Một năm xung đột Ukraine: Các nhà ngoại giao Nga đối mặt với làn sóng trục xuất mới
Năm 2023 vừa mới bước sang tháng thứ 2, nhưng đã chứng kiến việc một loạt các quốc gia như Áo, Estonia, Latvia và Litva thông báo trục xuất nhiều nhà ngoại giao Nga.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại Moskva. Ảnh: TASS
Dẫn thông báo ngày 2/2 của Bộ Ngoại giao Áo, hãng tin Nova News đưa tin quốc gia này đã trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga vì có những hành vi không tuân thủ các thỏa thuận quốc tế. Tuy nhiên, thông báo của Bộ Ngoại giao Áo không đưa thêm thông tin chi tiết.
Bộ trên nêu rõ hai trong số bốn nhà ngoại giao được cho là những nhân vật không được hoan nghênh và đã được yêu cầu rời khỏi đất nước trước ngày 8/2. Hai người này đang làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Áo, trong khi hai người còn lại làm việc tại phái bộ tại Liên hợp quốc của Nga tại Vienna.
Trong khi đó, 3 nước Baltics là thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm Estonia, Latvia và Litva cho biết họ đã yêu cầu các đại sứ Nga ở những nước này rời khỏi sau khi Moskva tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Estonia.
Estonia, Latvia và Litva nằm trong nhóm các đồng minh NATO ủng hộ Đức cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard hỗ trợ Ukraine chống lại Nga.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đã thông báo với đặc phái viên Estonia, nhấn mạnh rằng nhà chức trách này phải rời khỏi nước Nga trong tháng tới. Cả hai nước sẽ có đại biện lâm thời tại thủ đô của nhau thay vì đại sứ.
Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu cho biết nước này đã đáp trả bằng việc yêu cầu đại sứ Nga rời đi trước ngày 7/2.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine khi Nga tiếp tục kế hoạch quân sự quy mô lớn và chúng tôi kêu gọi các quốc gia có cùng chí hướng khác tăng cường hỗ trợ cho Ukraine”, Ngoại trưởng Reinsalu nói.
Video đang HOT
Với tinh thần đoàn kết với Estonia, Latvia đã yêu cầu phái viên Nga tại nước họ rời đi trước ngày 27/ 2. Theo một bài đăng trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics cho biết Estonia và Latvia đều hạ cấp quan hệ ngoại giao với Nga ở cấp đại biện.
Trước đó, vào tháng 4/2022, Litva đã trục xuất đại sứ Nga và hạ cấp cơ quan đại diện ngoại giao sau khi Ukraine cáo buộc lực lượng Nga giết thường dân ở thị trấn Bucha.
Moskva cho biết quyết định trục xuất đại sứ Estonia là để đáp trả quyết định của nước này về việc giảm quy mô của đại sứ quán Nga ở Tallinn.
“Trong những năm gần đây, giới lãnh đạo Estonia đã cố tình phá hủy toàn bộ phạm vi quan hệ với Nga. Nung nấu thái độ thù địch đối với đất nước chúng tôi đã được Tallinn nâng lên thành chính sách của nước này. Estonia đã nhận những gì họ đáng phải nhận”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh.
Ngày 11/1, Estonia đã yêu cầu Nga cắt giảm số lượng các nhà ngoại giao tại đại sứ quán của họ ở Tallinn xuống còn 8 người, tương đương với số lượng các nhà ngoại giao của Estonia ở thủ đô Moskva.
Theo thống kê của hãng thông tấn TASS, tính từ ngày 24/2/2022 – ngày mà Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine – đến hết năm, tổng cộng 574 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi các quốc gia phương Tây và một số đồng minh của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Đây là vụ trục xuất lớn nhất từ trước đến nay đối với Nga. Năm 2018, chỉ có 123 nhà ngoại giao Nga được tuyên bố là nhân vật không được hoan nghênh sau vụ đầu độc điệp viên Skripal.
Trong số các nước, Bulgaria là quốc gia trục xuất số lượng nhà ngoại giao Nga lớn nhất, với 83 người. 45 nhà ngoại giao đã bị trục xuất khỏi Ba Lan, 40 người tại Đức, 35 người tại Slovakia, 35 người tại Pháp và 28 người tại Mỹ.
Tổng cộng, 29 quốc gia châu Âu, cũng như Mỹ và Nhật Bản đã có những bước đi không thân thiện đối với các nhà ngoại giao Nga. Ngoài ra, 19 nhân viên Nga đã bị trục xuất khỏi phái bộ Nga tại EU.
Nga nói Ukraine tấn công đường ống dẫn dầu tới EU, Kiev tiết lộ Bakhmut bị pháo kích 151 lần trong 24 giờ
Một tên lửa Ukraine đã tấn công gần một trạm bơm dầu nối với tuyến đường ống Druzhba (Hữu nghị) ở Vùng Bryansk của Nga.
Đường ống dẫn dầu Druzhba là một trong những đường ống dài nhất thế giới, kết nối các vùng phía đông của Nga với một số điểm ở châu Âu. Ảnh: RT
Theo thông báo của nhà điều hành vận chuyển dầu Transneft vào ngày 1/2, một quả tên lửa của Ukraine đã tấn công gần một trạm bơm dầu nối với tuyến đường ống Druzhba (Hữu nghị) ở Vùng Bryansk của Nga.
