Một lần đổ vỡ, liệu tôi có cơ hội lần hai
Tôi 33 tuổi, đổ vỡ hôn nhân vì những điều nhỏ nhặt. Em từng là người tuyệt vời, yêu tôi 3 năm sau đó cưới và sinh con được 5 năm rồi.
Trong con mắt mọi người tôi là một người thành đạt, một người chồng chăm chỉ, một người cha không tồi, tôi không uống rượu bia, không cờ bạc.
Nhận học bổng sau đại học và hoàn thành xong trương trình tiến sĩ, tôi được giữ lại làm trợ giảng tại một trường đại học lớn ở Mỹ. Đồng thời tôi cũng có một công ty riêng làm ăn phát đạt. Đau đớn thay, dù muốn thay đổi tất cả để giữ lại hạnh phúc, tôi lại không thể giữ nổi hạnh phúc của gia đình mình. Hạnh phúc của một gia đình không thể do một mình tôi giữ, nó cần sự chung tay của hai người. Vì chúng tôi quá khác nhau nên dẫn đến những vết cắt không thể hàn gắn.
Cuộc đời thật ngắn ngủi, tôi có thể bù đắp được hạnh phúc cho ai? Và ai có thể bù đắp những thiếu sót trong tôi? Tôi muốn mở lòng mình một lần nữa có được không? Xin cám ơn.
Theo vnexpress.net
Những mất mát dạy ta phải biết vui ngay cả khi rất buồn
Cuộc đời nhiều nỗi buồn và không ít niềm đau, mất đi người thân là niềm bất hạnh chẳng ai muốn có, sớm hay muộn ta vẫn phải trải qua. Nhưng sau tất cả, ta phải lựa chọn thái độ của mình với những sầu bi ấy.
Video đang HOT
Gió ngoài trời lùa vào lạnh, bố ho giọng đặc sệt cái vị của một người cả đời không dứt ra được điếu thuốc (bố bảo đó là niềm an ủi duy nhất của bố để vượt qua căng thẳng mỗi lúc không có ba mẹ con ở bên, nên tôi cũng không mệt hoài than thở), tôi vội ra đóng cửa sổ, sợ có cơn gió nào vô ý thức bố dậy. Thế mà bố đã tỉnh rồi:
- Con mở cửa sổ ra đi cho bố hút điếu thuốc.
Tôi mở hé cửa, rồi chạy vào châm thuốc cho ông. Rít một hơi dài,vông thả vào tầng không những suy nghĩ vẩn vương như màu khói:
- Con còn nhớ có lần bố từng dạy con rằng cuộc đời rất công bằng nhưng công bằng không có nghĩa là bằng nhau không?.
- Vâng! Con nhớ.
- Và cả việc con sẽ phải làm cả những thứ con không thích.
- Dạ! Con luôn nhớ!.
- Được rồi!. - Ông lại im lặng trầm ngâm trong làn khói của mình.
Những bài học của cuộc đời, chỉ có mỗi ngày được tự mình trải qua, tôi càng thêm ghi nhớ.
Bố tôi dạy cuộc đời vốn rất công bằng, nhưng phải hiểu được rằng công bằng không có nghĩa là bằng nhau, thì con người mới bỏ đi được những tị hiềm, sân si mà sống với nhau trọn tình, vẹn nghĩa.
Ngày bé, tôi thường chỉ chăm chú làm những gì mình thích, nhất định bỏ qua những gì khiến tôi không hài lòng, khó chịu. Có lần, bố thấy tôi kể chuyện đi viện có những bác sĩ tính cách khó chịu quá, con không thích, có những người bạn khó chịu quá, con không thích, có những công việc không giúp ích gì cho con cả, con không thích.
Bố chỉ ôn tồn nhắc nhở: Người làm được những gì mình thích thì họ mới chỉ có cảm giác tự do, còn khi con đủ kiên nhẫn để làm cả những gì con không thích, con sẽ đủ sâu sắc để hiểu được hạnh phúc của sự tự do ấy và thực sự sống với nó. Mọi thứ đến với con trong cuộc đời này đều không có gì là vô nghĩa cả.
Đến một lúc nào đấy giữa "cuộc đời về cơ bản là buồn" ngoài kia, người ta chỉ biết mỉm cười và an nhiên trước mọi biến chuyển của cuộc sống, biết vui ngay cả khi đã rất buồn. (Ảnh minh họa).
