Một nắm lá tía tô tưởng vô dụng nhưng lại trị được hàng chục bệnh nguy hiểm, số 3 tuyệt vời nhất
Một nắm lá tía tô tưởng vô dụng nhưng lại trị được hàng chục bệnh nguy hiểm, số 3 tuyệt vời nhất
Tía tô là loại lá quen thuộc đối với người Việt. Lá tía tô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ điều trị ung thư…
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tía tô
- Năng lượng: 25 kcal
- Tinh bột: 3,5g
- Canxi: 170mg
- Sắt: 3,2mg
- Nước: 89g
- Chất xơ: 3,6g
- Photpho: 18,3mg
- Vitamin C: 13mg
- Và một vài dưỡng chất cần thiết khác
Ảnh minh họa
Công dụng chữa bệnh từ tía tô
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất từ tía tô được phát hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Thậm chí cành cây còn có tác dụng an thai.
Video đang HOT
1. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Hàm lượng Vitamin C cao trong tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh nguy hai khác.
Lá tía tô có chứa một lượng chất flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Đặc biệt, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.
3. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Lá tía tô có chứa rất nhiều chất chống oxy mạnh như vitamin C, Omega 3,.. Những chất này sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và các gốc tự do nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.
4. Ngăn ngừa các bệnh về dạ dày
Tác dụng của lá tía tô này được đánh giá rất cao và được nhiều người sử dụng để phòng chống các bệnh về dạ dày. Lá tía tô bao gồm flavonoid, axit caffeic, axit rosmarinic có thể ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, điều tiết dịch vị, trung hòa axit trong dạ dày tốt hơn. Bạn có thể kết hợp tía tô với các thực phẩm khác để nâng cao khả năng hồi phục của dạ dày.
5. Lá tía tô trị nám da
Nám da là tình trạng da bị đổi màu, kèm theo tàn nhang do sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố môi trường tác động đến cơ thể gây ra. Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể lượng vitamin A và C dồi dào, kèm theo các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, photpho sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nám da, giúp da khỏe mạnh như ban đầu, ổn định nội tiết tố của cơ thể.
6. Giúp hạ sốt, giảm cảm cúm hiệu quả
Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm. Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.
7. Điều trị hen suyễn, ho, khó thở
Các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho, khó thở đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải. Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.
Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được.
9. Ngăn ngừa bệnh tim
Việc sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.
Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.
Tác hại của lá tía tô nếu lạm dụng sai cách
Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng sai cách loại thảo mộc này sẽ khiến cho cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Bà bầu sử dụng lá tía tô với các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
- Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn.
- Lá tía tô không nên sử dụng với những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền. Bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Uống quá nhiều nước ép từ tía tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng cho bạn.
Đẹp da với lá tía tô
Một gương mặt sáng trắng sáng, mịn màng không tì vết là điều mà bất kỳ chị em nào cũng ao ước.
Có rất nhiều cách để giúp các nàng thực hiện mong muốn này, một trong số đó chính là sử dụng lá tía tô để làm đẹp da mặt.
Lá tía tô là loại thực vật rất phổ biến, giá thành cũng rất rẻ nhờ thế được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đến lá tía tô chứa rất nhiều loại vitamin A, C, B cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Canxi, sắt, phospho có nhiều tác dụng trong việc nuôi dưỡng da.
Lá tía tô cũng giúp bảo vệ làn da khỏi những đốm tàn nhang, thâm nám xấu xí, hỗ trợ phục hồi các vết thương và làm liền sẹo.
Thành phần Priseril có tác dụng tẩy tế bào chết, tái tạo làn da mới tươi sáng, mịn màng, dễ dàng hấp thu các dưỡng chất được bổ sung cho da. Bên cạnh đó, lá tía tô cũng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực trị mụn, ngăn chặn lão hóa rất tốt nên đây là loại nguyên liệu bạn không nên bỏ qua nếu muốn làm đẹp bằng phương pháp tự nhiên ngay tại nhà.
