Một năm biến mảnh đất 500m2 hoang sơ thành Farmstay xanh mướt của cặp vợ chồng ở Bình Dương với chi phí chỉ 10 triệu đồng
Một cặp vợ chồng đến từ Bình Dương đã dành hơn 1 năm để biến mảnh đất cao su cằn cỗi thành khu vườn xanh mướt chỉ với tổng chi phí hết 10 triệu đồng.
Trong diễn đàn “bỏ phố về rừng”, chủ đề “kinh phí và kinh nghiệm làm farmstay bao nhiêu tiền là hợp lý” đã nhận được rất nhiều chia sẻ, bàn luận từ nhiều thành viên. Có người chia sẻ rằng, họ phải mất tới 200 triệu đồng để trồng các loại cây ăn quả, làm hàng rào, thuê người. Có người chỉ mất 50 triệu đồng để “xanh hoá” mảnh đất.
Rất nhiều mức tài chính và kinh nghiệm làm vườn khác nhau. Con số này phụ thuộc vào nhu cầu và tiêu chí của những chủ đất.
Mới đây, một đôi vợ chồng đến từ Bình Dương chia sẻ, họ chỉ mất khoảng 10 triệu đồng để biến mảnh đất 500m2 trở thành farmstay nhỏ.
Mảnh đất trước đây trồng cao su, khô cằn.
Chủ nhân của farmstay đó là chị Phạm Mạnh, 32 tuổi, đến từ Bình Dương. Mảnh đất này chị được bố mẹ cho vào năm 2008, vốn là đất trồng cao su. Đến tháng 3-2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, chị và chồng quyết định lên ý tưởng “xanh hoá” mảnh đất này, biến nơi đây thành farmstay.
Bức ảnh chụp thời điểm đầu, vợ chồng chị Mạnh bắt đầu cải tạo mảnh đất.
“Để tiết kiệm chi phí, tôi lên ý tưởng còn giao cho chồng tôi nhiệm vụ bê đất, sắp đặt. Vì là đất trồng cao su bỏ hoang, nhiều gốc đã cắt. Đất cằn cỗi đến nỗi không mọc nổi. Để cải tạo đất, tôi lựa chỗ nào gần ống nước, tưới mỗi ngày 2 lần cho ẩm, rồi bắt đầu trồng rau cải, bầu và mướp. Còn một số gốc cao su không có tiền thuê người đào lên, tôi để tự nó phân huỷ. Để trang trí, tôi bê chậu hoa đặt lên, che gốc cây lại”, chị Mạnh kể.
Vì không có chi phí lớn, nên chị Mạnh lên kế hoạch tăng xin những vật dụng làm vườn cũ từ người thân. “Giàn bầu và mướp tôi xin lại của bà tôi. Tôi xin ngói tây của ba về quây lại. Sau đó, tôi mua ít một số vật dụng khác về ráp vô dần. Như cỏ, tui mua vài mét rồi ngắt nhỏ ra trồng. Mua gạch cũng vậy, lần mua 5m, lần mua 10m”.
Giàn bầu đã sai quả.
Về cây giống, chị Mạnh cũng chia ra nhỏ những lần mua, lựa chọn các loại cây có mức giá trung bình từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng. Chị mua đa dạng các loại cây như: 1 cây xoài cát hòa lộc, 1 cây cà na thái, 2 cây mận, 1 vú sữa lò rèn, 2 cây ổi, 8 cây mít thái, 2 cây me thái để trồng xen kẽ.
“Tôi xác định mua rải rác. Mỗi lần đi đâu, thấy cây đẹp, tôi lại mua, mang về ghép vào mảnh vườn nhà mình. Đối với hoa, tôi chọn trồng các cây dây leo như hoa tigon sát hàng rào. Ngoài ra, tôi trồng thêm hoa bằng lăng, tường vi. Tôi lên hội nhóm xin, mua hoặc trao đổi cùng với những người chung đam mê”.
Hoa bắt đầu nở trên mảnh đất khô cằn.
Video đang HOT
Khu trồng rau tự thiết kế.
Khu vườn 500m2 của chị sau này còn có sự tham gia chăm sóc của một số người thân khác trong gia đình.”Ban đầu thấy tôi làm, ba tôi nghĩ chắc không làm được vì đất cằn cỗi. Đến khi thấy vườn của tôi xanh dần, ba đã mua lưới B40 về làm rào xung quanh. Ba phụ giúp tôi làm vườn. Để làm giàn, ba tôi cưa tre về làm giúp. Muốn trồng hoa lan, ba tôi lại cưa cây vú sữa về ghép”.
Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 1 năm, vườn cây của chị Mạnh đã trở nên xanh tốt, đủ cung cấp rau phục vụ cho cả gia đình. Các cây ăn quả cũng đã cao tới hơn 3,5m. Điều chị Mạnh thích nhất, đó là khu vườn trở thành không gian chơi của những đứa trẻ.
Mỗi một góc vườn là sự chăm chút tỉ mẩn từ người thân trong gia đình chị Mạnh.
