Một lãnh đạo có tới 4, 5 bằng: Sao phải nhiều bằng đến thế?
Từ vụ nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk sử dụng bằng cấp 3 của chị gái đến 1 trưởng phòng cảnh sát ở Lai Châu dùng bằng giả cho thấy mặt tiêu cực trong đời sống xã hội quá “sính” bằng cấp.
PGS-TS Lê Đức Quý
“Theo tôi, đây là một vấn đề trong công tác tổ chức của ta. Tại sao lại cứ phải coi trọng bằng cấp như thế? Đúng là cần phải có bằng cấp nhưng người sở hữu tấm bằng ấy phải là người học thực sự, được đào tạo thực sự. Nhật Bản là nước phát triển ra sao ai cũng biết, nhưng chính khách của họ không phải ai cũng có bằng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đâu.
Video đang HOT
Có lẽ, không có bộ máy tổ chức nào như ở ta có số lượng cán bộ có bằng cấp cao nhiều đến vậy. Đó là khởi nguồn của câu chuyện bằng giả, một lãnh đạo có tới 4, 5 bằng. Đâu nhất thiết lãnh đạo cứ phải có nhiều bằng cấp? Năng lực thực chất mới là vấn đề quan trọng. Chưa kể liệu đi liền với tấm bằng ấy là năng lực, chuyên môn thực sự hay không, có đầy đủ tri thức không hay chỉ là “bằng thật mà kiến thức giả” để đáp ứng một tiêu chuẩn nào đó”.
(PGS-TS LÊ QUÝ ĐỨC – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – nêu quan điểm trên VOV ngày 18-11).
Theo nguoilaodong
Tường trình của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh uỷ Đắk Lắk
Trưa 4/10/2019, ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức cuộc gặp "nóng" với báo giới, cung cấp thông tin kết quả xác minh đơn tố cáo bà Trần Thị Ngọc Ái Sa sử dụng cả họ tên, bằng cấp của chị gái ruột để được vào làm việc tại cơ quan Đảng.
Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk, nơi bà Thảo được tuyển vào làm việc sau khi tốt nghiệp ngành kế toán với tên của chị gái
Đơn tố cáo của người dân nêu tên thật của Trưởng phòng Hành chính - Quản trị (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) là bà Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) chứ không phải là Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973). Bà Sa thật chính là chị ruột bà Thảo, hiện đang là hộ lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Gia đình bà Sa có 12 thành viên, nhưng trong sơ yếu lý lịch bà Thảo khai chỉ có 4 thành viên. Trước đây, Thảo là thợ cắt tóc gội đầu, chưa từng học phổ thông trung học.
Ông Nguyễn Thượng Hải xác nhận, đơn tố cáo của người dân là đúng. Bà Thảo có giải trình về vụ việc này đồng thời xin thôi việc. "Thời điểm xảy ra sự việc, tôi còn trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn và nông nổi. Chính vì muốn có việc làm để mưu sinh trong lúc gia đình rất khó khăn. Nên tôi mượn hồ sơ của chị gái để xin việc làm. Chứ hoàn toàn không có mục đích nào khác. Qua làm việc, tôi thấy việc làm của tôi là sai trái và xin thành khẩn nhận khuyết điểm của mình và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của Đảng, của tổ chức. Tôi nhận thấy bản thân đã vi phạm và xin thôi việc tại Văn phòng Tỉnh ủy"- Trích bản giải trình của nữ Trưởng phòng Hành chính - Quản trị man khai nhân thân lý lịch, người tới lúc này vẫn ký tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Tại cuộc gặp với báo chí, ông Hải cung cấp thông tin về quá trình công tác của bà Trần Thị Ngọc Thảo tại địa phương:
Năm 1992-2002, để được làm nhân viên hợp đồng tại Xí nghiệp chế biến cà phê thuộc Cty Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, bà Thảo lấy bằng tốt nghiệp THPT của chị gái là Trần Ngọc Ái Sa nộp kèm hồ sơ cho đúng thủ tục. Sau đó, bà Thảo sử dụng luôn bằng này đi học Trung cấp kế toán. Từ năm 2005 - 2009, bà Thảo học từ xa trường ĐH Đà Nẵng chuyên ngành kế toán với họ tên của chị gái. Từ năm 2005-2011, bà Thảo xin vào làm kế toán ở Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tháng 10/2009, Văn phòng Tỉnh ủy tiếp nhận bà Thảo về làm kế toán ở Phòng quản trị của Văn phòng Tỉnh ủy. Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà Thảo lần lượt được bổ nhiệm qua chức vụ Phó phòng và Trưởng phòng Quản trị. Gần đây, sau khi có đơn tố cáo về việc bà đã sử dụng bằng cấp và lý lịch gian dối, bà Thảo đã thú nhận việc "mượn" bằng cấp, họ tên của chị gái ruột để tiến thân.
Hiện Đảng ủy khối Cơ quan tỉnh đang xem xét quy trình xử lý đối với trường hợp bà Thảo, đồng thời đang xem xét, xử lý trách nhiệm với những người giới thiệu, người đi thẩm tra, xác minh kết nạp Đảng cho bà Thảo. Rõ ràng vụ việc này có trách nhiệm của chi bộ Đảng Phòng Quản trị, và của lãnh đạo Văn phòng. Chắc chắn sai phạm này sẽ bị xử lý với hình thức cao nhất, và không có cơ hội nào để khắc phục - Ông Hải khẳng định.
VŨ LONG
Theo tienphong
Chuyên môn hay bằng cấp? Đến thời điểm này, công chức, viên chức vẫn loay hoay với câu hỏi: Chú tâm làm chuyên môn hay chịu khó "sưu tầm" bằng cấp chứng chỉ để "đáp ứng yêu cầu" của chức vụ hay ngạch bậc? Ảnh minh họa Hôm nọ, nhân dịp họp lớp tôi gặp lại anh bạn hiện làm trưởng phòng một cơ quan cấp Sở một...