Một mình bê gạch, trộn vữa xây 9 tầng nhà trong 8 năm
Có một căn nhà thuộc quyền sở hữu của mình là mơ ước không của riêng ai. Nhưng với anh Trần Hữu Tiền (SN 1968) trú tại xóm Hạnh Phúc ( Phường Vạn Phúc, Hà Đông) thì ước mơ ấy còn to tát hơn nhiều.
Anh luôn muốn tự tay xây dựng cả căn nhà của mình. Hơn 8 năm, anh Tiền đã cùng vợ tự xây nên hai ngôi nhà, một ngôi 3 tầng và một ngôi 6 tầng. Để làm được điều phi thường ấy, anh cho biết, “chất liệu” xây dựng quan trọng nhất chính là lòng đam mê và sự kiên trì.
Tự xây nhà vì quá nghèo
Ngay từ khi còn nhỏ, niềm mơ ước duy nhất của anh Tiền là có thể theo nghề xây dựng. Tốt nghiệp phổ thông, anh quyết chí thi vào Khoa Xây dựng của trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội nhưng không đậu.
Cuộc sống nghèo khó đã không cho anh có cơ hội thi tuyển lần hai. Từ đó, chàng thanh niên mới lớn phải bắt đầu bươn chải, kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Năm 1998, anh kết duyên với người con gái cùng quê tên Thảo. Sau ngày cưới, chị Thảo làm công nhân nhà máy dệt còn anh Tiền thì trải qua đủ thứ nghề từ xe ôm đến thợ sửa chữa xe máy. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ vô cùng khó khăn, họ chẳng dám nghĩ đến chuyện xây nhà.
Thế rồi 2 đứa con lần lượt ra đời. Mơ ước về căn nhà tự bàn tay mình xây dựng càng trở nên “sôi sục” trong lòng anh Tiền. Nghĩ là làm, trong vòng 8 năm (2006 – 2014) anh đã tự tay xây dựng nên 2 căn nhà cho gia đình mình. Một căn nhà 3 tầng đã hoàn thiện từ năm 2007 và một căn nhà 6 tầng vừa kết thúc các công đoạn cuối cùng hồi cuối năm ngoái.
Anh tâm sự: “Tôi làm phần nhiều vì niềm đam mê. Tôi cũng thích như thế vì một mình tự quyết muốn làm sao thì làm, vừa chắc chắn, lại đảm bảo từ những tiểu tiết nhỏ nhất. Hai căn nhà này coi như là phần thưởng cho mình sau những năm tháng vất vả và cũng là kỉ niệm cho con cái sau này”.
Video đang HOT
Anh Tiền khi đang hoàn thành những bước cuối cùng của căn nhà.
Anh Tiền cho biết, cả hai căn nhà đều được anh khởi công xây dựng khi hai cậu con trai bắt đầu bước vào lớp một. Căn nhà thứ nhất (3 tầng), anh bắt tay xây dựng từ năm 2006, khi đó anh đang là thợ sửa chữa xe máy. Ban ngày anh đi làm, buổi tối về lại cật lực xây nhà. Hôm nào cũng vậy, làm đến 1-2h sáng là chuyện bình thường. Sau 1 năm, căn nhà 3 tầng của vợ chồng anh cũng hoàn thành. Như anh Tiền chia sẻ thì đó là căn nhà “học nghề” của anh, dù chưa được tinh tế nhưng nó đã ghi dấu ấn về quãng thời gian vất vả, vật lộn với cuộc sống. Chị Thảo cho hay: “Căn nhà 6 tầng, nhà tôi bắt đầu khởi công vào tháng 2 năm 2009, lúc đó, con trai thứ 2 của tôi cũng mới vào lớp 1. Ngôi nhà mới hoàn thiện vào trước Tết Nguyên Đán vừa rồi”.
Hồi tưởng về quá trình xây nhà, những khó khăn vất vả như hiện về trong anh Tiền. Anh cho biết, bất kể mưa nắng, mỗi ngày anh đều làm từ 14-15 giờ đồng hồ cho kịp tiến độ. Những ngày nắng thì làm việc bên ngoài còn ngày mưa thì thực hiện các công đoạn trong nhà. “Tôi tính, cả căn nhà 6 tầng này của mình, nếu thuê công thợ thì phải lên tới 1.600 công. Đó là chưa kể đến các khâu hoàn thiện khác nữa. Khi có một mình làm thì cái gì cũng khó, cũng khổ. Mình lại phải cố gắng hơn gấp nhiều lần. Nhưng đã làm vì đam mê, cũng là vì các con thì có khổ mấy tôi cũng nhất quyết làm được”, anh Tiền chia sẻ.
