Một lần tình cờ về sớm con dâu “phát điên” khi thấy mẹ chồng để cháu nằm mút tay bên cạnh thùng rác…
Chị vội đi vòng vòng xem bà có đưa cháu đi chơi nhà hàng xóm nào không? Đang ngó nghiêng thì đập vào mắt chị là cảnh tượng mà có nằm mơ chị cũng không thể tin nổi…
Trước khi lấy anh, chị đã nghe anh kể rất nhiều về mẹ. Chị đọc được trong mắt anh mẹ anh là một người phụ nữ tuyệt vời. Anh bảo: “Mẹ anh vất vả từ nhỏ nên bản tính tiết kiệm lại quen lam lũ. Giờ con cái thành đạt muốn mẹ nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già nhưng mẹ nhất quyết không chịu. Ở quê mẹ vẫn bòn mót từng bó rau, con cá sống cực khổ mặc dù có đến hàng trăm triệu tiền gửi ngân hàng…”.
Chị cũng không bận tâm lời anh nói cho lắm bởi khi cưới xong thì anh chị vẫn ở thành phố tiếp tục công việc còn mẹ anh thì vẫn sống ở quê, việc bà thế nào cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của chị là mấy miễn hàng tháng chị vẫn gửi đầy đủ tiền chu cấp nuôi mẹ chồng là được.
Chuyện không có gì đáng nói cho đến khi mẹ đẻ chị bỗng nhiên đổ bệnh, tay chân tê cứng không thể tiếp tục trông cháu cho vợ chồng anh chị đi làm, mà gửi nhà trẻ thì con còn quá nhỏ cũng không đành, thuê người thì chẳng an tâm. Anh bàn với chị nhờ mẹ anh lên trông giúp một thời gian cho con cứng cáp, thấy có lí chị vui vẻ bằng lòng.
Chị chuẩn bị tâm lí chiều chuộng mẹ chồng ngay từ ngày đầu bà bước chân lên thành phố ở chung với vợ chồng chị. Vì xác định nhờ cậy mẹ chồng trông cháu giúp và biết chắc sau này đến tuổi con đi học bà sẽ về quê nên chị luôn muốn giữ hình ảnh đẹp trong mắt mẹ chồng. Chị cũng sẽ không chấp nhặt, chuyện gì cho qua được chị nhẹ nhàng cho qua.
Sự thật là mẹ chồng chị lên đúng với danh nghĩa trông cháu. Cứ đến giờ chị đi làm về là bà bàn giao lại hết mọi thứ, có khi chị còn bận hơn cả thời gian chưa có mẹ chồng. Sáng nào chị cũng tất bật dậy sớm nấu nướng cho con ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà xong đâu vào đấy rồi mới được đi làm. Trưa về vừa cho con bú xong lại vội vàng lao vào bếp. Đến chiều lại tất bật đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng bữa tối, giặt giũ quần áo…
Hôm nào chồng về sớm thì còn bế con cho chút đỉnh để rảnh tay làm công chuyện nhà còn đỡ, chứ không là vừa trông con vừa phải làm việc nhà. Nhiều khi con quấy khóc chị cũng thấy bực dọc vô cùng. Chị bận bịu sấp mặt là thế nhưng tuyệt nhiên mẹ chồng chị tỏ ra không hề quan tâm hay để ý. Hễ thấy chị về là bà đi ra khỏi nhà, lúc thì đi trồng rau, khi thì đi thể dục…
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Lúc đầu chị cũng hơi bực bội và mệt mỏi vì mẹ chồng không phụ giúp gì cho mình nhưng sau nghĩ lại thôi kệ, miễn là bà không khó khăn kiếm chuyện với chị là được. Chị cố làm tất cả, cố vui vẻ thà chịu khó còn hơn khó chịu.
Dạo gần đây chị thấy bà thường về nhà với bộ dạng lấm lem và có mùi nhưng gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Chị gặng hỏi thì bà trả lời rất thật thà: “Mẹ thấy dưới khuôn viên chung cư có nhiều chai lọ, mẹ lượm đi bán kiếm thêm tiền. Vậy chớ một ngày cũng kiếm được 100 ngàn đó con”.
