Một năm vụ MH370 mất tích: Bí ẩn lớn trong lịch sử hàng không thế giới
Ngày 8/3 cách đây đúng một năm, chuyến bay MH-370 của Malaysia Airlines đã biến mất bí ẩn khi bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn và đắt đỏ nhất lịch sử thế giới đã được tiến hành, song dấu vết của chiếc máy bay xấu số vẫn biệt tăm.
Sau một năm tìm kiếm vẫn chưa thể xác định được dấu vết chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH-370 (Ảnh: Malaysia Chronicle)
Vụ mất tích đầy bí ẩn
Đêm 7/3/2014, chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH-370 cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia với dự kiến sẽ tới thủ đô Băc Kinh của Trung Quốc vào 6h30 sáng ngày 8/3/2014 theo giờ địa phương (5h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Tuy nhiên, chỉ khoảng 2 tiếng sau khi khởi hành, vào 2h40 sáng 8/3/2014, chiếc máy bay đột ngột mất liên lạc với Trạm kiểm soát không lưu Subang tại vị trí 6 độ 56 phút Bắc và 103 độ 35 phút Đông thuộc vùng biển cách mũi Cà Mau của Việt Nam 120 hải lý (230 km) về phía Tây Nam.
Trên máy bay có 12 thành viên phi hành đoàn và 227 hành khách, gồm 153 người Trung Quốc, 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, 7 người Úc, 4 người Mỹ, 2 người Canada, 2 người New Zealand, 2 người Ukraine và một số người từ các nước khác.
Người thân của 239 nạn nhân xấu số trên chuyến bay bàng hoàng đón nhận thông tin. Thế giới cũng nín thở dõi theo từng thông tin được phát đi từng giờ, từng phút của chính phủ và hãng hàng không Malaysia.
Một chiến dịch tìm kiếm quốc tế quy mô lớn cũng đã được phát động ngay với sự vào cuộc tích cực của các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Indonesia và nước chủ nhà Malaysia. Tuy nhiên, không một tín hiệu khả quan nào được ghi nhận.
Trong thông báo đúng một tuần kể từ hôm xảy ra vụ mất tích, Thủ tướng Malaysia Najib Razak xác nhận chiếc máy bay MH-370 đã bay thêm ít nhất 7 giờ tính từ thời điểm mất tín hiệu với mặt đất. Nhiều khả năng phi hành đoàn hoặc một phi công dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ các vị trí radar đã cố tình chuyển hướng bay qua khu vực phía Bắc Malaysia về phía Ấn Độ Dương.
Nỗ lực tìm kiếm không mệt mỏi
Chính quãng thời gian bay nhiều giờ sau khi mất liên lạc đã khiến công tác khoanh vùng khu vực tìm kiếm MH-370 càng thêm khó khăn và mơ hồ. Việc tìm kiếm hầu như phải dựa vào hình ảnh được chụp từ vệ tinh do các quốc gia chia sẻ, mà vốn dĩ những hình ảnh này cũng không rõ ràng và chính xác.
Tuy nhiên, Malaysia và cộng đồng quốc tế vẫn không từ bỏ hy vọng tìm ra sự chân xác của vụ mất tích bí ẩn của chiếc Boeing 777-200 mang theo số phận của 239 con người cùng rất nhiều câu hỏi đi kèm.
Chính vì vậy, công tác tìm kiếm cứu nạn không chỉ được tiến hành ở Biển Đông quanh khu vực chiếc máy bay mất tín hiệu liên lạc mà còn được mở rộng tới phía Tây bờ biển Úc, nơi các chuyên gia phát hiện hàng loạt tín hiệu liên lạc giữa MH-370 với vệ tinh Inmarsat. Giới chuyên gia nghi ngờ có thể phi hành đoàn đã chuyển hướng bay về phía Ấn Độ Dương và giữ hướng bay này trong nhiều giờ trước khi bị rơi do cạn nhiên liệu hoặc do nguyên nhân khách quan tác động từ bên ngoài.