Công ty vận tải dầu Transneft cho biết cho biết cuộc tấn công không gây ra thiệt hại đáng kể và đường ống Druzhba vẫn đang hoạt động bình thường.
Phát biểu với hãng tin TASS, ông Igor Demin, phát ngôn viên của Transneft, cho hay quả tên lửa đã rơi xuống khu vực trạm bơm dầu Novozybkovo vào đêm ngày 31/1. Ông lưu ý rằng nỗ lực tấn công cuối cùng đã không gây ra bất kỳ thương vong hoặc cản trở nào đối với hoạt động của đường ống.
Theo báo cáo ban đầu của hãng thông tấn Mash, cuộc tấn công được thực hiện bằng tên lửa Tochka-U. Các công nhân Nga đã phát hiện một miệng hố tên lửa rộng 20 mét trên khu vực nhà ga, nơi đã bị mất điện do cuộc tấn công.
Ông Demin giải thích rằng trạm bơm dầu Novozybkovo chỉ được sử dụng tạm thời vào thời gian cao điểm trên đường ống Druzhba và được bật chế độ hoạt động lần gần đây nhất là vào năm 2022, chỉ trong vài giờ. Ông lưu ý rằng các công nhân của Transneft hiện đang sửa chữa những thiệt hại do cuộc tấn công gây ra và đường ống vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Đường ống dẫn dầu Druzhba là một trong những đường ống dài nhất thế giới, kết nối các vùng phía Đông của Nga với một số điểm ở châu Âu, bao gồm Ukraine, Belarus, Ba Lan và Đức.
Đoạn đường ống dường như đã bị lực lượng của Kiev nhắm mục tiêu hôm 31/1 nằm cách biên giới Nga - Ukraine khoảng 39km và dẫn thẳng vào Belarus, nơi nó chia thành hai ngả: một đi đến Đức, Ba Lan và một hướng đến Ukraine, Hungary, Slovakia, Áo và Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, Đức đã không nhận được bất kỳ lượng dầu nào kể từ đầu năm 2023 sau khi Berlin và Ba Lan đều cam kết ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga.
Theo Thống đốc Vùng Bryansk Aleksander Bogomaz, các lực lượng của Kiev cũng đã tiến hành một số cuộc tấn công bằng pháo nhằm vào các mục tiêu dân sự trên khắp khu vực này cùng ngày 31/1. Mặc dù không có thương vong nào được báo cáo, ông Bogomaz cho biết cuộc tấn công đã làm hư hại hơn chục tòa nhà dân cư, đài tưởng niệm Thế chiến II và một cửa hàng. Ông Bogomaz nói, các cuộc tấn công của Kiev cũng làm mất điện ở một số ngôi làng, nhưng các thiệt hại đã được các cơ quan tình trạng khẩn cấp giải quyết kịp thời.
Trong khi đó, theo đài ABC, Nga đang leo thang các cuộc tấn công vào các vị trí của Ukraine ở miền Đông nước này. Đặc biệt các lực lượng Ukraine và Nga vẫn đang giao tranh ác liệt trong và xung quanh điểm nóng Bakhmut.
Binh sĩ Ukraine diễn tập với xe tăng ở Kharkiv ngày 25/1/2023. Ảnh: Reuters
Hôm 31/1, quân đội Ukraine cho biết các vị trí của họ trong khu vực đó đã bị pháo kích 151 lần trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, tuyên bố của Nga rằng lực lượng của họ đã bao vây thành phố đã bị các quan chức Ukraine phủ nhận.
Mặc dù vậy, Nga cũng đã bắt đầu một cuộc tấn công bền vững hơn về phía Nam vào một thị trấn tiền tuyến khác có tên là Vuhledar - theo cả quan chức Ukraine và phương Tây.
Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy thị trấn này đã bị pháo binh Nga bắn dồn dập và giới chức phương Tây cho biết Nga đã đạt được "những bước tiến đáng kể" trong khu vực đó.
Họ cho rằng cuộc tấn công của Nga ở Vuhledar có thể là một nỗ lực nhằm buộc Ukraine phải di chuyển các nguồn lực ra khỏi trận chiến ở Bakhmut.
Các quan chức phương Tây nói với các nhà báo tại một cuộc họp báo hôm 30/1 rằng: "Đó là một môi trường tàn khốc giống như Chiến tranh thế giới thứ nhất", đồng thời cho biết thêm rằng cả hai bên đều đang chịu "thương vong thực sự nặng nề".
Xung đột ở Ukraine: Nga siết chặt vòng vây 'chảo lửa' Bakhmut, Kiev chuẩn bị đối phó khẩn cấp Quân đội Nga đang ở vị trí tấn công tuyến đường duy nhất mà Kiev có thể sử dụng để tiếp tế cho quân đội ở Artyomovsk (Bakhmut), cố vấn của người đứng đầu khu vực tuyên bố. Binh sĩ Ukraine ở Bakhmut, vùng Donetsk hôm 27/1. Ảnh: Reuters Theo đài RT (Nga), ông Yan Gagin - chuyên gia quân sự, cựu cố...