Một loạt nước mua sắm tàu ngầm trong 5 năm qua
Báo cáo mới về xu hướng chuyển giao vũ khí toàn cầu nhận định thị trường xuất khẩu tàu ngầm đang lớn dần, cạnh tranh cao độ, với sự tham gia của nhà xuất khẩu mới là Nhật Bản.
Các tàu ngầm, tàu quân sự tại quân cảng Cam Ranh. Ảnh: N.X
Theo báo cáo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm phát hôm nay, trong giai đoạn 2006 – 2015, thị trường xuất khẩu tàu ngầm lớn dần, mang tính cạnh tranh cao, bị Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Hàn Quốc và Thụy Điển thống trị hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 2015, Nhật tham gia thị trường khi dự thầu bán 12 tàu ngầm cho Australia. Đây là nỗ lực quy mô lớn đầu tiên của Nhật trong việc xuất khẩu vũ khí sau 70 năm.
Mỹ và Anh hiện chỉ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, không dành cho xuất khẩu.
Trong giai đoạn 5 năm, từ 2011 – 2015, 16 tàu ngầm được xuất khẩu trên toàn thế giới. Đức cung cấp tổng cộng 9 tàu ngầm cho các nước Hy Lạp, Colombia, Israel, Italy và Hàn Quốc. Năm 2015, Nga đã cung cấp 4 tàu cho Việt Nam và một tàu cho Ấn Độ. Còn lại, Thụy Điển cung cấp hai tàu cho Singapore. Tính đến cuối năm 2015, tổng cộng 48 tàu ngầm được đặt hàng trong các đơn xuất khẩu.
Video đang HOT
Nga ký với Việt Nam thỏa thuận đóng 6 tàu ngầm chạy bằng diesel điện lớp Kilo, theo hợp đồng trị giá gần hai tỷ USD. Nga hồi đầu tháng này bàn giao tàu ngầm mang tên Đà Nẵng, con tàu thứ 5 trong hợp đồng, cho Việt Nam.
“Công nghệ tàu ngầm đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều tàu ngầm hiện có thể lặn dưới biển trong vài tuần và được trang bị các tên lửa chống hạm, thủy lôi và tên lửa tấn công mặt đất. Những năng lực này nâng cao tính hiệu quả của chúng với vai trò vũ khí chống tiếp cận, cho phép tấn công tàng hình các mục tiêu trên mặt đất”, báo cáo nhận định.
Trọng Giáp
Theo VNE
SIPRI: Mỹ đứng đầu xuất khẩu vũ khí, Việt Nam đứng 8 về nhập khẩu
Giao dịch vũ khí toàn cầu tăng lên trong 5 năm gần đây, từ 2011 - 2015, theo SIPRI. Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 về xuất khẩu vũ khí, kế đến là Nga và Trung Quốc. Việt Nam xếp thứ 8 về nhập khẩu vũ khí.
Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 về lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu - Ảnh: Không quân Mỹ
Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thuỵ Điển) ngày 21.2 công bố báo cáo về số lượng buôn bán vũ khí toàn cầu giai đoạn 2011-2015. Theo đó, số lượng vũ khí được buôn bán và trợ cấp tăng 14% so với 5 năm trước đó. Mỹ vẫn là nước xuất khẩu số 1, chiếm 33% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu. Nga và Trung Quốc lần lượt xếp sau với 25% và 5,9%.
Vũ khí của Mỹ đã được xuất sang ít nhất 96 nước trong vòng 5 năm qua, 41% trong đó chuyển đến Ả Rập Xê Út và các nước Trung Đông. Giám đốc chương trình nghiên cứu chi tiêu vũ khí và quân sự của SIPRI, bà Aude Fleurant cho rằng trong khi các cuộc xung đột khu vực vẫn tiếp tục gia tăng, Mỹ vẫn giữ vị trí là nhà sản xuất vũ khí dẫn đầu toàn cầu với doanh thu lớn.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu cao cấp Pieter Wezeman của SIPRI cho hay, dù cho giá dầu giảm thấp, lượng lớn vũ khí vẫn được chuyển đến Trung Đông trong 5 năm qua.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (tàu tên lửa lớp Gepard 3.9 do Nga đóng) của Hải quân Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Nga giữ vị trí số 2 về xuất khẩu vũ khí nhưng mức độ đã giảm trong 2 năm 2014 và 2015, trùng với khoảng thời gian nước này bị phương Tây áp lệnh trừng phạt xung quanh tình hình Ukraine, theo AFP. Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí từ Nga lớn nhất. Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 14% tổng số lượng giao dịch, gấp đôi nước đứng thứ 2 là Ả Rập Xê Út. Trung Quốc xếp thứ 3 với 4,7%.
Đáng chú ý, Trung Quốc đã vượt qua cả Pháp và Đức trong 5 năm qua (tăng 88% so với 5 năm trước đó) để chiếm vị trí số 3 về xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Phần lớn vũ khí Trung Quốc được bán cho các nước châu Á, và Pakistan là bạn hàng chính. Cùng khoảng thời gian này, lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 25%, đánh dấu sự vươn lên của các sản phẩm "cây nhà lá vườn" Trung Quốc, theo SIPRI.
Việt Nam xếp vị trí thứ 8 trong danh sách nhập khẩu vũ khí toàn cầu giai đoạn 2011-2015, chiếm 2,9% tổng khối lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, tăng 699% so với 5 năm trước đó. Trong giai đoạn từ năm 2006-2010, Việt Nam chỉ xếp vị trí 43 với 0,4%.
Nhà cung cấp vũ khí chính của Việt Nam trong 5 năm 2011 - 2015 là Nga (93%) với 8 máy bay chiến đấu, 4 tàu tên lửa tấn công nhanh và 4 tàu ngầm trang bị tên lửa tấn công mặt đất. Số tàu chiến và tàu ngầm chiếm 44% tổng số lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu, máy bay chiếm 37%. Báo Đức DW ngày 21.2 nhận xét rằng Việt Nam tăng chi tiêu quốc phòng để bảo vệ chủ quyền biển đảo và đối phó mối đe doạ từ Trung Quốc trên Biển Đông.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hải quân Nga sẽ có thêm 42 tàu chiến năm 2016 Trong năm 2016, Hải quân Nga sẽ nhận 42 tàu chiến và tàu cung ứng mới, còn các xưởng đóng tàu sẽ khởi công chế tạo thêm 15 tàu quân sự các loại. Ảnh minh họa. Trong năm 2016, Hải quân Nga sẽ nhận 42 tàu chiến và tàu cung ứng mới, còn các xưởng đóng tàu sẽ khởi công chế tạo thêm...