Video đang HOT
Nhưng lại một lần nữa, mọi hy vọng tìm kiếm chiếc máy bay cùng những mong mỏi về sự sống sót thần kỳ của những nạn nhân trên chuyến bay xấu số cứ nhen lên rồi lại bị dập tắt.
Người thân các nạn nhân và cả thế giới mòn mỏi ngóng tin về số phận chiếc máy bay xấu số (Ảnh: Mirror)
Hàng trăm tàu thuyền, tàu ngầm không người lái có thể tiếp cận các vách núi ngầm và vực sâu, cùng các trang thiết bị tối tân có thể tìm kiếm ở độ sâu 6.000 m dưới mặt biển đã được huy động nhưng đều vô hiệu. Mọi dấu vết của chiếc máy bay vẫn “bặt vô âm tín” và chưa bao giờ con người với những công nghệ hiện đại nhất thế kỷ 21 lại cảm thấy bất lực như vậy trước sự mênh mông của đại dương và sự trớ trêu của số phận.
Sau đó, công tác tìm kiếm được đổi hướng thêm một vài lần nữa mỗi khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi, nhất là khi các đội tìm kiếm phát hiện âm thanh giống tiếng “ping” được cho là phát ra từ hộp đen của máy bay MH-370. Dẫu vậy, vận may vẫn chưa mỉm cười với đội tìm kiếm cũng như người thân các nạn nhân. Thậm chí, nhiều người nghi ngờ có thể chiếc máy bay đã vô tình bị trúng đạn pháo tập trận và vì những lý do quân sự nhạy cảm, thông tin về số phận của MH-370 không được công bố.
Dẫu có nhiều nghi ngờ và giả thiết khác nhau, đến nay chiến dịch tìm kiếm MH-370 ở Ấn Độ Dương vẫn được tiến hành một cách liên tục và bền bỉ do Úc dẫn đầu. Hiện tại, khu vực tìm kiếm được khoanh vùng rộng 60.000 km2, cách bờ biển phía Tây Úc 1.600 km, với sự tham gia của 4 tàu sử dụng hệ thống định vị siêu âm chuyên nghiệp. Tính từ tháng 10/2014 đến nay, đã có hơn 26.000 km2 (chiếm 40% diện tích khu vực tìm kiếm) đã được khảo sát nhưng kết quả không khả quan hơn. Nhiều người thậm chí đã hoài nghi: “Liệu rằng công tác tìm kiếm có đang đi đúng hướng?”. Nhiều giả thuyết khác cũng đã được đưa ra nhưng phần lớn đều chưa được kiểm chứng.
Ngày 29/1/2015, Malaysia chính thức tuyên bố vụ mất tích MH-370 là một tai nạn và toàn bộ 239 con người trên chuyến bay đã thiệt mạng. Dẫu cho giờ đây không ai có thể đảo ngược được thực tế đau lòng về vụ mất tích bí ẩn và cũng không còn nhiều hy vọng về cơ may sống sót của những người trên máy bay, nhưng tuyên bố của Malaysia vẫn khiến hàng triệu người rơi lệ, hàng triệu con tim thắt nghẹn vì đau.
Công tác truy tìm MH-370 đã phải tạm ngừng từ đầu tháng 2 vừa qua do bão biển liên tục gây sóng cao có khi lên tới 16m (Ảnh: India Times)
Sự tuyệt vọng kéo dài cộng thêm thời tiết xấu ở Ấn Độ Dương trong những tháng đầu năm 2015 càng khiến cho cuộc tìm kiếm thêm bội phần khó khăn. Trong tuyên bố mới nhất hôm 5/3, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã đề nghị thu hẹp quy mô tìm kiếm máy bay MH-370. Phó Thủ tướng Úc Warren Truss cũng cho rằng việc tìm kiếm MH-370 không thể kéo dài mãi.
