Một ngày cứu sống 2 trường hợp bị bệnh tim nặng
Cả 2 bệnh nhân được các bác sĩ (BS) của Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ phẫu thuật cứu sống trong cùng một ngày.
Ngày 24-9, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, ê kíp phẫu thuật tim của BV do Ths-BS Lâm Việt Triều, Trưởng khoa phẫu thuật tim (phẫu thuật viên chính), vừa phẫu thuật cứu sống 2 bệnh nhân có bệnh lý tim mạch rất nặng, vô cùng phức tạp.
Đặc biệt, cả 2 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật trong cùng một ngày và đều vào viện trong tình trạng cấp cứu.
Các BS đang phẫu thuật tim cho bệnh nhân Ngự.
Trường hợp thứ nhất là bệnh Trần Văn Ngự (SN 1946, ngụ Bạc Liêu), có tiền căn bệnh lý mạch vành, hở van động mạch chủ nhiều năm. Một tháng trước, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân hẹp 90% nhánh liên thất trước (LAD) của động mạch vành trái; hở van động mạch chủ nặng, hở van hai lá nặng, hở van ba lá nặng, suy tim độ III.
Bệnh nhân được chỉ định can thiệp stent động mạch vành để giải quyết cấp cứu tình trạng nhồi máu cơ tim cấp với loại stent phủ thuốc. Bệnh nhân được tái khám sau đặt stent 1 tháng để kiểm tra tình trạng mạch vành. Kết quả cho thấy stent thông tốt nên được chỉ định phẫu thuật tim để xử lý tổn thương van tim còn lại.
Video đang HOT
Bệnh nhân Ngự đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Các BS đã xử lý triệt để tổn thương của các van tim, như: sửa van hai lá bằng vòng cứng St.Jude; sửa van ba lá Devega; thay van động mạch chủ sinh học Trifecta. Toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân này được xem như là kỹ thuật Hybrid trong điều trị bệnh mạch vành phối hợp với bệnh lý van tim.
Quá trình phẫu thuật có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên khoa liên quan, như: phẫu thuật tim; tim mạch can thiệp; huyết học; gây mê; tuần hoàn ngoài cơ thể và hồi sức sau phẫu thuật tim…
Như vậy bệnh lý tim mạch của bệnh nhân đã được xử lý theo một qui trình khép kín giữa các chuyên khoa sâu của chuyên ngành tim mạch.
Bệnh nhân Yến đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Nguyễn Ngọc Yến (SN 1956, ngụ Sóc Trăng). Bệnh nhân phát hiện bệnh nhiều năm nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ điều trị nội khoa. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng phù phổi cấp (cấp cứu nội khoa). Kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh nhân bị hẹp khít van hai lá; huyết khối nhĩ trái; hở van ba lá nặng; tăng áp động mạch phổi nặng; dãn nhĩ trái; rung nhĩ; suy tim độ III.
Bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực và chỉ định mổ sớm. Các BS cùng lúc phẫu thuật thành công 5 can thiệp tim mạch phức tạp trên một người bệnh, gồm: lấy huyết khối nhĩ trái và khâu bít tiểu nhĩ trái; cắt giảm nhĩ trái; phẫu thuật Cox – Maze IV (điều trị rung nhĩ ) bằng sóng cao tần; thay van hai lá sinh học; sửa van ba lá bằng vòng mềm.
Cả 2 trường hợp phẫu thuật đều thành công. Sáng 24-9, cả hai bệnh nhân đều hồi phục tốt; tự đi lại; sinh hoạt; ăn uống bình thường… ự thành công của hai ca mổ này là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa liên quan. Đây cũng là thế mạnh của BVĐKTW Cần Thơ thời gian qua.
Văn Đức
Theo CAND
Thêm hàng chục ngàn người bệnh tim không cần phẫu thuật mở nhờ TAVR
Theo kết quả nghiên cứu mới, thay van động mạch chủ bằng can thiệp qua ống thông (TAVR) không chỉ phù hợp cho bệnh nhân già yếu mà còn hiệu quả với những người bệnh tim trẻ khỏe hơn.
Ảnh minh họa
Kỹ thuật thay van động mạch chủ bằng can thiệp qua ống thông (TAVR - transcatheter aortic valve replacement) từng được áp dụng dành riêng cho bệnh nhân quá già và yếu - những người có thể không qua khỏi nếu thực hiện phẫu thuật mở, theo NYTimes.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hai thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy thay van động mạch chủ bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu TAVR cũng hữu ích ở những bệnh nhân trẻ hơn, khỏe mạnh hơn.
Các bác sĩ tim mạch cho biết từ đây, có khả năng sẽ thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc cho hầu hết bệnh nhân bị vấn đề với van động mạch chủ. Tiến sĩ Robert Lederman, người chỉ đạo chương trình nghiên cứu tim mạch can thiệp tại Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ chia sẻ rằng đây là một điều quan trọng.
TAVR thậm chí có thể tốt hơn, mang lại rủi ro thấp hơn trong việc vô hiệu hóa đột quỵ và tử vong, so với phẫu thuật mở. Dùng TAVR, vết mổ duy nhất là một lỗ nhỏ nơi đặt ống thông. Hầu hết bệnh nhân được dùng thuốc an thần, nhưng họ tỉnh táo suốt quá trình can thiệp. Phục hồi chỉ mất vài ngày chứ không phải vài tháng như sau phẫu thuật thông thường, theo NYTimes.
Bác sĩ Howard Herrmann, giám đốc khoa tim mạch can thiệp tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết: "Các kết quả đã thay đổi suy nghĩ của chúng tôi từ việc hỏi ai nên làm TAVR sang tại sao mọi người đều nên làm TAVR".
Trang NYTimes cho hay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ dự kiến sẽ phê duyệt quy trình áp dụng cho bệnh nhân có nguy cơ thấp hơn. Theo đó, khoảng 20.000 bệnh nhân mỗi năm đủ điều kiện được TAVR.
Ngoài ra, còn có gần 60.000 người bệnh tim nguy cơ trung bình và nguy cơ cao được sắp làm TAVR ngay.
Theo Thanh Niên
Hai bé sinh đôi cùng bị bệnh tim bẩm sinh Ngày 23.9, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết đã điều trị thành công cho 2 chị em song sinh với chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát. Các bác sĩ can thiệp tim cho bé - Ảnh: Bệnh viện cung cấp 2 bé là N.T.M.N. và N.T.M.C. (SN 2015, ngụ tại H.Long Hồ, Vĩnh Long). Theo thông tin...