Một năm sống khỏe chỉ với… 500 đồng
“Chỉ cần đầu tư 500đ cho việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thì sẽ mang lại được 1 năm sống khỏe mạnh cho người Việt”, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nói về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bên lề cuộc gặp gỡ Hưởng ứng tuần lễ quốc gia không thuốc lá (25 – 31/5) và giới thiệu dự án luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, TS Lương Ngọc Khuê đã chia sẻ với báo giới xung quanh vấn đề này.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê. Ảnh: H.Hải
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về nội dung Dự thảo luật phòng chống tác hại thuốc lá đề xuất in cảnh báo tác hại của thuốc lá bằng hình ảnh chiếm tới 50% diện tích vỏ bao thuốc lá, trong khi nhiều nước trên thế giới, cảnh báo này đã được áp dụng từ rất lâu?
Các bạn thấy đó, cảnh báo tác hại của thuốc lá thời gian đầu chỉ ghi bằng chữ “hút thuốc lá có thể gây hại cho sức khỏe”, rồi tiến tới cảnh báo bằng dòng chữ to hơn “hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”, còn nay, trong dự thảo luật đã đưa vào phải in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm tới 50% diện tích vỏ bao như các nước đang thực hiện.
Theo tôi, để đạt được kết quả này, là quá trình vận động với các nhà sản xuất bởi họ còn phải duy trì hoạt động của nhà máy, công nhân, rồi những người trồng cây thuốc lá vùng nguyên liệu, rồi vỏ bao họ đã sản xuất một lần với số lượng lớn… Vì thế, trong việc đề xuất in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, chúng tôi phải hết sức kiên trì. Nhưng tôi cho rằng, cái quan trọng hàng đầu là làm sao để mỗi người dân tự hiểu được tác hại của thuốc lá để biết cách phòng tránh. Còn các giải pháp kia hết sức hữu hiệu, nhưng không thể thực hiện chỉ trong một vài ngày.
Video đang HOT
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả cảnh báo tác hại của thuốc lá bằng hình ảnh?
Việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chắc chắn tác động mạnh hơn tới người hút so với cảnh báo bằng chữ.
Những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh như thế này sẽ tác động mạnh hơn tới người hút thuốc.
Năm 2011, nghiên cứu về chi phí, hiệu quả của việc in cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh tại Việt Nam do Viện chiến lược và chính sách y tế thực hiện cho thấy, việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tại Việt Nam sẽ có chi phí cực thấp với hiệu quả cực cao. Chỉ cần đầu tư 500đ cho việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thì sẽ mang lại được 1 năm sống khỏe mạnh cho người Việt Nam.
Với những hình ảnh này, người tiêu dùng được biết chính xác về những hậu quả với sức khỏe từ sản phẩm mà họ dang sử dụng, tính gây nghiện và nguy cơ bệnh tật, tử vong từ việc sử dụng thuốc lá. Hơn nữa, cảnh báo bằng hình ảnh cũng giúp ngăn ngừa thanh thiếu niên hút thuốc. Bởi độ tuổi hút thuốc thanh thiếu niên Việt Nam rất trẻ (13 – 15 tuổi). Ở tuổi này, các em không ý thức được sự độc hại của thuốc lá, việc hút thuốc do bắt chước người lớn. Khi có hình ảnh cảnh báo, các em sẽ nhận thức tốt hơn về sự độc hại của thuốc.
Thưa ông, dù đã có quy định cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, nhưng rất nhiều vi phạm trong lĩnh vực này. Vậy việc giám sát thực thi các quy định này như thế nào? Trách nhiệm xử lý vi phạm thuộc về ai và đến nay, tỷ lệ sử phạt như thế nào?
Vi phạm quảng cáo thuốc lá thì rất nhiều nhưng con số bị xử phạt lại rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay. Trách nhiệm xử phạt thuốc các cơ quan công quyền của Việt Nam. Xử phạt có rất nhiều từ quản lý thị trường, thanh tra… Tuy nhiên, chúng ta chưa có được các chế tài, quy định rõ. Vì thế, nếu Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được thông qua thì các nghị định, thông tư tới chúng ta phải quy định thật rõ ràng về cơ quan xử phạt, trách nhiệm, quyền hạn, mức xử phạt cần phải làm nghiêm, đầy đủ, tổng thể các giải pháp.
Việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá ở Việt Nam đến nay thực hiện như thế nào, thưa ông?
Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới (gần 50% dân số). Kéo theo hậu quả là 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà, 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên nhưng lại phải ngửi khói thuốc tại nhà và 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên phải hít khói thuốc tại nơi làm việc. Vì vậy, việc xây dựng các môi trường không khói thuốc lá là rất quan trọng.
Tôi cho rằng, trong 10 năm qua, việc xây dựng môi trường không khói thuốc là có hiệu quả. Ví dụ theo báo cáo của Hội nông dân, trước đây tất cả các đám cưới đều có thuốc lá. Còn theo báo cáo của công đoàn tổng liên đoàn lao động việt nam, hiện nay hoàn toàn không có thuốc lá, không ai đi mời thuốc lá nữa. Trước, trên các phương tiện giao thông công cộng rất nhiều người hút thuốc lá, nay gần như không có. Trong công sở cũng vậy, trước kia thì chỗ nào cũng hút, nơi nào cũng hút, nay đã giảm hơn rất nhiều. Chúng ta có nhiều cơ sở không khói thuốc, như bệnh viện, trường học, công sở… không khói thuốc.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nhắn tin phòng chống tác hại thuốc lá
Ngày 15/5, lần đầu tiên tại Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động chiến dịch nhắn tin ủng hộ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, với mục đích "thức tỉnh" thanh niên về những tác hại khôn lường của thuốc lá.
Ở Việt Nam, có khoảng 24%(15,3 triệu) người trưởng thành hút thuốc ( 47,4% nam và 1,4% nữ). Gần một nửa só người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nơi làm việc, và 73,1% số người trưởng thành bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nhà. Môi năm ở Viêt Nam có khoảng 40 ngàn người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Ông Nguyễn Long Hải, Ủy viên thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên cho biết, qua chương trình, Đoàn kêu gọi các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh, thiếu niên tổ chức các hoạt động truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, nhắn tin ủng hộ việc Quốc hội thông qua Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Đưa tiêu chuẩn không hút thuốc lá vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đoàn viên, tổ chức cho đoàn viên ký cam kết như: Không hút thuốc lá đối với người chưa hút giảm dần và tiến tới không hút thuốc lá đối với người đang sử dụng Đám cưới của thanh niên không thuốc lá".
Chiến dịch nhắn tin ủng hộ Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc do Trung ương Đoàn TNCS HCM phối hợp với Chương trình Phòng Chống Tác hại Thuốc lá, Bộ Y tế (VINACOSH).
Sẽ có khoảng 200.000 tin nhắn được gửi tới các đối tượng là thanh niên, sinh viên trong thời gian 2 tuần. Những người nhận được tin nhắn sẽ được đề nghị soạn tin gửi 8088 hoặc click trên website http://www.vn0khoithuoc.com/ để ủng hộ cho việc thực thi môi trường không khói thuốc lá và việc ban hành Luật PCTH thuốc lá, bộ Luật sẽ được Quốc hội biểu quyết vào tháng 6.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thực hiện công ước Khung về kiểm soát thuốc lá Đây là chủề năm 2011ược Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn nhằm mụcích vậnng các quốc gia thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống tác hại thuố hiệu quả mà các quốc giaã cam kết khi tham gia Công ước. Sử dụng thuố là mt trong những nguyên nhây bệnh và tử vong hàngầu trên thế giới. Theoiều tra tình...