Căn nhà 6 tầng tự tay xây dựng của anh Tiền.
Cả căn nhà 6 tầng, 1 tổ thợ làm còn vất vả, vậy mà người đàn ông này đã tự mình làm tất cả, từ việc bê từng viên gạch, vác từng bao cát, bắc giàn giáo cho đến hệ thống điện nước, đóng trần… Duy chỉ có việc đổ móng, đổ trần thì thuê máy trộn. Anh kể, khi mang sắt lên trên một mình rất cực. Sắt nặng, có những khi xước tay, đau nhức nhưng cũng không dám buông vì nếu buông xuống thì tỉ lệ rơi trúng người phía dưới là rất lớn. Những lúc như thế, anh chỉ biết cắn răng chịu đựng mà lôi lên cho bằng được. Trong hai năm đầu tiên, anh Tiền tự “khoán” cho mình rằng, 2 tháng phải xây xong 1 tầng còn lại là thời gian trang bị những đồ dùng cần thiết cho căn nhà như điện, nước… Nhìn chung, khối lượng công việc đặt ra khá cao. Để có thể kịp tiến độ, ngoài giờ làm chị Thảo cũng vào phụ giúp chồng.
Thiết kế nhà 6 tầng bằng… tính nhẩm
Chứng kiến việc làm phi thường của anh Tiền, nhiều người không khỏi tò mò và kinh ngạc. Ai đó còn đoán rằng, xây xong hai căn nhà này chắc anh không còn dám nghĩ tới việc động vào xi măng sắt thép nữa. Nhưng anh Tiền vẫn quả quyết: “Tôi không thấy sợ gì cả. Nếu còn đất, tôi vẫn tiếp tục xây nữa”. Hỏi vì sao lại có niềm đam mê xây nhà đến vậy, anh Tiền bảo: “Tôi xây nhà là vì đam mê, hơn nữa cũng là vì tương lai của con cái. Đời vợ chồng tôi đã nghèo rồi nên tôi mong muốn hai đứa con sẽ có cuộc sống tốt hơn”. Hiện tại, cả 2 căn nhà xây được, ngoài phần sinh hoạt của gia đình, anh Tiền còn cho người khác thuê để có thêm thu nhập.
Thiết kế bếp tặng vợ Trong câu chuyện của mình, anh Tiền luôn nhắc đến vợ. Với anh, vợ mình chính là người có công rất lớn trong việc hoàn thành hai ngôi nhà tầng này. Vì vậy mà anh đã thiết kế riêng một căn bếp tặng vợ. Ở đó, tất cả những vật dụng cần thiết đều được anh tính toán kĩ lưỡng. Dẫn chúng tôi đi thăm quan căn nhà, chị Thảo không giấu được tự hào khi chỉ về căn bếp của mình. Chị chia sẻ: “Tôi chưa thấy ai tỉ mỉ như chồng mình, ngay cả những thứ nhỏ nhất anh đều tính toán kỹ lưỡng để khi ở trong căn bếp của mình, tôi không phải vất vả. Những cái như công tắc điện để đâu là hợp lí, chỗ rửa bát như thế nào là tiện lợi… đều được anh tính toán gọn gàng đâu vào đấy.”
Để xây được hai căn nhà tầng khang trang như hiện với bao công việc nặng nhọc, vất vả, anh Tiền cũng có bí quyết của riêng mình. Anh chia sẻ: “Bản thân tôi biết sức khỏe của mình như thế nào. Tôi tự điều chỉnh được khối lượng công việc mà mình phải làm. Chẳng hạn, hôm nào thấy mệt quá thì tôi chỉ làm những việc nhẹ nhàng. Đến khi khỏe hơn mới tiếp tục làm những việc nặng. Nếu biết phân bổ công việc hợp lí thì mình sẽ không bị choáng ngợp và nản chí. Có xây vài căn nhà nữa thì tôi cũng xây được”.
Có lẽ cũng chính vì sự tính toán khoa học đó mà trong suốt quá trình xây dựng căn nhà 6 tầng, anh chưa từng ốm đến mức phải nghỉ làm cả ngày bao giờ. Mệt lắm thì cũng chỉ nghỉ nửa ngày rồi lại làm tiếp.
