Một loạt quỹ ngoại “tranh thủ” sang tay cổ phiếu MWG
Tạm tính theo thị giá cổ phiếu MWG ngày 9/4, tổng giá trị các giao dịch “trao tay” giữa các quỹ ngoại có thể lên đến gần 140 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), hàng loạt quỹ ngoại trên thị trường như Pyn Elite Fund, nhóm Dragon Capital, Ntasian Emerging Leaders Master Fund đã “tranh thủ” chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) sang cho các quỹ ngoại khác trong ngày 9/4.
Trong đó, Pyn Elite Fund (Non-Ucits) đã “sang tay” hơn 1,36 triệu cổ phiếu MWG cho nhiều quỹ ngoại khác gồm FP Brunel Pension Partnership ACS – FP Brunel Emerging Markets Equity Fund, Stichting Depositary Apg Emerging Markets Equity Pool, State Teachers Retirement System of Ohio, Genesis Emerging Markets Fund Limited, National Pension Service, Essor Emergent, Goldman Sachs Profit Sharing Master Trust, Genesis Emerging Markets Business Trust và Buma-Universal-Fonds I.
Cũng trong ngày 9/4, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý đã chuyển nhượng tổng cộng 250.000 cổ phiếu MWG cho hai quỹ ngoại là Polen Capital Management LLC (20.000 cổ phiếu) và Cavendish Asset Management Limited (230.000 cổ phiếu). Quỹ ngoại Ntasian Emerging Leaders Master Fund cũng chuyển nhượng 300.000 cổ phiếu MWG cho Optis Global Opportunities Fund Ltd.
Như vậy, chỉ riêng trong ngày 9/4 đã có 1,91 triệu cổ phiếu MWG được chuyển nhượng giữa các quỹ ngoại với tổng giá trị giao dịch có thể lên đến gần 140 tỷ đồng (tạm tính theo thị giá cổ phiếu MWG kết thúc ngày hiện lực chuyển quyền).
Trên thị trường, cổ phiếu MWG đang trong nhịp hồi phục khá tích cực từ đầu tháng 4. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức, ghi nhận mức tăng hơn 22% từ đáy. Tạm tính tại mức thị giá này, vốn hóa thị trường của MWG vào khoảng 34.280 tỷ đồng.
Trong 2 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.541 tỷ, tăng 18% và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019.
THANH HÀ
Video đang HOT
Quỹ đầu tư "đi chợ" mùa dịch: Bán mạnh mẽ, mua rụt rè
Dù lực mua đã dần quay trở lại trong nửa sau của tháng 3/2020, nhưng việc mua cổ phiếu "lẻ tẻ" của các quỹ đầu tư hoàn toàn lép vế trước sức bán ra, nhất là từ quỹ ngoại PYN Elite Fund.
Khối ngoại bán ròng 331 triệu USD trong tháng 3, tạo áp lực không nhỏ tới tâm lý đầu tư trong nước.
Sức bán mạnh mẽ
Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam không là ngoại lệ.
Trải qua giai đoạn nhiều giông bão, dễ nhận thấy ngay cả các quỹ đầu tư lớn cũng khó trụ vững trước biến động thị trường khi hiệu suất đầu tư liên tục ở mức âm trong 3 tháng đầu năm 2020.
Trong giai đoạn này, các quỹ đầu tư chủ yếu thực hiện việc bán ra các cổ phiếu để cắt lỗ, chuyển dịch tỷ trọng phân bổ tài sản.
Trong đó, sức bán mạnh nhất, hoàn toàn áp đảo các quỹ còn lại trên thị trường thuộc về PYN Elite - quỹ đầu tư từng có những tuyên bố hùng hồn nhất về sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như kế hoạch mua vào cổ phiếu Việt Nam.
Mới đây, quỹ này lần lượt bán ra 500.000 cổ phiếu và 20 triệu cổ phiếu HUT của Công ty cổ phần Tasco, giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,83% xuống 2,39%.
PYN Elite cũng đã bán 532.062 cổ phiếu DIC của Công ty cổ phần ầu tư và Thương mại DIC, qua đó không còn là cổ đông lớn, chỉ còn nắm giữ 532.062 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,04%.
Ngoài ra, PYN Elite bán 2 triệu cổ phiếu SVC của Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 8,23% xuống 0,22%; bán 1,4 triệu cổ phiếu CII và 1 triệu cổ phiếu VNE.
Tổng cộng, trong mùa dịch Covid-19, PYN Elite đã bán ròng hơn 27 triệu cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khi tuyên bố "tất tay" trên thị trường vào cuối tháng 2/2020 với nhận định cổ phiếu Việt Nam đang được định giá rất rẻ, tới cuối tháng 3/2020, ông Petri Deryng, người sáng lập PYN Fund Management, nhà quản lý quỹ PYN Elite tiếp tục nhấn mạnh, cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đã rẻ tới mức khó làm ngơ, bởi đã giảm 43% trong hơn 2 năm qua!
"Tôi không thể tưởng tượng được việc chỉ số VN-Index sẽ giảm thêm 10 - 15% nữa so với mức 690 điểm hiện tại", ông Petri Deryng nói.
Theo nhà quản lý quỹ này, lượng tiền mặt gia tăng của Quỹ trong thời gian qua sẽ được dùng để mua vào các cổ phiếu đang có mức giá hấp dẫn.
Một tổ chức đầu tư lớn khác cũng tập trung bán ra trong mùa dịch là Dragon Capital, tổng cộng khoảng 11,8 triệu cổ phiếu. Theo đó, các quỹ thuộc Dragon Capital đã xả hàng cổ phiếu BWE, FRT, DIG, SJS...
