Một nền tảng tự động hoá Việt Nam được xếp top uy tín toàn cầu
Nền tảng akaBot của FPT Software được đưa vào danh sách “Gartner Peer Insights”, cùng 20 hãng hàng đầu thế giới, như UIPath, Automation Anywhere, Blue Prism.
Danh sách các giải pháp công nghệ được đánh giá cao – Peer Insights – của Gartner gồm những sản phẩm quốc tế uy tín, được xếp hạng dựa trên những đánh giá, nhận xét từ chính các doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng sản phẩm.
Nền tảng akaBot được Gartner đưa vào nhóm sản phẩm RPA (Robotic Process Automation) – một trong những danh mục đang được quan tâm nhất trong bảng đánh giá Gartner Peer Insights.
Ông Bùi Đình Giáp, giám đốc nền tảng akaBot.
akaBot là nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ toàn diện cho doanh nghiệp do FPT Software phát triển. Nền tảng này giúp tăng 80% năng suất, tiết kiệm 60% chi phí và 80% thời gian vận hành doanh nghiệp. Các robot “ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại số lượng lớn.
Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, không xâm lấn hệ thống công nghệ thông tin hiện tại và có thể tương tác với tất cả phần mềm doanh nghiệp, như word, excel, SAP, web…. akaBot đang được ứng dụng trong nhiều ngành, như tài chính, ngân hàng, khối hành chính nhân sự, sản xuất…
Đây là một trong những giải pháp nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số được nhiều tập đoàn lớn, như FPT, HSBC, ThinkPower Mizuho, Panasonic, DIP, SCSK…, sử dụng. Các giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp, tổ chức gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và góp phần phát triển nền kinh tế số và hướng đến mô hình quốc gia số trong tương lai.
Đơn cử trong lĩnh vực ngân hàng, lúc cao điểm có thể tiếp nhập hơn 500 yêu cầu mỗi ngày về khởi tạo khoản vay cần phải được xử lý. Nếu theo quy trình thủ công, ngân hàng sẽ cần ít nhất 13 nhân viên “back-office” và 400 nhân viên kinh doanh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng quá tải, năng suất lao động thấp và rủi ro sai sót cao. Tuy nhiên, trong 6 tháng tự động hóa toàn bộ quy trình khởi tạo khoản vay từ nhập thông tin khách hàng, phân tích dữ liệu đến phê duyệt dựa trên nền tảng akaBot, ngân hàng đã tiết kiệm được 90% chi phí nhân sự và rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 phút xuống còn 5 phút.
Video đang HOT
Ông Bùi Đình Giáp, đại diện akaBot, cho biết, để nền tảng này được xuất hiện trong danh sách của Gartner, đội phát triển đã ba lần giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia phân tích hàng đầu về RPA. Nền tảng đã đáp ứng được nhiều tiêu chí khắt khe, như công nghệ lõi, tự động hóa, bảo mật, những tính năng liên quan đến AI, máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên… Ngoài ra, FPT Software cũng phải chứng mình là đã cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp có quy mô vừa đến lớn.
“Mục tiêu của akaBot trong thời gian tới là nâng cấp hệ thống, hoàn thiện tính năng sản phẩm, giải pháp, trú trọng nâng cao trải nghiệm khác hàng, hướng đến mục tiêu nằm trong danh sách “Gartner Magic Quadrant” – bảng xếp hạng lớn và uy tín nhất thế giới về RPA, sánh ngang với các nền tảng tên tuổi như UiPath, Automation Anywhere, BluePrism vào năm 2021.
Việt Nam hiện đứng 21 thế giới về lĩnh vực AI
Với việc đầu tư phát triển công nghệ AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT, Vingroup, nhiều chuyên gia AI giỏi của Việt Nam tại nước ngoài đã quay trở về nước.
Dùng công nghệ AI để chuyển đổi số
Chiều 30/10, Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện (FPT.AI). Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện chương trình quốc gia về chuyển đổi số.
FPT.AI là nền tảng cung cấp các sản phẩm giúp tự động hóa các tác vụ lặp, nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng. Sau 3 năm ra mắt, nền tảng này đã triển khai dịch vụ của mình tới hàng trăm khách hàng là các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện (FPT.AI).