Theo thống kê, chiến dịch tìm kiếm máy bay MH-370 tiêu tốn nguồn lực tốn kém nhất trong lịch sử. Kể từ khi bắt đầu đến nay, Úc đã chi khoảng 93 triệu USD, đồng thời huy động nhiều tàu và trực thăng tham gia. Do tiêu tốn quá nhiều nguồn lực trong khi lại không có kết quả, nên chính phủ các nước đang cân nhắc khả năng giãn tần suất hoặc cho ngừng hẳn các hoạt động tìm kiếm. Phó Thủ tướng Úc Warren Truss xác nhận hiện nước này đang thảo luận với Malaysia và Trung Quốc về khả năng chấm dứt chiến dịch sau vài tuần nữa.
Tất nhiên, việc ngừng chiến dịch tìm kiếm MH-370 không có nghĩa mọi dấu hỏi xung quanh vụ mất tích bí ẩn sẽ được khép lại. Các nước liên quan và giới chuyên gia hàng không cam kết sẽ tìm tục tìm kiếm các giả thiết và giải pháp thỏa đáng để ngăn chặn các vụ việc tương tự tái diễn. Vụ máy bay MH-370 mất tích đã bộc lộ rõ lỗ hổng lớn của ngành hàng không thế giới trong việc theo dõi các chuyến bay đường dài và đây chính là lý do để Úc, Malaysia và Indonesia lên kế hoạch thử nghiệm hệ thống tầm soát mới cho phép tăng tần suất liên lạc giữa máy bay và mặt đất. Theo đó, khoảng cách giữa hai lần liên lạc được rút xuống còn 15 phút, thay vì 30 – 40 phút như trước đây.
Đức Vũ
Theo dantri
Một năm vụ MH370 mất tích: Bí ẩn lớn trong lịnh sử hàng không thế giới
Ngày 8/3 cách đây đúng một năm, chuyến bay MH-370 của Malaysia Airlines đã biến mất bí ẩn khi bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn và đắt đỏ nhất lịch sử thế giới đã được tiến hành, song dấu vết của chiếc máy bay xấu số vẫn biệt tăm.
Sau một năm tìm kiếm vẫn chưa thể xác định được dấu vết chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH-370 (Ảnh: Malaysia Chronicle)
Vụ mất tích đầy bí ẩn
Đêm 7/3/2014, chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH-370 cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia với dự kiến sẽ tới thủ đô Băc Kinh của Trung Quốc vào 6h30 sáng ngày 8/3/2014 theo giờ địa phương (5h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Tuy nhiên, chỉ khoảng 2 tiếng sau khi khởi hành, vào 2h40 sáng 8/3/2014, chiếc máy bay đột ngột mất liên lạc với Trạm kiểm soát không lưu Subang tại vị trí 6 độ 56 phút Bắc và 103 độ 35 phút Đông thuộc vùng biển cách mũi Cà Mau của Việt Nam 120 hải lý (230 km) về phía Tây Nam.
Trên máy bay có 12 thành viên phi hành đoàn và 227 hành khách, gồm 153 người Trung Quốc, 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, 7 người Úc, 4 người Mỹ, 2 người Canada, 2 người New Zealand, 2 người Ukraine và một số người từ các nước khác.
Người thân của 239 nạn nhân xấu số trên chuyến bay bàng hoàng đón nhận thông tin. Thế giới cũng nín thở dõi theo từng thông tin được phát đi từng giờ, từng phút của chính phủ và hãng hàng không Malaysia.
Một chiến dịch tìm kiếm quốc tế quy mô lớn cũng đã được phát động ngay với sự vào cuộc tích cực của các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Indonesia và nước chủ nhà Malaysia. Tuy nhiên, không một tín hiệu khả quan nào được ghi nhận.