Một điều ngạc nhiên nữa là khi xây cả 2 căn nhà, anh Tiền không hề cần đến một bản thiết kế bằng giấy nào. Tất cả đã được người đàn ông này “vẽ” tỉ mỉ trong đầu. Anh làm chỗ nào xong luôn chỗ ấy, chưa bao giờ phải đập, phá đi để xây lại. Anh cho biết, ngay cả việc khó khăn nhất là tính toán các bậc cầu thang, anh cũng đã làm được thì không còn việc gì có thể làm khó được anh nữa.
“Căn nhà thứ nhất tôi làm, mặc dù chưa được tinh xảo nhưng tôi vẫn cho rằng đây chính là bước đệm vững chắc nhất giúp tôi hoàn thành căn nhà 6 tầng hiện nay. Những ngày đầu tiên làm trát vữa tường, vì chưa biết làm như thế nào nên vữa rơi lã chã. Nhưng mà giờ cho tôi trát thì để rơi bằng lòng bàn tay cũng là khó”, anh Tiền hào hứng kể về công việc của mình.
Rất nhiều người biết đến câu chuyện của anh Tiền đều tỏ lòng ngưỡng mộ về sự kiên trì và lòng đam mê. Người đàn ông phi thường này cũng cho hay, đây chính là “chất liệu” xây dựng quan trọng nhất của mình. Anh tâm sự: “Làm việc gì cũng vậy, phải có đam mê và kiên trì thì mới thành công được. Nếu không yêu thích công việc mình làm thì sẽ không có hứng thú, không tích cực sáng tạo được. Còn chưa làm đã sợ mình không làm được thì cũng sẽ luôn “giậm chân tại chỗ”". Câu chuyện xây nhà của anh Trần Hữu Tiền thực sự minh chứng sống về những con người “có công mài sắt có ngày nên kim”, là nguồn sức mạnh cổ vũ cho không ít người đã và đang có ước mơ, có đam mê nhưng chưa dám thực hiện.
Theo Kim Tiến (Gia đình & Xã hội)
Làng lụa Vạn Phúc nhận kỷ lục Việt Nam
Ngôi làng có tuổi nghề 1.000 năm này đã được công nhận là 'Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay'.
Tối 13/3, lễ đón nhận quyết định công nhận kỷ lục Việt Nam "Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay" đã diễn ra tại đình làng Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao quyết định này theo giấy xác lập kỷ lục chính thức từ ngày 14/2/2014.
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng với tuổi nghề hơn 1.000 năm, sự mượt mà, hoa văn, mẫu mã phong phú. Thuở trước, loại lụa này được chọn để may quốc phục cho các vua nhà Nguyễn. Trong hội chợ tại Paris (năm 1932), lụa Vạn Phúc được người Pháp đánh giá là Đệ nhất tinh xảo của vùng Đông Dương.
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng với chất vải mềm mại, hoa văn phong phú, nhiều màu sắc và tuổi nghề hàng nghìn năm. Ảnh: Cổng thông tin quận Hà Đông.
Từ năm 1958, lụa Vạn Phúc được xuất sang các nước Đông Âu rồi nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam. Hằng năm làng lụa này sản xuất được trên 2 triệu mét vải Vân, Sa, Quế, Lụa... Sản phẩm được bày bán tập trung tại 150 quầy hàng thuộc 3 dãy phố phường Vạn Phúc, Hà Đông. Hàng chục vạn ngàn lượt khách trong và ngoài nước, mỗi năm đã đến tham quan, mua sắm tại làng nghề cổ truyền này.
Năm 2011, lụa Vạn Phúc được phong tặng " thương hiệu vàng Thăng Long". Tháng 11/2013, làng nghề lụa Vạn Phúc cũng có tên trong danh sách 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội cần được bảo tồn.
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kỵ húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái thú Giao Chỉ, từng sống ở đây đã dạy dân cách làm ăn, truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Chùm ảnh: Hiện trường vụ cháy lớn ở Công ty CP Len Hà Đông Sau gần 2 giờ đồng hồ chìm trong biển lửa, hàng ngàn m2 nhà xưởng, kho hàng của Công ty CP Len Hà Đông (đường Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Hàng ngàn m2 nhà xưởng bị thiêu rụi hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn Trao đổi với Thanh Niên Online tại hiện...