Một lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát vừa bán bớt 1,3 triệu cổ phiếu HPG
Tạm tính theo thị giá hiện nay, số cổ phiếu bán ra này có giá trị khoảng 53 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Tập đoàn Hòa Phát vừa thông báo đã bán bớt 1,3 triệu cổ phiếu HPG trong tổng số 1,5 triệu cổ phiếu đăng ký bán trước đó. Nguyên nhân không bán hết lượng cổ phiếu đăng ký là do diễn biến thị trường không như ý.
Sau giao dịch, ông Thắng giảm lượng sở hữu cổ phiếu HPG từ hơn 8,11 triệu cổ phiếu xuống còn 6,81 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,32%). Giao dịch thực hiện từ 23/8 đến 21/9/2018 theo phương thức khớp lệnh trên sàn.
Cũng trong khoảng thời gian ông Thắng bán ra, thì bà Trần Thị Tình, mẹ ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc công ty, cũng mới bán đi toàn bộ 277.141 cổ phiếu HPG đang sở hữu.
Trên thị trường, nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay giá cổ phiếu HPG đã tăng 23%, từ vùng giá 33.500 đồng/cổ phiếu lên mức 41.200 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Diễn biến giá cổ phiếu HPG trong 1 năm gần đây.
Nam Hà
Video đang HOT
Theo Nhịp sống kinh tế
Tin chứng khoán 21/9: Hòa Phát gặp khó
Việc tổ hợp Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động có thể sẽ khiến biên lợi nhuận của Hòa Phát co hẹp do chi phí khấu hao ban đầu lớn, cùng việc chưa hoạt động hết công suất dự kiến.
Tổ hợp thép Dung Quất của Hòa Phát đang được gấp rút xây dựng để đi vào hoạt động từ đầu năm 2019
Tin chứng khoán: Tổ hợp thép Dung Quất giai đoạn 1 có thể không đạt tới điểm hòa vốn
Báo cáo nhận định của Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) về Tập đoàn Hòa Phát(HoSE: HPG) công bố mới đây đưa ra góc nhìn đáng chú ý về "yếu điểm" của Hòa Phát.
PHS dẫn thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam rằng sản lượng thép tiêu thụ toàn thị trường trong 2 tháng đầu của quý III có tín hiệu suy giảm. PHS cho rằng áp lực tới từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ tới ngành bất động sản có thể đang phản ánh lên ngành vật liệu xây dựng.
Theo PHS, mặc dù sản lượng của Hòa Phát tăng trưởng ổn định, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thép xây dựng của có dấu hiệu chậm lại. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 7, sản lượng sụt giảm mạnh do tập đoàn này chủ động đưa sản phẩm vào thị trường miền Nam nhằm gia tăng mở rộng thị phần.
"Điều này cho thấy thị phần phía bắc của Hòa Phát có khả năng đã bước vào giai đoạn bão hòa và Hòa Phát khó có thể tăng trưởng thị phần tại đây", PHS cho hay.
Công ty chứng khoán này cũng lo ngại rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể sẽ còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản ít nhất cho tới hết năm 2019. Do đó, Hòa Phát có thể sẽ chịu tác động tới từ việc này.
Tuy nhiên, theo PHS, ngành thép vẫn được hưởng lợi từ chính sách tài khóa mở rộng với nhu cầu đầu tư công xây dựng hạ tầng của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao.
Về tổ hợp thép Dung Quất, giai đoạn 1 của tổ hợp đi vào hoạt động từ tháng 2/2019 sẽ giúp Hòa Phát nâng cao năng lực sản xuất thêm 2 triệu tấn thép sản phẩm/năm, giúp tập đoàn này mở rộng thị trường không chỉ nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu.
Giai đoạn 2 của tổ hợp này dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 9/2020 sẽ cung cấp 2 triệu tấn thep cán nóng HRC/năm, đây là sản phẩm trung gian của thép xây dựng. PHS kỳ vọng việc hoàn thiện và khép kín chuỗi của mình có thể giúp biên lợi nhuận của Hòa Phát có thể cải thiện từ 2-4%.