Chị tròn mắt kinh ngạc: “Chúng con đâu để mẹ phải thiếu thốn thứ gì đâu mà mẹ phải cực khổ lao lực như thế? Mẹ làm thế mọi người lại nghĩ chúng con không lo được cho mẹ, họ lại cười cho”. Nghe chị nói thế bà xua tay trả lời: “Không đâu con, cái này mẹ tự nguyện. Kiếm được tiền mẹ thấy vui và ý nghĩa hơn”. Thấy mẹ chồng không có ý định từ bỏ việc nhặt ve chai đi bán chị đem chuyện kể cho anh nghe. Anh nghe xong cũng có góp ý với mẹ nhưng được vài hôm bà lại “chứng nào tật ấy”.
Có vẻ kiếm được tiền mẹ chồng chị có động lực hơn nên bà chỉ mau mải đến giờ chị về để không phải trông cháu. Thôi thì đành chịu vậy, miễn ban ngày bà ở nhà trông cháu cho chị yên tâm đi làm là được.
Cho đến một hôm chị mệt nên xin về sớm hơn mọi ngày. Về đến nhà thì cửa khóa, chị không mang theo chìa khóa nên gọi điện cho mẹ chồng. Không ngờ tiếng chuông điện thoại của bà lại vang lên từ trong nhà.
Chị vội đi vòng vòng xem bà có đưa cháu đi chơi nhà hàng xóm nào không? Đi mấy nhà mà không thấy chị tính ra khuôn viên sau chung cư xem thế nào. Đang ngó nghiêng thì đập vào mắt chị là cảnh tượng mà có nằm mơ chị cũng không thể tin nổi.
Hình minh họa
Mẹ chồng chị đang lúi húi bới từng thùng rác ở điểm tập kết rác tìm tòi ve chai, bên cạnh là con trai chị đang nằm mút tay trong xe đẩy. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng lượn tới lượn lui trông thấy sợ. Chị hốt hoảng ẵm con ra xa thùng rác, vừa đi vừa lớn tiếng trách móc: “Mẹ ơi buồn cười nhỉ, sao lại đưa cháu ra một nơi bẩn thỉu, ô nhiễm như thế này. Con không hiểu mẹ nghĩ cái gì nữa”.
Ngỡ tưởng mẹ chồng sẽ tức giận hay bỏ về ngay ai ngờ bà ngẩng mặt lên cười tươi nói với chị: “Dạo này họ đổi giờ lấy rác sớm hơn nên mẹ tranh thủ, ra muộn là họ lấy hết có đâu mà nhặt. Con đưa con về lo cơm nước đi, chút xong mẹ về nhé!”.
Thật chẳng biết phải nói thế nào, chị chán nản vô cùng nhưng cũng nhanh chóng ôm con về chứ sao đôi co với bà ở chỗ bẩn thỉu thế này được.
Ngẫm nghĩ lại chị thấy con chị dạo này sức đề kháng kém hẳn, hay ốm vặt. Chị quá ức với cái lối suy nghĩ của mẹ chồng chị. Chẳng biết phải giải quyết thế nào khi bà không chịu nghe anh chị khuyên bảo nhưng có lẽ vì sự an toàn của con trai, chị nhất định không thể vì nể mà để mẹ chồng trông con tiếp
Theo Trí Thức Trẻ
Nửa đêm, chồng tôi mang một xô nước ra hiên nhà lén lút làm việc này khiến tôi bó tay còn mẹ chồng thì la ầm lên
Nhìn mẹ con anh mâu thuẫn chỉ vì mẹt tôm cá khô, tôi thật không đành lòng. Bản thân tôi cũng muốn mẹ tự hiểu những gì lợi, cái gì hại để có sức khỏe tốt.
Tôi và chồng cùng làm tại công ty liên doanh nước ngoài. Với đồng lương khá cao, chúng tôi có mức sống dư giả. Dù mới cưới nhau 5 năm, vợ chồng tôi đã mua được căn nhà khang trang ở gần trung tâm thành phố.
