Một lần thăm đèn biển Kê Gà
Đèn biển ( hải đăng) Kê Gà là một trong những địa chỉ tham quan du lịch, ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam.
Đèn biển cách bờ biển chừng 300m và sau 113 năm kể từ khi xây dựng, vẫn nguyên hình không hề hư hại.
Đèn biển do kỹ sư người Pháp là Chnavat thiết kế, bắt đầu khởi công từ tháng 2/1897, đến năm 1899 thì hoàn thành.
Ngọn đèn biển này có công suất lớn bán kính quét sáng xa đến 22 hải lý (khoảng 40 km). Hầu hết du khách sau khi đi hết 183 bậc thang xoắn ốc, sẽ theo một cánh cửa nhỏ ra phía ngoài bao lơn đài quan sát. Từ đây khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra biển cả mênh mông hay nhìn vào đất liền có những resort nghỉ dưỡng ven bờ.
Đèn biển (hải đăng) Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh: Ngọc Lân |
Trạm đèn biển Kê Gà trực thuộc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam bộ. Quản lý trạm là một đội ngũ cán bộ, công nhân gồm 6 người. Khi tôi lên đảo, Trạm trưởng Nguyễn Văn Sáu cùng mấy công nhân khác đi công tác vắng, chỉ còn trạm viên Lương Hữu Phúc và Trương Đại Phước trực trạm. Hữu Phúc cho biết trạm trưởng quê ở Quy Nhơn, Phúc người Sài Gòn, còn Phước thì quê Phan Rí. Những người khác cũng đều ở tỉnh xa. Đặc điểm chung của đội ngũ quản lý ngọn đèn biển đều là người quê xa nhận Bình Thuận làm quê hương.
Được biết Lương Hữu Phúc năm nay 39 tuổi, làm nghề giữ đèn biển Kê Gà này đã 19 năm. Trong câu chuyện anh mấy lần nhắc nhiều tài liệu ghi không đúng về chiều cao của tháp đèn là 35m. Phúc cho biết nếu tính từ tâm ngọn đèn cho đến chân tháp, thì chiều cao đúng 41,5m. Anh cũng cho biết ngọn đèn của Pháp đã thôi sử dụng từ năm 2005. Ngọn đèn hiện nay do Mỹ sản xuất, loại bóng halogen và chạy bằng pin mặt trời. Đèn biển vận hành tự động bằng hệ thống nhật quang. Khi mặt trời đủ nắng, ngọn đèn sẽ tự động tắt và khi chiều xuống, ánh nắng không còn hải đăng sẽ tự động bật sáng.
Nhiệm vụ của những người giữ đèn biển là quản lý, bảo trì, bảo đảm đèn vận hành tốt. Đèn biển về đêm không được mất sáng quá 15 phút. Nếu quá 15 phút mất sáng mà không khắc phục sự cố được, thì phải bật ngay ngọn đèn phụ.
Phúc kể một sự cố: Nhiều năm trước, một đêm khuya anh em trong trạm nghe có tiếng động bên ngoài. Sau đó thì phát hiện một người đàn ông trần trụi người ướt đẫm lên đảo. Hỏi ra mới biết đó là một người dân chài. Anh hụt chân khi bước từ tàu cá của anh sang tàu bạn và rơi xuống biển. Bạn trên tàu không ai hay biết. Địa điểm anh rơi xuống biển cách đèn biển chừng 1 cây số. Tàu thì cứ tiếp tục chạy mất. Một mình giữa biển, anh vượt sóng nhắm ngọn hải đăng mà bơi đến.
Sau đó tàu của anh phát hiện mất người và quay lại. Anh em trên trạm dùng đèn pin phát tín hiệu và tàu đã đến đón người bạn lên tàu.
Từ ngày du lịch Bình Thuận phát triển, khách tham quan đến thăm đèn biển nhiều, nên anh em ở trạm cũng có thêm niềm vui được tiếp xúc với nhiều người. Nhưng vui nhất là trạm luôn hoàn thành nhiệm vụ giữ cho ngọn đèn biển đêm đêm phát sáng, bảo đảm có một tín hiệu đèn cho tàu, thuyền lưu thông qua vùng biển Kê Gà.
Video đang HOT
Bãi biển hoang sơ ở Hà Tĩnh thu hút du khách
Bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hòa hợp giữa núi non và biển cả.
Ven bờ biển là những ghềnh đá đẹp mắt khiến du khách đến đây không chỉ tắm mát, thưởng thức hải sản mà còn có điểm trải nghiệm lý tưởng.
Biển Kỳ Xuân là bãi biển thuộc địa phận của ba thôn Thắng Lợi, Nguyễn Huệ và Xuân Phú (nằm ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh), bờ biển dài 13 km chạy theo đường vòng cung với một bên là núi rừng hoang sơ, một bên là làng chài nhỏ tạo nên một khung cảnh yên bình. Ảnh: Cẩm Kỳ
Kỳ Xuân là bãi biển hiếm hoi vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ do có ít người biết đến, nước biển trong xanh, những bãi cát trải dài trắng mịn, cùng các lèn đá nhấp nhô trùng điệp. Ảnh: Cẩm Kỳ
Nước biển trong xanh, rừng cây mát mẻ xen lẫn vào những bãi đá tự nhiên đã thu hút du khách tìm đến để trải nghiệm, tổ chức vui chơi, cắm trại và ăn uống. Ảnh: Cẩm Kỳ
Bãi biển Kỳ Xuân vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, nước biển xanh mênh mông, bờ cát dài trắng mịn, tô điểm vào đó là các lèn đá giống như một bức tranh thủy mạc. Ảnh: Cẩm Kỳ
Ngoài bãi tắm và khung cảnh đẹp, biển Kỳ Xuân còn có 2 danh thắng thực sự tạo cảm giác đặc biệt cho chuyến nghỉ mát của du khách, đó là bãi Cu Kỳ và đảo Én, chỉ cách bờ biển khoảng 5 hải lý. Ảnh: Cẩm Kỳ
Bãi đá Kỳ Xuân được người dân địa phương ví như "thiên đường" chưa được đánh thức. Tại đây có nhiều hốc đá lớn, nhỏ, là nơi trú ngụ của nhiều loại động thực vật quý hiếm như cụp, tôm hùm, sò huyết... Ảnh: Cẩm Kỳ
Nước biển trong xanh với những tảng đá nhấp nhô tạo nên những vẻ đẹp hoang sơ trên biển Kỳ Xuân. Ảnh: Cẩm Kỳ
Nằm cánh trung tâm thành phố Hà Tĩnh về phía Đông Nam khoảng 45 km và cách Quốc lộ 1A về phía đông khoảng 5km, bãi biển Kỳ Xuân tựa lưng vào các ngọn núi, bên cạnh những ngôi làng chài thấp thoáng, càng làm cho phong cảnh núi non, biển cả trở nên hấp dẫn. Ảnh: Cẩm Kỳ
Ba mặt của biển Kỳ Xuân được bao bọc bởi rừng cây và núi đá nên mặt biển khá yên lặng với bờ cát trắng thoai thoải, trải dài, biển trong xanh và khá sạch, mang một vẽ đẹp hoang sơ. Ảnh: Cẩm Kỳ
Du khách thích thú vui đùa, tắm mát bên những lèn đá, bãi đá nhấp nhô tự nhiên đan xen các bãi cát thoai thoải. Ảnh: Cẩm Kỳ
"Vào những ngày cuối tuần, để tránh cái nóng gay gắt của miền Trung gia đình chúng tôi đã lựa chọn bãi biển Kỳ Xuân để làm nơi dừng chân trải nghiệm. Ở đây, ngoài những ghềnh đá tự nhiên đẹp mắt, chúng tôi còn được tắm biển và thưởng thức những món hải sản ngon, giá cả phải chăng", anh Nguyễn Đình Dũng (37 tuổi, trú tại TP Hà Tĩnh) cho biết.
Du khách khi đến bãi biển Kỳ Xuân được trải nghiệm trên những ghềnh đá và hòa mình vào làn nước trong xanh. Mỗi chiều, người dân địa phương cũng đưa con em ra tắm mát dọc các bãi biển này. Ảnh: Cẩm Kỳ
Để đáp ứng các hoạt động vui chơi của du khách, chính quyền địa phương, các cơ sở dịch vụ ở Kỳ Xuân đã có sự chuẩn bị khá chu đáo. Ảnh: Cẩm Kỳ
Kỳ Xuân là làng quê mang đậm nét văn hóa dân gian, làng chài ven biển Việt Nam. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, biển Kỳ Xuân còn được du khách biết đến với những món ăn đặc sản mà ít có vùng biển nào được thiên nhiên ban tặng. Ảnh: Cẩm Kỳ
Trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Đình Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân cho biết, những năm qua, huyện Kỳ Anh cũng đã đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với khu du lịch biển Kỳ Xuân, tăng cường công tác quảng bá, thu hút các dự án đầu tư về dịch vụ, nghỉ dưỡng. Ngoài ra, chính quyền địa phương đang tập trung kêu gọi đầu tư, nâng cấp hạ tầng, cảnh quan môi trường để khai thác tiềm năng, hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển, cũng như các khu vực ăn uống đảm bảo, phục vụ du khách. Ảnh: Cẩm Kỳ
Mũi điện Kê Gà hút khách du lịch Trong dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vừa qua, khách tham quan du lịch tại hòn đảo nhỏ có công trình hải đăng Kê Gà (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam) khá nhộn nhịp và đông đảo, ước tính khoảng trên 3.000 người mỗi ngày. Du khách đến đảo bằng ca nô Biển Kê Gà nhìn từ ngọn hải đăng