Trong thông báo đúng một tuần kể từ hôm xảy ra vụ mất tích, Thủ tướng Malaysia Najib Razak xác nhận chiếc máy bay MH-370 đã bay thêm ít nhất 7 giờ tính từ thời điểm mất tín hiệu với mặt đất. Nhiều khả năng phi hành đoàn hoặc một phi công dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ các vị trí radar đã cố tình chuyển hướng bay qua khu vực phía Bắc Malaysia về phía Ấn Độ Dương.
Nỗ lực tìm kiếm không mệt mỏi
Chính quãng thời gian bay nhiều giờ sau khi mất liên lạc đã khiến công tác khoanh vùng khu vực tìm kiếm MH-370 càng thêm khó khăn và mơ hồ. Việc tìm kiếm hầu như phải dựa vào hình ảnh được chụp từ vệ tinh do các quốc gia chia sẻ, mà vốn dĩ những hình ảnh này cũng không rõ ràng và chính xác.
Tuy nhiên, Malaysia và cộng đồng quốc tế vẫn không từ bỏ hy vọng tìm ra sự chân xác của vụ mất tích bí ẩn của chiếc Boeing 777-200 mang theo số phận của 239 con người cùng rất nhiều câu hỏi đi kèm.
Chính vì vậy, công tác tìm kiếm cứu nạn không chỉ được tiến hành ở Biển Đông quanh khu vực chiếc máy bay mất tín hiệu liên lạc mà còn được mở rộng tới phía Tây bờ biển Úc, nơi các chuyên gia phát hiện hàng loạt tín hiệu liên lạc giữa MH-370 với vệ tinh Inmarsat. Giới chuyên gia nghi ngờ có thể phi hành đoàn đã chuyển hướng bay về phía Ấn Độ Dương và giữ hướng bay này trong nhiều giờ trước khi bị rơi do cạn nhiên liệu hoặc do nguyên nhân khách quan tác động từ bên ngoài.
Nhưng lại một lần nữa, mọi hy vọng tìm kiếm chiếc máy bay cùng những mong mỏi về sự sống sót thần kỳ của những nạn nhân trên chuyến bay xấu số cứ nhen lên rồi lại bị dập tắt.
Người thân các nạn nhân và cả thế giới mòn mỏi ngóng tin về số phận chiếc máy bay xấu số (Ảnh: Mirror)
Hàng trăm tàu thuyền, tàu ngầm không người lái có thể tiếp cận các vách núi ngầm và vực sâu, cùng các trang thiết bị tối tân có thể tìm kiếm ở độ sâu 6.000 m dưới mặt biển đã được huy động nhưng đều vô hiệu. Mọi dấu vết của chiếc máy bay vẫn "bặt vô âm tín" và chưa bao giờ con người với những công nghệ hiện đại nhất thế kỷ 21 lại cảm thấy bất lực như vậy trước sự mênh mông của đại dương và sự trớ trêu của số phận.
Sau đó, công tác tìm kiếm được đổi hướng thêm một vài lần nữa mỗi khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi, nhất là khi các đội tìm kiếm phát hiện âm thanh giống tiếng "ping" được cho là phát ra từ hộp đen của máy bay MH-370. Dẫu vậy, vận may vẫn chưa mỉm cười với đội tìm kiếm cũng như người thân các nạn nhân. Thậm chí, nhiều người nghi ngờ có thể chiếc máy bay đã vô tình bị trúng đạn pháo tập trận và vì những lý do quân sự nhạy cảm, thông tin về số phận của MH-370 không được công bố.
Dẫu có nhiều nghi ngờ và giả thiết khác nhau, đến nay chiến dịch tìm kiếm MH-370 ở Ấn Độ Dương vẫn được tiến hành một cách liên tục và bền bỉ do Úc dẫn đầu. Hiện tại, khu vực tìm kiếm được khoanh vùng rộng 60.000 km2, cách bờ biển phía Tây Úc 1.600 km, với sự tham gia của 4 tàu sử dụng hệ thống định vị siêu âm chuyên nghiệp. Tính từ tháng 10/2014 đến nay, đã có hơn 26.000 km2 (chiếm 40% diện tích khu vực tìm kiếm) đã được khảo sát nhưng kết quả không khả quan hơn. Nhiều người thậm chí đã hoài nghi: "Liệu rằng công tác tìm kiếm có đang đi đúng hướng?". Nhiều giả thuyết khác cũng đã được đưa ra nhưng phần lớn đều chưa được kiểm chứng.