Anh là con trai duy nhất trong gia đình. Chị chồng tôi đều lấy chồng xa, thỉnh thoảng mới về thăm quê. Thế nhưng, mẹ chồng tôi nhất quyết không muốn lên thành phố, sống chung với vợ chồng tôi. Dù chúng tôi dùng mọi cách, mẹ anh vẫn thích không khí ở quê hơn. Lo mẹ già không ai trông nom, vợ chồng tôi nhờ cậy một đứa cháu lớn, học cấp ba sang ở cùng bà cho vui.
Dịp hè, công ty chúng tôi tổ chức đi du lịch nước ngoài một tuần. Nhưng vợ chồng tôi không tham gia mà về quê thăm mẹ anh. Căn nhà rộng rãi, hai bà cháu ở rất thoải mái. Tuy nhiên, chồng tôi cau mày khi thấy mẹt cá phơi khô ở mái hiên.
Dù mới cưới nhau năm năm, vợ chồng tôi đã mua được căn nhà khang trang ở gần trung tâm thành phố.(Ảnh minh họa)
Ở quê rất nhiều thực phẩm sạch, ngon, rẻ. Có đồ ăn ngon, lạ trên thành phố, chúng tôi đều gửi về quê cho mẹ anh. Thế nhưng, mẹ chồng tôi không thích ăn mấy thứ đó. Bà đem chia hết cho hàng xóm, hoặc cất trong tủ lạnh để chúng tôi về ăn sau. Mẹ chồng hay tìm mua cá, tôm do mấy ông hàng xóm đánh bắt, phơi khô rồi ăn dần. Hơn thế, mẹ anh còn gọi đó là món khoái khẩu của mình, nhất là khi ăn vào những ngày mưa.
Chồng tôi dùng đủ mọi lí do sức khỏe, thành phần dinh dưỡng từ các nghiên cứu khoa học để khuyên mẹ. Nhưng mẹ chồng tôi không để tâm, nói rằng vì già cả rồi nên thích gì cứ ăn thoải mái. Tối hôm ấy, sau khi mẹ chồng đi ngủ, tôi thấy chồng nhẹ nhàng đi ra phía hiên nhà.
Anh xách xô nước trên tay, vẩy nước ướt hết tôm cá trên mẹt. Tôi tròn mắt ngạc nhiên, định ngăn anh lại. Anh nhanh chóng "suỵt" nhẹ, rồi thì thào với tôi: "Mai anh sẽ giả vờ nói với mẹ là trời mưa to nên hắt vào mái hiên. Tạm thời, mình cứ làm cách này đã. Để mẹ ăn uống như vậy, anh không yên tâm!".
Việc làm của chồng tôi tuyệt nhiên không phải cách để giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)
Tôi im lặng, đi vào nhà. Sáng hôm sau, mẹ chồng tôi la ầm lên vì cả mẹt cá tôm sắp được ăn bị ướt cả. Bà bán tín bán nghi những lời chồng tôi nói. Bởi lẽ, mọi lần, dù trời mưa lớn thế nào cũng không ướt được vào tận chỗ đó. Tôi chỉ biết can ngăn để mẹ chồng bình tĩnh lại.
Nhìn mẹ con anh mâu thuẫn chỉ vì mẹt tôm cá khô, tôi thật không đành lòng. Bản thân tôi cũng muốn mẹ tự hiểu những gì lợi, cái gì hại để có sức khỏe tốt. Việc làm của chồng tôi tuyệt nhiên không phải cách để giải quyết vấn đề.
Mẹ chồng tôi già rồi, nên tôi không muốn bà ấy phải suy nghĩ, bận tâm vì những chuyện nhỏ nhặt. Nhưng nếu mẹ chồng tiếp tục như vậy, chúng tôi nên làm gì mới tốt cho mẹ được đây?
Theo Trí Thức Trẻ
Hãi hùng chuỗi ngày mẹ chồng chăm con dâu ở cữ Nhiều hôm, nhìn mâm cơm mẹ chồng dọn cho mình, Mai ứa nước mắt nuốt không trôi. Lần đầu làm mẹ, thức đêm thức hôm cộng với mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, Mai mất sữa. Ngày mới lấy Tuấn, Mai cảm thấy mình may mắn khi có mẹ chồng chân chất, quan tâm và thoải mái với con dâu. Bố mẹ...