Thành quả có được ngày hôm nay là sự chăm chỉ lao động của gia đình chị Mạnh. Đúng như chị nói “lấy công làm lãi” để tiết kiệm khoản chi phí phát sinh.
Những đứa trẻ tận hưởng không gian xanh mát trong khu vườn.
“Vì khu vườn chúng tôi tự bỏ công sức ra làm, chăm sóc, không thuê ngoài. Hai vợ chồng cũng tích cực xin của người thân một số vật dụng không dùng về lắp ghép lại, nên cũng tiết kiệm được khá nhiều” – chị Mạnh chia sẻ. Chị cũng cho biết thêm, tổng chi phí để biến mảnh đất cao su 500m2 thành khu vườn xanh mát hết khoảng 10 triệu đồng.
Ông bố Phú Thọ làm vườn sân thượng theo bí quyết riêng, rau quả xanh tốt quanh năm
Ngôi nhà của vợ chồng anh Long luôn ngập tràn sắc xanh của những luống rau và cây ăn quả.
Tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt của Đại học Nông nghiệp I và có nhiều năm gắn bó với nông dân, đồng ruộng trước khi chuyển sang công tác tại Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, anh Hà Hữu Long (Việt Trì - Phú Thọ) luôn muốn "đem thiên nhiên, cây cối vào trong không gian sống của mình".
Ngôi nhà của vợ chồng anh ngập tràn sắc xanh của những luống rau và cây ăn quả. Với anh Long, trồng trọt ngoài là công việc, niềm đam mê thì anh còn mong muốn tạo ra những sản phẩm an toàn để đảm bảo bữa ăn cho gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Vì thế, toàn bộ rau củ trong vườn nhà anh đều được trồng theo phương pháp hữu cơ, từ dinh dưỡng cho cây trồng (phân bón) đến chế phẩm diệt trừ sâu hại đều do anh tự chế, sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn.
Khu vườn ngập sắc xanh của gia đình anh Long.
Theo anh Long, đối với làm vườn sân thượng, việc làm đất chu đáo phối hợp với cách làm chậu bán thủy canh có thể là những áp dụng hợp lý để cây trồng thích ứng với điều kiện bất thuận của sân thượng.
Từ kinh nghiệm làm vườn của mình, với hy vọng sẽ giúp được nhiều "nông dân sân thượng" trong xử lý đất trước khi trồng rau và trong thời gian chuyển vụ, anh Long chia sẻ, chúng ta có thể chuẩn bị đất thịt (Có thể là đất ruộng hoặc đất phù sa sông).
Chất mùn, bao gồm: Trấu hun (không khuyến khích dùng trấu tươi vì còn nhiều tinh bột và chất dinh dưỡng ở lớp vỏ, có thể tạo mầm bệnh khi trồng cây. Trấu tươi sinh ra rất nhiều con bọ mạt, gây khó chịu trong quá trình làm việc); bã nấm trồng trên giá thể là mùn cưa hoặc rơm rạ; mụn xơ dừa (bột dừa xay); rơm rạ nát băm nhỏ....
Theo anh Long, đối với làm vườn sân thượng, việc làm đất hết sức quan trọng.
Đối với phân cần chọn phân hữu cơ các loại: Phân giun quế, phân trâu bò, phân lợn, phân gà, phân chim cút, phân dê, các loại phân tự ủ.... Tất cả đều hoai mục. Bột đậu tương và chế phẩm Trichoderma.
Quá trình sơ chế đất cũng đòi hỏi sự cầu kỳ của người làm vườn, đất phù sa sau khi lấy về còn tồn tại ở dạng cục to. Vì vậy phải băm nhỏ đất ra thành những viên, hạt có kích thước 1x1cm là tốt nhất. Đất trồng rau tốt nhất là đất có kết cấu dạng viên hạt.
Sơ chế nhóm chất mùn: Cần ưu tiên thứ tự từng loại mùn để tạo thành hỗn hợp giá thể tốt nhất. Trấu hun. Bã nấm: Sau khi mang về rạch bịch nấm để lấy phần bã bên trong và loại bỏ vỏ túi nilon. Bã nấm ủ cùng với các loại phân chuồng và Trichoderma theo tỷ lệ 1:1 thời gian từ 1,5-3 tháng. Trong quá trình ủ thường xuyên kiểm tra và duy trì độ ẩm của đống ủ. Nếu thiếu nước cần phải tưới bổ sung ngay. Khi ủ trọn nơi cao ráo, thoát nước tốt và có phủ bạt nilon để tránh nước mưa. Tuy nhiên hầu hết việc trồng cây trên vườn sân thượng với nhà phố là thiếu không gian nên việc ủ này có thể thực hiện trong thùng xốp.
Không chỉ trồng rau phục vụ sinh hoạt hằng ngày, anh còn trồng được rất nhiều hoa quả.
