Một năm không có kinh nguyệt
Em năm nay 28 tuổi, có kinh nguyệt lần đầu năm 13 tuổi. Từ đó đến nay kinh nguyệt không đều, khoảng 2,3 tháng có 1 lần, nhiều khi nửa năm đến 1 năm không có.
Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm, bác sĩ kết luận buồng trứng của em hoạt động kém, khó sinh con. Anh chị có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ. Em phải uống thuốc gì, chế độ ăn uống làm sao để buồng trứng hoạt động tốt hơn? Liệu em có bị vô sinh không?
(NLH)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Kinh nguyệt đều đặn mỗi 28 – 32 ngày là kết quả của hoạt động điều hòa của buồng trứng. Hàng tháng, nang noãn buồng trứng tự động phát triển và tạo ra rụng trứng ở giữa chu kỳ. Chu kỳ kinh không đều như chị có thể do 3 tình huống:
(1) Buồng trứng bị suy, không còn trứng nên không rụng trứng, không có kinh và không có con được. Trường hợp này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi, quanh thời kỳ mãn kinh hay xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng có phẫu thuật trên buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị do ung thư hay có thể do bất thường di truyền.
(2) Buồng trứng còn trứng nhưng thiếu sự kích thích của não bộ làm cho nang trứng không thể phát triển và rụng trứng làm cho không có kinh.
(3) Buồng trứng còn trứng, não bộ có kích thích đối với buồng trứng nhưng các cơ chế điều hòa hoạt động phát triển nang trứng và rụng trứng bị rối loạn nên kinh thưa hay vô kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán chị thuộc trường hợp nào trong 3 khả năng trên, chị cần đến BS chuyên khoa để được làm xét nghiệm nội tiết.
Tùy theo mục tiêu điều trị của chị là gì, loại thuốc sử dụng khác nhau.
- Nếu chị chỉ mong muốn có kinh đều, chị sẽ được BS cho sử dụng phối hợp nội tiết estrogen và progesterone hay progesterone đơn thuần để tạo ra vòng kinh nhân tạo đều đặn.
- Nếu chị mong muốn có con, chị thuộc trường hợp (2) và (3) thì sẽ được dùng thuốc KTBT để tạo ra sự phát triển nang noãn và gây phóng noãn ở buồng trứng. Nếu chị thuộc trường hợp (1), cách điều trị phù hợp là xin trứng của người khác để có con.
Thức ăn không có tác động rõ ràng trên đáp ứng buồng trứng.
Theo BS Vương Thị Ngọc Lan – Tuổi trẻ
Những nguy hiểm tiềm ẩn do chu kỳ kinh nguyệt không đều
Khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều, bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
Chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi, 5 tháng gần đây vấn đề kinh nguyệt của em không đều, tháng có tháng không, tháng ra nhiều, tháng ra ít. Ban đầu em nghĩ cũng là bình thường không sao. Tuy nhiên những ngày gần đây em thấy trong người mệt mỏi, uể oải, đau bụng... mãi không thấy kinh nguyệt. Em nghe các bạn em nói kinh nguyệt không đều sau này rất khó có con. Em muốn hỏi bác sĩ điều này có đúng không? Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Và em có nên đi khám không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Hương Giang)
Trả lời:
Hương Giang thân mến!
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Thường một chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, có 3 - 5 ngày hành kinh trong một chu kỳ.
Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều thường bao gồm các trường hợp: Llượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; Số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng; Trong thời gian hành kinh chị em bị đau bụng dưới dữ dội gây nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Kinh nguyệt không đều tiềm ẩn nhiều sức khỏe. Ảnh minh họa
Tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra nhiều nhất ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mà nguyên nhân chính là do: bị rối loạn hormone sinh dục, bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị stress, thay đổi về thể trọng (béo phì, gầy) hoặc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...
Đối với trường hợp tuổi dậy thì, tình trạng này cũng có thể diễn ra khiến chu kỳ kinh có lúc dài, lúc ngắn hoặc vô kinh. Điều này là do vòng kinh bé gái không có rụng trứng (sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định).
Kinh nguyệt không đều chính là dấu hiệu cảnh báo cho phụ nữ nhiều bệnh nguy hiểm như : hội chứng buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung... Đây là những bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới như: giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sảy thai,sinh non, băng huyết trong và sau khi sinh...
Khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều, bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, cần chú ý tới một số thói quen sinh hoạt như tăng cường vitamin, chất khoáng, hạn chế chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chú ý ổn định tinh thần, cân bằng cuộc sống...
Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng...
Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, đây một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.
Tình trạng kinh nguyệt của bạn không ổn định trong nhiều tháng, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược như vậy thì tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám cẩn thận và điều trị đúng bệnh.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo BS Hoa Hồng - Trí thức trẻ
3 sự cố gặp phải khi tiền mãn kinh Đi kèm với thời kỳ khủng hoảng sau tuổi 40 mang tên tiền mãn kinh là vô vàn rắc rối mà chị em phải đối mặt. 1. "Đã nghèo còn gặp cái eo" Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài từ 3-4 năm, dấu hiệu dễ thấy nhất của thời kỳ này là sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc...