Một lần quay lưng…
Gia đình sum họp đã lâu mà nhiều lúc chị cứ nghĩ như đang nằm mơ. Thành phố không quá lớn, vậy mà quay lưng một cái là gần cả đời không thấy nhau. Cũng may, còn có ngày này…
Năm đó, vợ chồng trẻ cãi nhau chút chuyện vặt, anh bỏ nhà ra đi. Ai cũng nói anh ở nhà vợ nên cảm giác tù túng, vì vậy chỉ ra ngoài vài bữa, hết giận sẽ về.
Cả tháng, chưa thấy tin chồng, chị không hờn dỗi nữa, bắt đầu lo lắng. Hỏi thăm gia đình bên nội ở quê lẫn những nơi anh thường lui tới trong thành phố, chẳng ai biết. Người ta đồn rằng, anh đã đi theo một thương gia lớn, sang tận vùng biên giới để làm ăn.
Cha chị bệnh nặng, gia đình lâm cảnh nợ nần, phải bán nhà. Giải quyết xong phần nợ, còn lại ít vốn, cả nhà ra ngoại thành mua đất lập nghiệp.
Nghề nông vất vả, mọi người bắt buộc phải quen dần. Nhà đông anh em, buổi sáng chị dậy sớm lo bắc nồi cơm và giặt giũ cho bọn trẻ. Chúng sẽ ở nhà cả ngày với bà ngoại của chị. Tất cả người lớn trong nhà đều phải ra đồng.
Cuộc sống cùng đại gia đình không êm xuôi kể từ khi mấy anh em trai cưới vợ. Con dâu và con gái đã có chồng khó sống chung một nhà. Ba má quyết định cho chị ra riêng, với ngôi nhà tranh và ba công đất ruộng. Chị vừa làm thuê vừa canh tác đất nhà, một mình lặng lẽ nuôi con…
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Nhiều người mai mối để người mẹ trẻ đi thêm bước nữa nhưng chị chẳng mặn mà điều đó. Chị còn thương chồng. Chẳng có ai như vợ chồng chị, chia tay vì một lần đùa giỡn hờn giận rất vô lý.
Lần đó, anh nhìn chị, nghiêm mặt bảo “mũi dính lọ nồi kìa”. Chị không biết chính xác bị dơ chỗ nào, nhờ lau, anh trề môi lắc đầu: “Có tí xíu đó cũng không tự làm được. Dạo này cái gì em cũng sai vặt chồng”. Chị cãi lại, nhờ giúp chứ sai bảo gì đâu. Vợ chồng nói qua nói lại thêm vài câu, sinh chuyện. Anh bỏ ra ngoài, chị chạy đi lau nước mắt. Lúc soi gương mới biết anh giỡn, chẳng có vết gì trên mặt.
Hai đứa con lần lượt lớn lên. Cô chị vào đại học, em trai lên lớp Mười. Chị tự nhủ sẽ sống như thế với con, đến suốt đời, không băn khoăn nghĩ ngợi gì nữa. Nhưng rồi chị bất ngờ bị tai biến. Bữa đó đang quét sân, tự dưng sa sầm mặt rồi té xuống. Không có bảo hiểm, bác sĩ bảo phải mổ với số tiền viện phí lớn, nếu không sẽ để lại di chứng. Chị không đồng ý phẫu thuật, muốn để dành tiền cho con học đại học.
Về nhà đã hai tháng, chị vẫn chỉ loay hoay trên giường. Bà con họ làng lui tới thăm nom. Ai cũng nói có lẽ chị phải chịu cảnh tàn tật như thế đến cuối đời. Chị không quan tâm điều đó, cũng không tỏ vẻ bi quan. Chị muốn hai đứa con yên lòng. Buổi tối, con ngồi học, mẹ tập đi. Thỉnh thoảng ba mẹ con cười nói sảng khoái.
Không biết ai đã liên lạc được với anh. Anh đến đúng lúc các con đang đóng hai thanh tre song song trên sân, để mỗi chiều trời mát mẹ có chỗ tập luyện. Trong chớp mắt, bà con hàng xóm xúm lại, xôn xao. Hai đứa con dừng việc, rụt rè đứng nhìn anh từ xa.
Thì ra mười mấy năm nay, anh vẫn sống một mình trong thành phố. Sau vài chuyến đi biên giới làm ăn thua lỗ, anh thuê căn gác làm chỗ trú thân, sống bằng đủ thứ nghề. Anh có trở lại nhà cũ tìm vợ con hỏi thăm thì không ai biết gia đình đã dọn đi đâu. Mấy năm sau, có người hướng dẫn anh đăng mẩu tin tìm kiếm người thân trên báo. Anh làm sao biết được, từ khi ra ngoại thành, đầu tắt mặt tối với ruộng đồng, chị có bao giờ mua tờ báo nào đọc đâu mà biết. Đôi lần, chị thoáng nghĩ viết thư về quê anh lần nữa, nhưng lần nào viết xong cũng đốt bỏ. Người ta đã phụ mình, nói đi là đi mất dạng, mình còn tìm kiếm làm gì?
Từ khi có anh, hai đứa con đỡ vất vả hơn. Anh lo hết việc trong nhà, cả bếp núc vườn tược lẫn chăm sóc vợ. Chị cũng có nhiều tiến bộ. Chỉ một thời gian nữa có lẽ chị sẽ đi đứng được, dù không thể như hồi chưa bệnh. Anh nói, chừng nào vợ khỏe lại, anh sẽ mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất. Anh có kinh nghiệm hơn mười năm trong nghề. Hơn nữa, khu vực này không có tiệm gỗ nội thất nào, nên việc kinh doanh sẽ rất thuận lợi.
Gia đình sum họp đã lâu mà nhiều lúc chị cứ nghĩ như đang nằm mơ. Thành phố không quá lớn, vậy mà quay lưng một cái là gần cả đời không thấy nhau. Cũng may, còn có ngày này…
Việt Quỳnh
Theo phunuonline.com.vn
Tôi cố ở chung với mẹ chỉ vì thương bà ngoại
Gần một năm, mẹ con tôi ở chung nhà và không nói chuyện qua lại, cần thì nói, không cả hai đều im lặng.
Tôi là nam, 26 tuổi, khi tôi được tuổi rưỡi thì ba mẹ ly hôn, tôi sống với ông bà ngoại từ khi 2 tuổi rưỡi. Cứ khoảng 2 năm tôi gặp lại mẹ một lần cho tới khi vào Sài Gòn học đại học. Cứ tưởng vào rồi sẽ được ở gần mẹ hơn, nhưng do hoàn cảnh và điều kiện không cho phép nên tôi ở ngoại thành, mẹ ở thành phố, một tháng chúng tôi gặp nhau vài lần. Tôi cảm nhận được tình cảm mẹ dành cho tôi không được như những người khác. Tôi nghĩ do hai mẹ con ở xa nhau quá nên cần thêm thời gian, nhưng rồi dần nhận ra mẹ là người xem trọng đồng tiền, tiền có lẽ là thứ quan trọng nhất đối với mẹ.
Tôi ra trường đi làm một thời gian thì xảy ra bao nhiêu chuyện giữa hai mẹ con. Gần một năm, mẹ con tôi ở chung nhà và không nói chuyện qua lại, cần thì nói, không cả hai đều im lặng. Tôi không ăn cơm ở nhà gần một năm nay, tối chỉ về ngủ. Mẹ có nhận sai, nói tôi ăn cơm sinh hoạt bình thường ở nhà nhưng dường như mọi chuyện rất khó để quay lại như xưa. Mẹ đối xử với tôi tệ đến mức giờ ngày nào tôi cũng nghĩ đến những việc đó. Mẹ còn xúc phạm, xỉa xói người yêu tôi trước gia đình, khinh thường cô ấy vì nhà nghèo hơn nhà tôi.
Giờ tôi muốn ra ngoài ở cho thoải mái nhưng bà ngoại (người nuôi tôi lớn) muốn tôi ở lại để làm lành với mẹ. Tôi rất thương bà, người già hay suy nghĩ, tôi không muốn làm bà buồn. Thật sự không biết phải làm như thế nào cho đúng, mong các bạn cho tôi lời khuyên.
Hưng
Theo vnexpress.net
Bị mẹ ép cưới cô vợ mất trinh, đêm tân hôn mẹ thỏ thẻ: "Vợ mày nó có 1 thứ còn đáng giá hơn trinh tiết nhiều" Cứ lên tân hôn đi. Mẹ đảm bảo với mày là thích mê. Vợ mày đúng là không còn trinh...nhưng nó có thứ khác còn đáng giá hơn nhiều. Mày bỏ qua đêm nay người hối hận là mày đấy. 30 tuổi Kiên vẫn chưa chịu lập gia đình, mẹ giục thì anh cứ bảo: - Đàn ông 30 chưa gì gọi là...