Rửa mặt bằng nước lá tía tô
Rửa mặt là bước đầu tiên trong chu trình chăm sóc da thường thường ngày, một làn da khỏe sẽ là bước đệm để hấp thu các bước dưỡng chất sau đó, đồng thời cũng góp phần lấy đi bụi bẩn, bã nhờn còn sót lại.
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị tầm 2 nắm lá tía tô đã được cắt bỏ những bỏ phần lá bị héo, vàng đi.Sau đó xay nhuyễn lấy phần lá, có thể dùng máy xay để lấy được lượng nước nguyên chất nhất.
Chắt lấy phần nước cốt ra chén sau đó pha với nước theo tỉ lệ 1: 1 có nghĩa là 1 phần nước lá tía tô và 1 phần nước lọc.
Sử dụng vào hai buổi sáng, chiều và dùng trong ngày, không nên để qua đêm rồi dùng lại.
Dùng nước lá tía tô xông mặt để trị nám, tàn nhang
Xông mặt bằng các hoạt chất thảo dược như bạc hà, lá tía tô là các phương pháp được áp dụng nhiều trong dân gian không chỉ có tác dụng giảm cảm, hạ nhiệt còn góp phần giúp trị nám và tàn nhang.
Cách thực hiện:
Bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu là 2 nắm lá tía tô đã được làm sạch kĩ kèm theo 1 quả chanh tươi cắt lát mỏng. Đun sôi khoảng 500ml nước, bỏ các nguyên liệu vào trong nồi và tiếp tục đun tầm 10 phút để ép tinh dầu từ lá tía tô và chanh hòa vào nước. Mở nhẹ nhàng một phần nắp đậy và nên để cách mặt từ 20 đến 25cm để tránh nhiệt làm bỏng da.
Nên xông khoảng tầm 10 đến 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm giúp lấy đi bụi bẩn, bã nhờn bên trong da được lấy đi.
Mỗi tuần chỉ nên thực hiện từ 1 đến 2 lần, không nên lạm dụng quá nhiều có thể khiến da dễ bị đỏ rát, bỏng da.
Mặt nạ lá tía tô mật ong làm sáng da, kháng viêm
Lá tía tô và mật ong đều là các nguyên liệu có tình chống oxy hóa cao, khi kết hợp cùng nhau có thể nâng cao hiệu quả làm sáng da, hỗ trợ làm dịu tình trạng da bị mẩn đỏ, kích ứng.
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn hãy rửa sạch khoảng 1 nắm lá tía tô, bỏ đi những phần héo úa và ngâm nước muối pha loãng tầm 5 đến 10 phút. Cho vào máy xay hoặc nghiền nhỏ, ở bước này nếu lượng nước quá nhiều bạn có thể bớt ra một ít và giữ lại hỗn hợp đã được làm mịn. Tiếp theo, bạn hãy cho 2 đến 3 thìa mật ong vào trong hỗn hợp và trộn đều cho đồng nhất lại với nhau.
Thoa hỗn hợp gồm lá tía tô kết hợp mật ong lên da và giữ từ 8 đến 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
Có thể thực hiện mỗi tuần từ 1 đến 2 lần xen kẽ với các phương pháp dưỡng da khoa học giúp tăng cường khả năng làm sáng da.
2 cách nấu lươn om chuối đậu miền Bắc Trung Bộ thơm lừng, hấp dẫn cực hao cơm Lươn om chuối đậu là món ăn đặc trưng truyền thống của người dân miền Bắc Trung Bộ. Theo đó thịt lươn được đánh giá cao bởi chất thịt ngọt dai mang đến nhiều giá trị sức khỏe. Món ăn dân dã, bình dị mang nét mộc mạc trong nếp sống của người dân Việt Nam. Vào những ngày chán ngán thịt cá...