Năm thứ 3 đại học, đi phụ mổ ở Việt Đức, ca mổ đêm chưa bắt đầu được bao lâu thì bác sĩ mổ chính nhận được tin mẹ mất. Chú rất bình tĩnh, tiếp tục cùng mọi người trong kíp mổ hoàn thành sau 3 giờ. Mũi khâu cuối cùng vừa dứt, chú xin phép rồi thay đồ thật nhanh đi ra ngoài. Tôi tình cờ nghe tiếng chú khóc nấc nghẹn ở cầu thang, rồi dáng chú vội biến mất cuối hành lang. Hai hôm sau, đã lại thấy chú ở viện, niềm nở với mọi người, và tiếp tục những ca mổ còn đang chờ.
Năm thứ 5 đại học, đi trực một mình ở cấp cứu viện nhiệt đới, chị bác sĩ nội trú đang chuẩn bị mở khí quản cho bệnh nhân uốn ván thì bệnh nhân giường chéo bên trở nặng. Các bác sĩ và nhân viên y tế khác ngay lập tức đến cấp cứu cho bệnh nhân, còn chị hét lên mắng tôi phải tập trung vào công việc đang làm vì thấy tôi lơ đãng nhìn sang bên ấy.
Tôi cùng chị vừa hoàn thành xong thủ thuật thì bệnh nhân trở nặng cũng bắt đầu được sốc điện khử rung, bệnh nhân đêm ấy không may mắn như trên phim thường chiếu. Sáng hôm sau thay đồ, nghe các chị điều dưỡng nói chuyện, tôi mới biết bệnh nhân tử vong khi ấy là ông nội của chị bác sĩ nội trú kia.
Hôm qua, năm đầu tiên đi làm, vừa từ phòng mổ hút mỡ cho bệnh nhân về thấy chị điều dưỡng làm cùng đứng ngoài cầu thang, mắt đỏ hoe. Nhưng ngay sau đó thấy chị vào rửa mặt và tiếp tục hoàn thành công việc, vẫn tươi cười, nhiệt tình chỉ dẫn cho bệnh nhân. Sau hỏi thăm mọi người ở khoa, biết tin ông ngoại chị vừa mất, mà công việc của khoa còn nhiều, chị đặt vé máy bay, thu xếp xong hết việc mới vội thay đồ về.
Hôm lên viên tinh đon bô vê, giưa dong ngươi đưng chật kin tư công viên, sut sui, tôi bình tâm vao găp bac si, nghe bac giai thich, rôi mơi đên bên bô, hôn lên tran ông. Khi đưa bô vê, tôi cung la ngươi quyêt đinh rut may thơ cho ông. Bac si khi ây đên canh va thi thâm vao tai tôi: "Con ban linh lăm! Chu tư hao khi co nhưng đông nghiêp như con sau nay". Thưc ra luc ây chân tôi chi muôn nga xuông đươc ngay.
Cuộc đời nhiều nỗi buồn và không ít niềm đau, mất đi người thân là niềm bất hạnh chẳng ai muốn có, sớm hay muộn ta vẫn phải trải qua. Nhưng sau tất cả, ta phải lựa chọn thái độ của mình với những sầu bi ấy. Khóc hay cười, vui hay buồn, sống tiếp một cuộc sống lạc quan hay chịu rơi vào hố sâu của những cơn buồn tăm tối, tất cả đều do chính mình lựa chọn.
Đến một lúc nào đấy giữa "cuộc đời về cơ bản là buồn" ngoài kia, người ta chỉ biết mỉm cười và an nhiên trước mọi biến chuyển của cuộc sống, biết vui ngay cả khi đã rất thật buồn.
BS. Dương Minh Tuấn
Theo phapluatnet.vn
Trai phố dẻo mỏ và màn lừa tình siêu hạng Vậy mà sau khi mặn nồng cùng tôi và ôm gọn số tiền của tôi, "tình yêu" nồng cháy ngọt ngào đó đã một đi không trở lại. Tôi biết mình ngu dại nên mới sa bẫy kẻ lừa tình, liệu có phải đã quá muộn để tôi ân hận? Nếu bố tôi không bất ngờ bị gãy chân và chấn thương phần...