Hệ sinh thái này bao gồm đa dạng các sản phẩm và dịch vụ như Nền tảng Hội thoại tự động - Chatbot (FPT.AI Conversation), Trợ lý ảo tổng đài (FPT.AI Virtual Agent for Call Center), Giải pháp trích xuất thông tin hình ảnh và Định danh khách hàng trực tuyến (FPT.aI Vision và FPT.AI eKYC), Giải pháp Tổng hợp và Nhận dạng giọng nói tự động (FPT.AI Speech).
Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH FPT Smart Cloud.
Theo đại diện FPT, việc ứng dụng chatbot vào quá trình chăm sóc khách hàng tại hệ thống bán lẻ FPT Shop của tập đoàn này đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Hệ thống này đã hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho hơn 160.000 dùng, giúp giảm tải 60% lượng công việc cần đến sức người và tăng 20% doanh số bán hàng trực tuyến.
Những số liệu trên là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ AI nhằm chuyển đổi số phương thức làm việc truyền thống.
Việt Nam hiện đứng 21 thế giới về lĩnh vực AI
FPT.AI là nền tảng AI thứ 2 được Bộ TT&TT cho ra mắt. Trước đó, Bộ TT&TT cũng đã giới thiệu tới cộng đồng nền tảng Viettel AI Open Platform.
Theo ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), trong vài năm gần đây, công nghệ AI đã được Việt Nam quan tâm và đầu tư phát triển. Theo một số báo cáo, Việt Nam hiện đứng thứ 21 trong lĩnh vực AI.
Đại diện Cục Tin học hóa cho biết, công nghệ AI đã được Việt Nam quan tâm và đầu tư phát triển.
Tuy vậy, khi so sánh về mức độ đầu tư cho AI trên tổng số dân, chỉ số này tại Mỹ là 155 USD/người, tại Singapore là 68 USD/người, trong khi đó ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Phillipines, Việt Nam, chỉ số này chỉ dưới 1 USD.
Giải thích cho sự khác biệt trên, ông Đỗ Công Anh cho biết, những dữ liệu này có thể có độ trễ nhất định do việc khảo sát được tiến hành từ những năm trước. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, số liệu về việc đầu tư cho AI đôi khi không được các nhà đầu tư công bố.
Theo vị chuyên gia của Cục Tin học hóa, dù mức độ đầu tư không thực sự lớn, thế nhưng vị thế của Việt Nam về AI đã tăng lên rất nhanh. Cùng với việc đầu tư phát triển công nghệ AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT, Vingroup, nhiều chuyên gia AI giỏi của Việt Nam tại nước ngoài đã quay trở về nước.
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT).
Từ thực tế này, ông Công Anh kỳ vọng công nghệ AI sẽ mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế số. "Theo một dự báo, AI có thể đóng góp 12% cho GDP của Việt Nam vào năm 2030", vị chuyên gia của Cục Tin học hóa nói.
Bộ TT&TT hiện đang khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên phát triển 8 lĩnh vực trong chương trình Chuyển đổi số Quốc gia là y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, tài nguyên môi trường và sản xuất công nghiệp.
Ông Công Anh mong muốn các tập đoàn lớn như FPT sẽ nắm vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp công nghệ số để từ đó tạo nên một cộng đồng, một hệ sinh thái AI tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các trường đại học để đầu tư vào nghiên cứu và đào tạo.
Trong cuộc CMCN 4.0, dữ liệu được xem là nguồn tài nguyên quý giá như dầu mỏ. Nếu "dầu thô" được khai thác, nó sẽ trở thành nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp công nghệ là phải giữ được nguồn tài nguyên dữ liệu này và tinh chế tại Việt Nam.
Do đó, ông Công Anh gợi ý các doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ AI vào việc tạo ra những "con bot" để thăm hỏi, từ đó đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Tổng đài 'ma' trên Google gây hại cho các nhãn hàng ở Việt Nam Dù liên tục báo cáo với Google, nhiều công ty vẫn bị tổn hại danh tiếng và uy tín vì các tổng đài "ma". Đại diện Tiki cho biết sàn thương mại này chỉ sử dụng 2 số hotline là 19006035 để chăm sóc khách hàng (CSKH) và 19006034 để hỗ trợ người bán. Thế nhưng khi tìm kiếm từ khóa "tổng đài...