiếc ly thủy tinh Kwak có kiểu dáng đặc biệt, kèm theo giá gỗ chắc chắn, để họ có thể vừa thưởng thức bia Bỉ Kwak yêu thích của mình, vừa treo được trên thành xe một cách an toàn và tiện lợi.
Kwak vẫn được biết đến như một dòng bia trong số ít những dòng bia Bỉ lịch sử còn sót lại cho đến ngày nay vẫn duy trì phục vụ bia của mình bằng chiếc ly thủy tinh nguyên thủy
Không chỉ dừng lại hình dạng của ly, ở Bỉ rất coi trọng việc rót bia như thế nào. Khi uống quán bar và nhà hàng, hãy để viêc rót bia cho nhân viên phục vụ, bởi chỉ họ mới biết rót loại bia cụ thể đó một cách chính xác.
Bia Trappist - Bia thầy tu
Bia Trappist hay còn thường được gọi là bia thầy tu được xem như một tiêu chuẩn cao nhất về thức uống có cồn này.
Trappists trên thực tế là những tu viện có nguồn gốc từ Tu viện La Trappe ở Pháp. Trong nhiều thế kỷ trươc, tu viện sở hữu nhà máy bia của riêng mình để phục vụ cộng đồng. Theo giời gian, số lượng nhà máy bia tu viện hiện nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay ở Bỉ.
Sau khi khái niệm về bia Trappist trở nên phổ biến vào thế kỷ 20, một tổ chức được thành lập để bảo hộ thương hiệu và phục vụ cho những người tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Trappist Order.
Ngày nay, bạn có thể tìm thấy 12 nhà máy bia tu viện trên toàn thế giới mang trên mình biểu tượng Trappist đích thực - 6 trong số đó ở Bỉ, 3 ở Flanders và 3 ở Wallonia.
Sự khác biệt quan trọng nhất là các nhà máy bia tu viện được vận hành như một tổ chức phi lợi nhuận, với doanh thu được tái đầu tư vào tu viện hoặc công việc sản xuất bia.
Nổi tiếng nhất trong số các loại bia Trappist là Westvleteren 12 nấu bởi Tu viện Saint Sixtus ở Vleteren và được coi là loại bia ngon nhất trên thế giới. Loại bia này khá hiếm trên thị trường bởi các thầy tu sản xuất rất hạn chế.
Sự khan hiếm tương đối của Westvleteren càng làm tăng thêm vẻ huyền bí của thương hiệu, được bắt nguồn từ quyết định của tu viện trưởng Dom Gerardus Deleye vào năm 1945 nhằm giảm lượng bia được sản xuất. Giờ đây, họ sản xuất khoảng 6.000 lít mỗi năm, tương đương 5.113 thùng.
Cùng với đó là việc mua bia Trappist có quy trình khá nghiêm ngặt, bao gồm đặt hàng trước qua điện thoại, giới hạn số lượng, yêu cầu cung cấp biển số xe và số điện thoại...
Sự hiếm có của Westvleteren khiến một chai bia này ở chợ đen trung tâm thành phố Brussels lên tới 20 euro (21,61 USD).
Bên cạnh đó, ngày nay có khá nhiều loại bia được sản xuất bên trong tu viện nhưng chỉ được gọi là bia tu viện (Abbey), bởi vì các loại bia này chỉ được sản xuất ở trong tu viện nhưng với mục đích thương mại.
Pintje
Đối ngược với quy mô cũng như tiêu chuẩn bia Trappist là Pintje. Đây là một từ lóng ở đất nước này nhằm chỉ những dòng bia phổ thông và cơ bản như Maes, Jupiler và Stella Artois. Thương hiệu Jupiler chính là nhà tài trợ cho giải bóng đá quốc gia và đội tuyển quốc gia Bỉ.
Những loại bia được sản xuất đại trà này vẫn có rất nhiều điểm thú vị nhưng nếu đã đến Bỉ thì hãy khám phá các nhà sản xuất bia địa phương.
Trong các lễ hội như Aalst Carnival, người Bỉ sẽ thích uống pintjes bởi nó dễ uống với nồng độ cồn thấp và rẻ hơn khi bạn gọi vài két, đây là trường hợp hiếm hoi người ta uống bia từ lon.
Dubbel và Tripel
Có hai thuật ngữ đến bia Bỉ đáng để làm quen là " Dubbel " và " Tripel " (gấp đôi và gấp ba).
Bạn chắc chắn sẽ bắt gặp các thuật ngữ khi xem qua thực đơn bia vì chúng rất phổ biến ở Bỉ. Cả hai thuật ngữ dựa trên mô tả đặc điểm bia Trappist của nhà máy Westmalle và được phổ biến với mọi loại bia khác ở đây.
Các loại bia được gắn nhãn Dubbel thường có màu nâu sẫm, nặng đô với nồng độ cồn từ 6-7% giống với dòng bia Dubbel Bruin của Westmalle. Mặt khác, nhãn Tripel có màu nhạt hơn nhưng nồng độ còn rất cao từ 8-9% tương tự như dòng bia Tripel Westmalle.
Bia trái cây là một điều thú vị
Bia trái cây là một xu hướng mới hướng tới những người trẻ, nhất là phái nữ. Những loại quả thường xuyên được sử dụng trong chế biến bia là các loại quả hạt cứng: cherry, raspberry hay đào. Bên cạnh đó, các loại quả như xoài, bưởi, dứa, dừa,... cũng được đưa vào để làm nguyên liệu ủ bia.
Có lẽ loại bia trái cây phổ biến nhất là Kriek, một loại bia cherry chua. Theo truyền thống vùng Flanders, kriek thường là loại bia lambic, có nghĩa là được ủ bằng men và vi khuẩn tự nhiên. Một loại bia khác với thương hiệu "Rouge" cũng rất ấn tượng.
Trên thực tế có hai loại bia lambic: kriek và geuze. Trong khi kriek thường có hương vị trái cây, geuze thì khá là khô và chua, được chọn là nước giải khát mùa hè. Chúng được đóng chai giống với rượu Champagne.
Kiểu bia này mang tính biểu tượng cho vùng Brussels và Brabant, và thường gọi là "Brussels Champagne".
Những thành phố ít người đến nhưng đẹp như thiên đường ở châu Âu Nếu muốn vi vu châu Âu, đừng bỏ qua những điểm đến dù không nổi tiếng như Paris của Pháp, Venice của Italia... nhưng vẫn đẹp như thiên đường dưới đây. Bruges, Bỉ được mệnh danh là "Venice của phương Bắc" với những con kênh chạy dọc theo những ngôi nhà cổ kính, những cây cầu cong cong vắt qua sông... Nhiều người...