Đối với mụn xơ dừa: Là bột dừa xay. Khi mua về cho vào bao tải sau đó ngâm trong nước sạch 1-3 ngày. Mỗi ngày thay nước 1 lần. Đây là quá trình xử lý chát chất Tanin trong mụn xơ dừa. Sau đó tiếp tục ngâm nước vôi từ 5-7 ngày để xả chát Lignin với lượng 5kg vôi tôi cho 200 lít nước sạch. Quá trình ngâm kết thúc chúng ta vớt lên rửa sạch lại bằng nước sạch cho hết vôi là được.
Rơm rạ mang về phơi khô, băm càng ngắn càng tốt, từ 1-2 cm. Cho vào bao tải rồi tưới Tricho, buộc lại để từ 7-10 ngày.
Các khu vực trồng được anh bố trí khoa học.
Phân chuồng các loại, theo anh Long, có thể dùng bất kỳ loại phân chuồng hoai mục nào có để tiến hành phối trộn giá thể trồng cây. Anh nhấn mạnh: "Quan điểm cá nhân của mình trùn quế là số 1. Trùn quế rất tốt vì nó cung cấp 1 lượng mùn có lẫn các axit amin tiết ra từ dịch của con giun quế. Thêm vào đó các cá thể giun cũng như trứng giun còn xót lại trong lượng mùn rất nhiều, khi bón vào đất các "Máy cày của nhà nông" đó tiếp tục cày, tiết dịch làm cho đất tơi xốp. Để duy trì hệ vi sinh vật đất cũng như giun quế trong đất nên đây chính là lý do mình không xử lý đất bằng vôi bột trong cả quá trình trồng cây mà thay bằng chế phẩm Trichoderma".
Phân bò: Dinh dưỡng không nhiều nhưng làm mát đất và xốp đất. Hạn chế của phân bò là nhiều cỏ dại.
Phân chim cút, phân gà: phải ủ kỹ và bón với lượng ít hơn các loại phân hữu cơ khác trong quá trình bón lót. Hạn chế là sinh ra nhiều mạt gà.
Sau khi chuẩn bị xong đất và phân theo yêu cầu, người nông dân có thể tiến hành trộn giá thể theo tỷ lệ Đất : Chất mùn : Phân hữu cơ theo tỷ lệ 5:3:2. Tất cả được trộn đều trước khi cho vào hộp xốp để trồng.
Ngoài ra hãy bổ xung thêm 0,2kg bột đậu tương cho lượng giá thể của 1 hộp xốp, trộn đều với nhau. Bột đậu tương rất tốt, nó đủ dinh dưỡng cho cây ăn dần trong 3 tháng sinh trưởng và giúp làm tơi xốp đất.
Sau khi cho vào thùng xốp tiến hành tưới ướt đẫm toàn bộ giá thể và bổ xung nước cho khoang chứa nước của hộp Earthbox. Hòa Trichoderma vào thùng ô doa theo lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất tưới ướt đẫm toàn bộ giá thể.
Cần đảo đều và duy trì độ ẩm của toàn bộ giá thể trong thời gian 1 tuần trước khi trồng cây. Sau 1 tuần kiểm tra thấy hỗn hợp giá thể trong thùng xốp không còn tỏa nhiệt (nóng) thì tiến hành trồng cây. "Nên tưới lại Trichoderma thêm 1 lần nữa trước khi trồng cây sẽ phòng các bệnh về rễ hiệu quả hơn" - anh cho biết.
Sau khi thu hoạch hết cây trồng vụ trước, anh tiến hành thu dọn toàn bộ tàn dư (thân lá, rễ...). Tùy loại cây trồng và mức độ nhiễm bệnh để ta có thể tận dụng ủ phân xanh. Xới đất, nhặt sạch rễ cây trồng vụ trước. Phơi đất 1 tuần, ngày đảo 1-2 lần. Bổ xung chất mùn, phân chuồng, bột đậu tương và hòa chế phẩm Trichoderma để tưới lên giá thể rồi sau đó mới trồng vụ mới.
Nhờ cách làm khoa học này mà nhiều năm nay gia đình anh Long có được nguồn rau sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà không sợ vấn đề an toàn thực phẩm.
Dành không ít thời gian cho việc nghiên cứu và chăm chút vườn sân thượng, anh Long cho rằng mỗi loại rau, loại cây ăn quả đều có đặc tính riêng. Vì thế, khi yêu cây, thích thú với việc chăm sóc khu vườn, chắc chắn ai cũng sẽ sở hữu một không gian xanh tốt, mát mắt cho gia đình mình.
Ngôi nhà quanh năm rực rỡ sắc hương hoa hồng và đủ loại cây ăn quả ở Hà Nội Giữa bộn bề cuộc sống, mỗi ngày chị Phượng đều cảm thấy bình yên khi trở về nhà, ngôi nhà ấm cúng với các loại hồng được trồng xung quanh vườn cùng đủ loại cây ăn trái. Chị Nguyễn Phượng sinh năm 1990. Gia đình chị có công ty riêng nhưng từ khi sinh bé thứ 2, hai vợ chồng quyết định giảm...