Diễn biến đáng chú ý nhất là 3 quỹ thuộc nhóm Dragon Capital thoái sạch vốn tại Công ty cổ phần ầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông à (SJS): Wareham Group Limited và Venner Group Limited lần lượt bán ra toàn bộ gần 4 triệu cổ phiếu và 983.882 cổ phiếu SJS; Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) - quỹ có quy mô lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bán hơn 2 triệu cổ phiếu SJS.
Một quỹ khác thuộc Dragon Capital là Wareham Group Limited bán toàn bộ gần 4 triệu cổ phiếu CSV của Công ty cổ phần Hoá chất cơ bản miền Nam vào đầu tháng 3.
Tại châu Á, Hàn Quốc là tâm điểm thứ hai của dịch bệnh sau Trung Quốc và nền kinh tế chịu tác động tiêu cực.
Trong bối cảnh này, nhóm quỹ KIM Hàn Quốc (Korea Investment Management) cũng nhanh chóng thoái một số khoản đầu tư. Trong đó, quỹ này bán ra 2 mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành xây dựng và bất động sản là HBC và DXG.
Cụ thể, Quỹ KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund bán ra toàn bộ 607.000 cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình.
Sau đó 1 ngày, KIM Vietnam Growth Equity Fund bán ra 2 triệu cổ phiếu DXG của Tập đoàn ất Xanh. Sau giao dịch, nhóm quỹ KIM không còn nằm trong danh sách cổ đông lớn của DXG khi tỷ lệ nắm giữ giảm còn 4,85%.
Các quỹ Lotus Capital, Tundra Fonder AB, VinaCapital, AFC Vietnam Fund, America LLC, Composite Capital Master Fund LP đều có động thái bán ròng trong 3 tháng đầu năm.
Lực mua rụt rè
Một số quỹ đầu tư có động thái mua vào, nhưng đa số thương vụ có số lượng nhỏ. Cụ thể, Quỹ PENM IV Germany GMBH & Co.KG và ETF SSIAM VNFIN LEAD Fund lần lượt mua vào 100.000 cổ phiếu AST và 79.520 cổ phiếu SSI.
Quỹ ngoại America LLC liên tục mua vào - bán ra với số lượng nhỏ từ đầu năm tới nay. Trong đó, Quỹ mua vào tổng cộng 85.200 cổ phiếu HAH, nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,06%, tương đương hơn 3,4 triệu cổ phiếu; mua 4.540 cổ phiếu BMC, 19.440 cổ phiếu C32 và 400 cổ phiếu WCS...
Quỹ F&N Dairy Investment mua vào gần 6 triệu cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), nâng tỷ lệ sở hữu lên 17,65%.
Cùng với Platinum Victory Pte.Ltd, F&N Dairy Investments là quỹ ngoại kiên trì đăng ký mua cổ phiếu VNM trong vài năm trở lại đây, nhưng phần lớn đều không thực hiện thành công. Lần gần nhất, quỹ ngoại này đạt được tâm nguyện là vào đầu tháng 4 này khi mua hơn 0,66 triệu cổ phiếu và xa hơn là vào cuối tháng 2, khi mua được gần 6 triệu.
Dự báo, VN-Index giằng co và phục hồi
Theo Công ty Chứng khoán BSC, bên cạnh sự hoảng loạn của nhà đầu tư trong nước, lực bán ròng của khối ngoại cũng tạo áp lực lớn lên thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Cụ thể, khối ngoại bán ròng 331 triệu USD trong tháng 3, nâng tổng giá trị bán ròng quý I/2020 lên 376 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài có chuỗi bán ròng 33 phiên liên tiếp, ảnh hưởng đáng kể lên diễn biến thị trường.
Tuy nhiên, giá trị bán ròng của khối ngoại có dấu hiệu giảm vào cuối tháng 3 và dự kiến sẽ giảm dần vào tháng 4 do áp lực cơ cấu danh mục không còn nhiều.
Cùng với đó, có 22 công ty niêm yết đăng ký mua cổ phiếu quỹ, với giá trị đăng ký hơn 154 triệu USD tính theo thị giá cuối tháng 3.
Nhận định về thị trường chứng khoán quý II, BSC cho rằng, thị trường sẽ có xu hướng giằng co và hồi phục, VN-Index dao động trong vùng 600 - 800 điểm, trong đó chỉ số hồi phục từ nửa cuối tháng 4.
Diễn biến dịch bệnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng như các chính sách hỗ trợ kinh tế quyết định cao độ và trường độ của đợt hồi phục.
Trong kịch bản xấu, VN-Index có thể tiếp tục dò đáy trong vùng tích lũy 535 - 635 điểm, vốn kéo dài từ 2014 - 2016, nếu diễn biến dịch bệnh tiêu cực và áp lực thoái vốn từ khối ngoại tiếp diễn.
Ba phiên đầu tháng 4, thị trường chứng khoán phục hồi, VN-Index đóng cửa phiên 6/4 tại 736,7 điểm, tăng tổng cộng 74,2 điểm ( 11,2%), khi thị trường đón nhận một số thông tin hỗ trợ mạnh như hướng mới trong điều trị Covid-19 (thuốc thử nghiệm hrsACE2). Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, VN-Index dao động trong vùng 950 - 990 điểm (tháng 12/2019 - tháng 1/2020).
Lam Phong
Pyn Elite Fund và nhóm quỹ Dragon Capital bán ra lượng lớn cổ phiếu Thế giới di động MWG là khoản đầu tư lớn của Pyn Elite Fund và Dragon Capital trong nhiều năm qua. Hiện tại, MWG đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục VEIL, trong khi nằm trong top 4 của Pyn Elite Fund. Theo tin từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), vào ngày 9/4 vừa qua, Pyn Elite Fund đã chuyển nhượng...