Ngày 29/1/2015, Malaysia chính thức tuyên bố vụ mất tích MH-370 là một tai nạn và toàn bộ 239 con người trên chuyến bay đã thiệt mạng. Dẫu cho giờ đây không ai có thể đảo ngược được thực tế đau lòng về vụ mất tích bí ẩn và cũng không còn nhiều hy vọng về cơ may sống sót của những người trên máy bay, nhưng tuyên bố của Malaysia vẫn khiến hàng triệu người rơi lệ, hàng triệu con tim thắt nghẹn vì đau.
Công tác truy tìm MH-370 đã phải tạm ngừng từ đầu tháng 2 vừa qua do bão biển liên tục gây sóng cao có khi lên tới 16m (Ảnh: India Times)
Sự tuyệt vọng kéo dài cộng thêm thời tiết xấu ở Ấn Độ Dương trong những tháng đầu năm 2015 càng khiến cho cuộc tìm kiếm thêm bội phần khó khăn. Trong tuyên bố mới nhất hôm 5/3, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã đề nghị thu hẹp quy mô tìm kiếm máy bay MH-370. Phó Thủ tướng Úc Warren Truss cũng cho rằng việc tìm kiếm MH-370 không thể kéo dài mãi.
Theo thống kê, chiến dịch tìm kiếm máy bay MH-370 tiêu tốn nguồn lực tốn kém nhất trong lịch sử. Kể từ khi bắt đầu đến nay, Úc đã chi khoảng 93 triệu USD, đồng thời huy động nhiều tàu và trực thăng tham gia. Do tiêu tốn quá nhiều nguồn lực trong khi lại không có kết quả, nên chính phủ các nước đang cân nhắc khả năng giãn tần suất hoặc cho ngừng hẳn các hoạt động tìm kiếm. Phó Thủ tướng Úc Warren Truss xác nhận hiện nước này đang thảo luận với Malaysia và Trung Quốc về khả năng chấm dứt chiến dịch sau vài tuần nữa.
Tất nhiên, việc ngừng chiến dịch tìm kiếm MH-370 không có nghĩa mọi dấu hỏi xung quanh vụ mất tích bí ẩn sẽ được khép lại. Các nước liên quan và giới chuyên gia hàng không cam kết sẽ tìm tục tìm kiếm các giả thiết và giải pháp thỏa đáng để ngăn chặn các vụ việc tương tự tái diễn. Vụ máy bay MH-370 mất tích đã bộc lộ rõ lỗ hổng lớn của ngành hàng không thế giới trong việc theo dõi các chuyến bay đường dài và đây chính là lý do để Úc, Malaysia và Indonesia lên kế hoạch thử nghiệm hệ thống tầm soát mới cho phép tăng tần suất liên lạc giữa máy bay và mặt đất. Theo đó, khoảng cách giữa hai lần liên lạc được rút xuống còn 15 phút, thay vì 30 - 40 phút như trước đây.
Đức Vũ
Theo Dantri
Cuộc tìm kiếm MH370 vào giai đoạn marathon, Úc tổ chức gặp 3 bên Cuộc tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của Malaysia sẽ bước sang giai đoạn mới, dự kiến kéo dài 8-12 tháng. Trong khi đó, Úc sẽ chủ trì một cặp gặp 3 bên với Malaysia và Trung Quốc vào tuần tới để xác định cách thức tiến hành cuộc tìm kiếm sắp tới. Ông Hussein (trái) và ông Houston trong cuộc họp...