"Tuy vậy như chúng tôi đã đề cập, việc thị trường thép phát ra tín hiệu không mấy khả quan có thể sẽ ảnh hưởng tới Hòa Phát trong giai đoạn tổ hợp Dung Quất mới đi vào hoạt động với chi khí lớn, trong khi đó sản lượng có thể sẽ không đủ để đạt tới điểm hòa vốn trong giai đoạn đầu khi đi vào vận hành", PHS nhận định.
Cụ thể hơn, việc tổ hợp Dung Quất giai đoạn 1 mới đi vào hoạt động có thể sẽ khiến biên lợi nhuận của Hòa Phát co hẹp do chi phí khấu hao ban đầu lớn, cùng việc chưa hoạt động hết công suất dự kiến.
PHS đánh giá định hướng xuất khẩu có thể là hướng đi mới cho Hòa Phát khi thị trường trong nước gặp khó. Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian qua cho thấy đây là thị trường đầy tiềm năng khi thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc cắt giảm sản lượng.
"Tuy nhiên việc thép Việt liên tục chịu các vụ kiện bảo hộ, chống bán phá giá cũng là một áp lực không nhỏ đối với ngành thép Việt nói chung và Hòa Phát nói riêng", PHS nhấn mạnh.
VN-Index tiếp cận vùng 1020 điểm
Phiên 20/9, VN-Index đã vượt qua mốc 1.000 điểm, đóng cửa mức cao nhất trong ngày, chỉ số cuối phiên ghi nhận ở mức 1.004,74 điểm, tăng 9,2 điểm ( 0,92%) so với phiên 19/9.
Trừ VNM giảm 1,3% do lực bán chốt lời, hầu hết các trụ cột đều tăng điểm như GAS ( 3,5%), TCB ( 5,3%), VCB ( 1,7%), HPG ( 3,2%), CTG ( 2,4%), VPB ( 3,4%), MSN ( 1,4%), VHM ( 0,4%), VRE ( 1,5%), PLX ( 0,8%), BID ( 0,6%) đã tạo đà tăng đáng kể cho VN-Index.
Với VN30-Index thì HPG và VPB là 2 cổ phiếu đóng góp lớn nhất với 8,48 điểm ( 0,88%) tăng thêm, chỉ số đóng cửa ở mức gần sát mức cao nhất trong ngày là 971.18 điểm.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index tiếp nối đà tăng trong phiên trước khi đóng cửa tăng mạnh với cây nến ngày là nến tăng không có bóng nến cho thấy đà tăng rõ rệt, tâm lý ổn định và thế chủ động của sức cầu. Sau phiên khối lượng tăng mạnh, thanh khoản đã giảm so với phiên liền trước, tuy nhiên đã hình thành nền khối lượng giao dịch tuần cao hơn.
"Do đó, đà tăng của VN-Index sẽ còn khả năng tiếp tục và thử thách ngưỡng kháng cự cao hơn 1020 trong một hai phiên kế tiếp", SSI nêu quan điểm.
Với Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong phiên 21/9, chỉ số VN-Index có thể sẽ có biến động mạnh do kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs. Tuy nhiên, BVSC cho rằng VN-Index vẫn sẽ giữ được mốc trên 1.000 điểm và nhiều khả năng sẽ tiếp cận vùng kháng cự 1020 điểm trong ngắn hạn.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Thị trường chứng khoán sẽ biến động thế nào sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán? Theo bảng thống kê VN-Index 17 năm qua, có 12/17 năm chỉ số này tăng trong tuần cuối cùng trước Tết. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ dài chỉ có 9/17 lần VN-Index tăng trong tuần đầu tiên sau Tết. Nếu tính bình quân mức tăng/giảm thì thị trường có khả năng tăng 0,98% trong ngày giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên...