“Một lần ra Hà Nội, chị gái tôi đã bị một ‘cú sốc văn hóa’ quá nặng”
“Từ Đà Nẵng trở ra thủ đô hoa lệ với bao mơ mộng và tưởng tượng, nhưng có lần chị gái tôi đã phát khóc lên vì những lời chửi bới, mạt sát của một chủ cửa hàng ở chợ Hôm chỉ vì cái tội hỏi và mặc cả nhưng không mua một chiếc túi hàng nhái bị hét giá trên trời…”, độc giả Nguyễn Thanh Tâm kể.
Xung quanh thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của nhân viên, chủ nhiều nhà hàng, cửa hàng đối với khách hàng trong thời gian nói riêng và sự xuống cấp của văn hóa ứng xử nơi cộng cộng nói chung, tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.
Một trong số bài viết kể về một câu chuyện có thật mà người thân của độc giả Nguyễn Thanh Tâm đã rất “sốc” khi gặp phải trong chuyến ra Hà Nội chơi. Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải toàn bộ nội dung bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Là một người đã từng đi nhiều nơi, Nam Bắc đủ cả, nước ngoài cũng có nhưng cá nhân tôi rất chua xót, khi phải thừa nhận một thực tế đang diễn ra rằng, văn hóa ứng xử nơi công cộng nói chung và văn hóa phục vụ khách hàng nói riêng trên mảnh đất Hà thành này đang ngày càng tạp nham, xuống cấp.
Một quán “ cháo chửi” ở Hà Nội. Ảnh: Internet
Cái cảnh nhân viên, mặt cau, mày có, lầm lầm lì lì khi phục vụ khách, còn chủ nhà hàng thì sẵn sàng “văng” ra những tràng chửi bới rất sức thô tục, tục tĩu, “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, rồi mang hương, giấy đốt vía xua khách… chỉ vì những lý do phải nói rằng rất đơn giản đã không còn quá xa lạ với nhiều người khi đi mua hàng ở các khu chợ, ăn uống…
Và tôi cũng thực sự không thể hiểu nổi tại sao, trước những cái kiểu văn hóa đã trở thành tiếng xấu lưu danh: “bún mắng, cháo chửi, phở quát…” như vậy nhưng không ít người Hà Nội lại vẫn thờ ơ, chấp nhận cho nó tồn tại và dường như có chiều hướng ngày một lộng hành hơn.
Cũng có lẽ chính vì sự phớt lờ của các “thượng đế” Hà Nội trước cái văn hóa “chửi, chợ búa, Chí Phèo”, nên cái cảnh không ít du khách từ phương xa đến với Hà Nội chịu những cú “sốc” văn hóa nặng như câu chuyện có thật của người chị gái họ tôi là bình thường?
Cách đây chừng khoảng ba tháng, người chị gái họ, tên Huyền, con bác ruột của tôi đã có một chuyến đi “để đời” từ Đà Nẵng ra Hà Nội thăm gia đình cô em gái.
Trước chuyến đi, nghe tôi giới thiệu về những nét phồn hoa, đô hội, văn hóa, thời tiết… đặc trưng của mảnh đất thủ đô ngàn năm tuổi này chị tôi thực sự đã rất hào hứng.
Vừa chân ướt, chân ráo đặt chân vào nhà em, chị tôi đã đề nghị, sáng mai cho chị đi chơi, thưởng thức cái thời tiết mùa Thu lãng mạn ở Thủ đô và mua sắm một vòng quanh Hà Nội để thỏa cái nỗi ước mong.
Ngồi trên xe, ngắm những nét đẹp thiên nhiên chốn thủ đô hoa lệ, náo nhiệt… chị tôi không khỏi vui mừng cùng những lời khen tíu tít…
Video đang HOT
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tầy gang, khi qua một số điểm quanh khu vực chợ Đồng Xuân, mấy phố cổ, bờ Hồ… được chứng kiến cảnh người trông giữ xe đua nhau “chặt chém” giá gửi xe thì chị tôi bắt đầu có những cảm giác “sốc” đầu tiên.
Thấy tôi đưa tờ 20.000 đồng để trả vé xe, chị tôi vừa nhìn theo, suýt xoa:
“Trời ơi, giá giữ xe ở Hà Nội mắc gấp đến gần chục lần Đà Nẵng nhà chị rồi em ơi…”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
“Sốc” hơn nữa là những thái độ phục vụ mà chị tôi đã nhận được từ không ít quán ăn. Khuôn mặt cau có, ánh mắt sắc lẹm, cùng không ít lời chua chát, thô lỗ, thậm chí là tục tĩu là những gì chị tôi được “thưởng” từ một bà chủ quán bún phở trên phố Phùng Hưng khi góp ý về nước dùng có phần hơi nhạt.
Chưa dừng lại tại đó, chị tôi “đơ người”, giận tái mặt, đứng ngay dậy trả tiền và bỏ đi khi người chồng của chủ quán đó đi ra nói với giọng rất khinh miệt:
“đúng là đồ …, muốn đúng vị thì về quê nhà mày, còn ở Hà Nội này người ta ăn thế thôi, không ăn được thì lượn…”.
Vào ăn kem Tràng Tiền, thái độ phục vụ của nhân viên cũng khiến chị tôi không khỏi ngỡ ngàng. Số là, thấy nhân viên tay không lại cầm vào kem đưa cho khách, chị tôi liền góp ý, nhắc nhở.
Thay vì nhận được lời xin lỗi, người nhân viên đó liền “tặng” cho chị tôi một cái “lườm nguýt” cùng mấy lời đầy thách thức “…đây vẫn bán thế, ăn được thì ăn, không ăn được thì biến ra ngoài kia mà mua, có que kem cũng đòi hỏi nhiều…”
Tuy nhiên, cú “sốc” văn hóa thực sự với chị tôi là buổi mua chiếc túi xách ở chợ Hôm. Chị tôi đã phát khóc lên vì những lời chửi bới, mạt xát thậm tệ của người chủ cửa hàng chỉ vì cái tội hỏi và mặc cả nhưng không mua hàng.
Rõ ràng chiếc túi đó là hàng gia công, chất lượng kém nhưng người chủ quán “hét” giá trên trời và khẳng định đó là hàng nhập khẩu từ Italia?….nhưng có lẽ chị chủ quán xem chừng thấy chị Huyền có vẻ giàu có?.
Nhưng sau khi xem kỹ, có vài câu trao đổi thì chị tôi đã quyết định không mua, ngay lập tức chị kia giằng túi lại, lấy tay chỉ trỏ, xỉa xói, chửi bới và mấy nén hương được châm lên với mảnh giấy đốt vía, cùng những câu từ không thể chấp nhận được…
Sau những câu chửi liên thanh thì chị Huyền đã đứng “sững người” lại ngay trước cửa hàng đó và chỉ biết khóc.
Tôi không biết nói sao ở đây nữa, tôi chỉ biết im lặng và nói với chị đúng một câu duy nhất rằng
“em xin lỗi chị”…
Cũng từ sau hôm đó, chị đã tâm sự với tôi rất nhiều. Chị bảo, chị đã “sốc” thực sự, vì cứ tưởng rằng, Hà Nội có mùa thu lãng mạn, có mùa đông tuyệt đẹp, có mùa hè nắng vàng rực rỡ thì con người ở đây cũng gần gũi và dễ thương, thân thiện… cứ nghĩ rằng, người Hà Nội/ Tràng An phải ứng xử thế nào… chứ như những gì mà chị đã chứng kiến, đã là “người trong cuộc” thì quả thực quá thiếu văn hóa với “thượng đế”, với khách phương xa tới.
Chị cũng buồn khi chia sẻ với tôi rằng, cái câu ca về nét văn hóa, ứng xử lịch sự, thanh lịch người Tràng An được ví trong văn học dường như đã “mất” đi trong chị…!
Theo GDVN
"Nếu phải ăn bún mắng cháo chửi, tôi khạc nhổ ngay vào mà quay đi"
"Bỏ tiền ra đáng lẽ phải được hưởng dịch vụ tốt nhưng thực tế thì không ít khách hàng lại phải chịu thái độ coi thường, xúc phạm của nhiều nhân viên, chủ hàng. Với cá nhân tôi, nếu gặp phải ăn bún bị mắng, ăn cháo bị chửi... là một khách hàng, tôi sẽ khạc nhổ ngay vào...", độc giả Trần Quang Thanh bày tỏ.
Xung quanh thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của nhân viên cũng như chủ nhiều nhà hàng, đối với khách hàng trong thời gian qua, tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.
Một trong số ý kiến đó là của độc giả Trần Quang Thanh (Hà Nội). Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải toàn bộ nội dung bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Những câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng, thậm chí có hành vi hành hung mà không ít nhân viên, chủ hàng dành cho các "thượng đế" trong thời gian vừa qua được phản ánh trên các cơ quan thông tin đại chúng đã khiến cho dư luận xã hội vô cùng bức xúc.
Bún mắng, cháo chửi, phở xếp hàng nhưng vẫn đông khách. Ảnh minh họa: Internet.
Cá nhân tôi, là một khách hàng, bỏ tiền ra để nhằm được hưởng những dịch vụ tốt nhất nhưng trước thái độ phục vụ coi thường khách hàng như vậy, tôi cũng rất phẫn nộ và mong muốn, dư luận xã hội cần phải lên án mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa.
Còn nhớ, mới đây, một đoạn clip ghi lại những hình ảnh về cách cư xử, thái độ được cho là "dạy dỗ" khách hàng, thậm chí sau đó còn có hành vi "hành hung" khách hàng của nhân viên nhà hàng Sen Việt (Long Biên, Hà Nội) đã khiến cho dư luận xã hội hết sức bất bình, phản đối.
Và từ các vụ việc trước đó cũng như sau khi vụ việc này được đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau bày tỏ về việc, đã đến lúc, chúng ta cần có cái nhìn thực tế, thắng thắn, khách quan về văn hóa ứng xử nơi công cộng cũng như văn hóa phục vụ của các nhà hàng ở nước ta.
Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin, ý kiến của nhiều người cũng như những gì cá nhân đã từng trải nghiệm, bản thân tôi thấy rằng, có một thực tế đang diễn ra, đó là sự khác biệt hay nói chính xác hơn là có sự trái ngược trong văn hóa phục vụ, ứng xử giữa các địa phương phía Bắc và Sài Gòn.
Nếu ai đã từng một lần vào Sài Gòn sẽ thấy, những người bán hàng dù là hàng rong, trong các chợ hay là nhân viên các nhà hàng đều cho thấy một phong cách phục vụ rất lịch sự, chuyên nghiệp.
Ở các chợ, khách có thể thoải mái xem, chọn lựa, thử, mặc cả rồi mua hay không mua cũng đều được chủ hàng ân cần tiếp đón. Không có bất cứ một câu nói khó nghe chứ đừng nói đến câu chửi nào được "văng ra" cả.
Điều này trái ngược hoàn toàn với ở các chợ hay hàng quán ở Hà Nội, nơi mà khách nào chọn hàng xong không mua hay mặc cả quá nhiều thì sẽ được "thưởng thức" những tràng mắng chửi, với đủ các thứ thô tục, tục tĩu nhất trên đời. Đó là chưa kể đến những hành động còn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với khách...
Một điểm, tôi cũng thấy khá nhiều người miền Nam ra Bắc phản ánh, đó là họ thường bị "chặt chém" hay mắng, chửi vì nói tiếng miền Nam hay khen thái độ phục vụ trong Nam, chê ngoài Bắc hoặc những người ở quê ra thì thường bị xỉa xói là "đồ nhà quê".... Nhưng khi vào Nam thì không hề có những chuyện này, họ phục vụ mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt.
Với các nhân viên nhà hàng của Sài Gòn cũng tạo cho khách hàng một cảm giác rất dễ chịu cùng với sự chào đón nồng nhiệt.
Bên ngoài các nhà hàng, quán, bao giờ cũng có ít nhất một nhân viên tiếp đón trong nụ cười thật tươi và những lời chào rất thân thiện. Bước vào bên trong, sẽ có một nhân viên ra đón và hỏi xem đi bao nhiêu người.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Dù mệt mỏi vì phải phục vụ đông khác nhưng họ luôn đưa ra những lời đề nghị hết sức lịch thiệp, nhã nhặn trước các yêu cầu chưa thể đáp ứng cho khách hàng.
Và, tôi thấy một nét văn hóa phục vụ rất chuyên nghiệp của họ đó là, dù khách sử dụng dịch vụ hay từ chối sử dụng dịch vụ và trở ra thì các nhân viên vẫn tươi cười, dành lời cảm ơn tới khách hàng. Đó là điều hầu như không có ở các nhà hàng, dù là sang trọng của Hà Nội.
Có thể tôi hay để ý, nhưng tôi thường thấy, nhân viên nhiều nhà hàng ở Hà Nội thường tỏ thái độ cau có, nhăn mặt khi khách hàng có ý kiến, rồi bình phẩm về khách, cách ăn uống của khách... nhưng ở Sài Gòn thì trong quá trình phục vụ, dù bề ngoài khách ăn mặc thế nào hay khách là người cao tuổi... thì thái độ cũng như nhau, thậm chí với người già còn phục vụ ân cần hơn.
Quay trở lại đôi chút với đoạn clip tại nhà hàng Sen Việt, dù có những điểm sai nhưng nhân viên nhà hàng không hề xin lỗi mà còn có những thái độ coi thường, xúc phạm khác hàng. Điều này, tôi dám đảm bảo sẽ không thể xảy ra ở một nhà hàng ở Sài Gòn, bởi họ sẽ sẵn sàng xin lỗi và đền bù những thiệt hại cho khách hàng.
Một điểm tôi cũng thấy ở phong cách phục vụ hơn hẳn của Sài Gòn đó là khi vào các nhà hàng thì nước uống thường được phục vụ miễn phí, có thể là các loại nước giải khát như Coca, Pepsi... ở các nhà hàng lớn hay các ly trà đá ở các quán cơm bình dân... còn ở Hà Nội thì tất cả phải bỏ tiền ra mua thì mới có.
Trái ngược hẳn với Sài Gòn, nét văn hóa trong phục vụ của Hà Nội dường như còn được "ghi dấu ấn" với những cái danh nghe đến mà mà đã "phát hoảng": "bún mắng, cháo chửi, phở xếp hàng".
Và nhiều khi nhắc đến những cái danh đó mà tôi thật chua xót, bởi lẽ bún mắng, cháo chửi vẫn đông nghịt khách ra vào mặc dù cách hành xử với khách hàng của người chủ quán vô cùng lỗ mãng, tục tĩu thậm chí chửi mắng, đánh nhau với khách khi họ lỡ phàn nàn về đồ ăn của quán..
Ngẫm ra cũng thật lạ kỳ, sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được. Không biết ngon đến đâu nhưng theo suy nghĩ của tôi, điều này đã cho thấy sự xuống cấp thực sự trong văn hóa ứng xử, văn hóa phục vụ của nhiều hàng quán trên mảnh đất Hà thành này.
Càng kể ra, càng mang đi so sánh với cung cách phục vụ, thái độ của các nhà hàng ở Sài Gòn, nước ngoài thì càng cảm thấy buồn hơn. "Thượng đế" đi ăn đã mất tiền với mong muốn được hưởng dịch vụ phục vụ tốt nhất nhưng thử nhìn lại xem có khác gì như đi xin bát cơm, bát cháo rồi hứng chịu đủ lời tục tĩu chửi bới của người chủ quán.
Với bản thân tôi, chưa một lần đến các nhà hàng ăn có cung cách phục vụ thiếu văn hóa nhưng từ những "bún mắng, cháo chửi..." là một khách hàng hay nói cách khác là một "thượng đế" đã mất tiền bỏ ra thì tôi sẽ khạc nhổ ngay vào mà quay lưng đi...
Theo GDVN
'Thái độ phục vụ nhà hàng Sài Gòn tốt gấp 100 lần nhân viên ngoài Bắc' "Là một khách ở ngoài Bắc vào Nam công tác, khi ăn ở một số nhà hàng ở Sài Gòn, tôi thấy thái độ phục vụ của nhân viên rất lịch sự, thân thiện và tôn trộng khách hàng hơn rất nhiều so với nhân viên ở ngoài Bắc...", độc giả Phạm Hữu Đức chia sẻ. Ngay sau khi báo điện tử Giáo...