Một nạn nhân vụ nổ bình khí nén ở Hà Nội tử vong
Vụ nổ bình khí nén ở Vĩnh Hưng, Hà Nội, khiến 3 người gặp nạn, phải đi cấp cứu. Nạn nhân bị thương nặng nhất đã tử vong trước khi đến viện.
Thông tin từ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), hơn 10h30 sáng nay, các bác sĩ tại đây tiếp nhận 2 nạn nhân vụ nổ bình khí nén ở Vĩnh Hưng.
Nạn nhân là anh L.V.H (31 tuổi) và anh N.V.T (40 tuổi). Trong số này, anh H. được xác định tử vong ngoại viện.
Trao đổi với VietNamNet ngày 7/11, bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết bệnh nhân H. được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, mạch 0, huyết áp 0, đồng tử giãn, toàn thân bỏng và có những mảng da bị lóc lột ở đùi bên trái, cẳng chân trái. Bệnh nhân cũng mất một phần chi thể.
Video đang HOT
Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ lập tức cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách bóp bóng, ép tim, đặt ống nội khí quản, sử dụng thuốc đặc trị. Sau 30 phút cấp cứu không có kết quả, điện tâm đồ là đường thẳng điện, thầy thuốc kết thúc quá trình cấp cứu, giải thích với gia đình…
Với bệnh nhân T. là giám đốc công ty nơi xảy ra vụ nổ, người này được đưa vào viện cùng khoảng thời gian trên nhưng bị nhẹ hơn. Theo các bác sĩ, bệnh nhân vào viện tỉnh táo hoàn toàn, đau đầu, hơi choáng, theo dõi bỏng độ 1-2 nửa mặt bên trái và cánh tay trái. Bệnh nhân đã được ê-kíp trực sơ cứu, chụp chiếu khảo sát tình trạng tổn thương.
“Đánh giá chung, tình trạng bệnh nhân T. ổn định, tiên lượng không quá nặng”, một bác sĩ khoa Cấp cứu cho biết.
Khoảng 10h sáng 7/11, tại Công ty TNHH Cơ điện lạnh Tùng Nga (số nhà 250 phố Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xảy ra vụ nổ bình nén khí. Thời điểm xảy ra sự cố có ít nhất 3 người đang làm việc.
Vụ nổ đã khiến 3 người gặp nạn, trong đó có anh H., anh T. trên đây (được đưa vào Bệnh viện Thanh Nhàn) và 1 nam thanh niên 26 tuổi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ nổ.
Hà Nội: Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu gieo cấy còn thấp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 5.676 máy làm đất, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 877 máy gặt đập liên hợp... Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Hà Nội hiện mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất đạt gần 100% diện tích, khâu thu hoạch đạt 90% diện tích còn khâu gieo, cấy tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vẫn thấp, mới chỉ đạt 2,55% diện tích.
Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất lao động theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã Đa Tốn (Gia Lâm). Ảnh: TTXVN
Theo các chuyên gia nông nghiệp, nguyên nhân khiến quá trình cơ giới hóa đồng bộ của Hà Nội gặp nhiều khó khăn là do yếu tố chủ quan và khách quan, chủ yếu là do nền nông nghiệp của Hà Nội có quy mô nhỏ, tính hợp tác, sản xuất hàng hóa chưa cao nên việc đầu tư cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn, nhất là các loại máy có công suất lớn.
Bên cạnh đó, chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị nông nghiệp trong nước mà chủ yếu là máy móc nhập ở nước ngoài nên giá bán cao, phụ tùng thay thế bắt buộc là chính hãng và phải chờ nhập khẩu nên nhiều hộ khó tiếp cận. Ngay cả những hộ mạnh dạn vay vốn vay quỹ khuyến nông để mua máy cũng chỉ chú trọng đến những loại dễ thực hiện, dễ thu hồi vốn như làm đất, gặt đập.
Ngoài ra, nhiều địa phương chưa đồng bộ các khâu sản xuất và sử dụng máy cấy không phù hợp với đồng đất. Đối với đồng ruộng lầy, thụt... phải sử dụng máy công suất lớn với khả năng vượt lầy nổi trội thì lại đưa các loại máy công suất nhỏ vào đồng ruộng nên không phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thiếu đồng bộ trong các khâu sản xuất như thủy lợi, thời vụ, giống, làm mạ... cũng làm ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội.
Mô hình mạ khay, cấy máy được huyện Phú Xuyên (Hà Nội) ứng dụng đầu tiên được nhiều địa phương tới tham quan, học tập. Năm 2012, huyện có hơn 100 ha lúa áp dụng mô hình mạ khay, cấy máy. Huyện đặt mục tiêu, đến năm 2014, 2015 có hơn 60% diện tích - tương đương khoảng 5.000 ha áp dụng mô hình và sẵn sàng hỗ trợ đầu tư hơn 450 máy cấy. Đến nay, diện tích áp dụng mạ khay, cấy máy của huyện mới đạt khoảng 10% diện tích gieo cấy. Mặc dù, huyện Phú Xuyên nằm trong nhóm các địa phương ứng dụng mô hình mạ khay, cấy máy cao nhất thành phố.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở huyện Phú Xuyên, mà nhiều địa phương khác của Hà Nội cũng tương tự như các huyện Đông Anh, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Oai, Hoài Đức... Theo ông Phạm Văn Hoạch, Trưởng phòng kinh tế huyện Ứng Hòa, 10 năm nay huyện đã đưa mạ khay, cấy máy vào đồng ruộng nhưng diện tích lúa áp dụng mô hình này tăng rất ít không như kỳ vọng và chỉ dừng lại ở một số hợp tác xã có kinh nghiệm, năng lực...
Theo kinh nghiệm của một hợp tác xã sản xuất lượng khay mạ lớn nhất huyện Phú Xuyên (mỗi vụ 15-17 vạn khay) và có 11 máy cấy công suất lớn, việc lựa chọn loại máy nào để phù hợp với đồng đất, quy mô tích tụ ruộng đất... có ý nghĩa quyết định đến thành công của mô hình.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đỗ Ban, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải (huyện Thạch Thất) cho rằng, hạ tầng kỹ thuật đồng ruộng như giao thông nội đồng, hệ thống tiêu, thoát nước... cũng như mức độ tập trung ruộng đất còn nhiều hạn chế nên chưa thể đưa máy móc lớn, hiện đại vào đồng ruộng. Do đó, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất cần thúc đẩy đầu tư cho hạ tầng sản xuất của các vùng chuyên canh, qua đó tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ...
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, để thúc đẩy tỷ lên cơ giới hóa trong nông nghiệp tăng cao, nhất là với khâu gieo cấy, trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chú trọng phát triển các mô hình ứng dụng mạ khay, cấy máy quy mô tập trung (trên 10ha/1 điểm) tại 7 xã của các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh với quy mô 270 ha. Những mô hình này sẽ giúp các địa phương đúc rút kinh nghiệm, có giải pháp ứng dụng phù hợp.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ có các cơ chế, chính sách đồng bộ đầu tư hơn nữa cho thủy lợi nội đồng; hỗ trợ mua máy cấy công suất cao; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp... phấn đấu trong thời gian tới, Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu cấy đạt từ 20 - 30%.
Vì sao Hà Nội chậm giải ngân vốn đầu tư công? Mặc dù đã hết quý 2/2022, nhưng theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, đến nay, toàn thành phố mới giải ngân được hơn 10.700 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 21,1% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, một số đơn vị của thành phố chưa giải ngân được đồng nào trong kế...