Một kỳ World Cup độc đáo chưa từng thấy
Từ chỗ là nước chủ nhà gây tranh cãi, Qatar đã tạo ra một kỳ World Cup đáng nhớ và mang bản sắc văn hóa chưa từng thấy trong lịch sử 92 năm của giải đấu.
Kỳ World Cup 2022 đánh dấu nhiều “lần đầu tiên” của giải bóng đá lớn nhất hành tinh, từ việc tổ chức tại quốc gia Hồi giáo, có trọng tài nữ điều khiển trận đấu hay lùi thời điểm diễn ra vào mùa đông.
Bởi lẽ đó, mọi thứ thật khác biệt, CNN nhận định.
Suốt 4 tuần qua, quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé thực sự đã trở thành một ngôi làng toàn cầu. Người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới đổ về thủ đô Doha, gần gũi và kết nối với nhau theo cách chưa từng thấy ở các giải đấu trước đây.
Dòng người hâm mộ ở ga tàu điện ngầm Doha trước trận đấu giữa Argentina và Mexico. Ảnh: Amanda Perobelli/Reuters.
Đôi khi, thật khó để phân biệt ai đang cổ vũ cho đội nào khi người hâm mộ đi thành từng đoàn qua khu chợ Souq Waqif. Vừa đi theo “đầu tàu” là những người gõ trống, họ vừa say sưa với niềm vui và những trải nghiệm văn hóa mới mẻ.
“Không khí ở Qatar náo nhiệt như một đám cưới Morocco. Cách mọi người cùng nhau thưởng thức âm nhạc và ca hát giống như đây là một bữa tiệc lớn vậy”, một cổ động viên (CĐV) nói với CNN.
Liên tiếp những bất ngờ trên sân cỏ
Sự góp mặt của Morocco tại trận bán kết là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử 92 năm của World Cup, đánh dấu lần đầu tiên một đội bóng bên ngoài châu Âu và Nam Mỹ lọt vào tuần thi đấu cuối cùng.
Thực tế, từ trước đó, đây được đánh giá là kỳ World Cup thành công nhất của đại diện châu Phi khi những “sư tử Atlas” giành chiến thắng chấn động trước đội tuyển Bồ Đào Nha.
Video đang HOT
Châu Á cũng gây bất ngờ ở World Cup 2022. Ba đội tuyển Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia lần đầu lọt vào vòng loại 1/8. Năm 2005, FIFA đã phê chuẩn việc Australia chuyển từ Liên đoàn Bóng đá châu Đại Dương sang Liên đoàn Bóng đá châu Á.
HLV Regragui cùng các học trò ăn mừng sau khi Morocco lọt vào bán kết. Ảnh: Reuters.
Saudi Arabia cũng ghi dấu ấn để đời khi đánh bại đội tuyển Argentina trong trận mở màn, trong khi Iran có những chiến thắng đầy cảm xúc trước đội tuyển xứ Wales và Mỹ.
Có thể nói, đây là giải bóng đá nơi mà những kẻ thua cuộc thách thức trật tự thế giới cũ và giành được sự tôn trọng của mọi người khi làm như vậy. Chắc chắn những trận đấu này sẽ được ghi nhớ và nhắc lại trong nhiều năm tới.
Boubker Benna, CĐV của đội tuyển Morocco, tin rằng thông điệp của World Cup 2022 là “quyền tự quyết”.
“Bạn có thể là kẻ yếu thế. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đạt được những điều rất to lớn khi hoàn thành tốt công việc của mình. Đó là điều mà HLV Walid Regragui đang cố gắng chứng minh. Và đó cũng là điều đội tuyển Morocco nỗ lực minh chứng”, anh nói.
Việc người hâm mộ bóng đá châu Phi cổ vũ cho những đội bóng ngoài lục địa của họ không có gì mới lạ. Thế nhưng, điều này trở nên đặc biệt ấn tượng ở Qatar. Nhiều CĐV đến từ AI Cập, Syria, Sudan, Algeria, Arab Saudi và Palestine đều chung vui và cổ vũ cho Morocco.
Đội tuyển Morocco ăn mừng chiến thắng lịch sử trước Tây Ban Nha với lá cờ Palestine – nhằm gửi đi thông điệp về cuộc đấu tranh của những người anh em Arab tới thế giới. Ảnh: DR.
“Ví dụ, nếu Pháp thi đấu, bạn sẽ chỉ thấy có người dân nước này cổ vũ cho đội tuyển của họ, chứ không bao giờ có chuyện Anh hay Đức thể hiện sự ủng hộ. Đó là lý do World Cup đặc biệt đối với các quốc gia Arab, Hồi giáo và châu Phi”, Adam Marzoug, fan của đội tuyển Morocco, chia sẻ với CNN.
Oumaima Amallah, bạn của Marzoug, nói thêm: “Bất chấp mọi vấn đề liên quan chính trị và lịch sử, người Hồi giáo, người Arab và người gốc Phi vẫn yêu thương lẫn nhau. Họ gắn kết như anh chị em một nhà. Ai cũng đều vui mừng cho chúng tôi (người dân Morocco – PV) như thể cho chính quốc gia của họ”.
Qatar đã đúng nhiều mặt
Trở lại thời điểm cuối tháng 11, chỉ hai ngày trước khi lễ khai mạc giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra, FIFA xác nhận lệnh cấm bán đồ uống có cồn tại 8 sân vận động tổ chức World Cup.
Khi đó, Qatar vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích lớn từ giới truyền thông. Thế nhưng, 28 ngày qua đã chứng minh tính đúng đắn của lệnh cấm.
CĐV Nhật Bản uống bia không cồn trên khán đài trong một trận đấu ở World Cup 2022. Ảnh: Baptiste Fernandez/Icon Sport.
CNN đã nói chuyện với một số CĐV về lệnh cấm bia rượu, bao gồm cựu cầu thủ Ally McCoist và nhận thấy việc thiếu đồ uống có cồn ở các SVĐ dường như không phải vấn đề lớn với họ. Thậm chí, họ thừa nhận bầu không khí đám đông trở nên thân thiện hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, những gì được giới truyền thông khắc họa là “cuộc xung đột văn hóa” ở Qatar thực chất lại giống một cuộc trao đổi văn hóa nhiều hơn. Các phong tục tập quán tại địa phương được tuân thủ và những trải nghiệm nền văn hóa được trao đổi xuyên suốt.
“Con người ai cũng có cảm xúc. Và đương nhiên, nhiều xung đột của con người cũng đang diễn ra khắp thế giới. Nhưng khi tận hưởng môn thể thao vua, chúng ta tạm gác những vấn đề đó lại. Chúng ta quên đi khủng hoảng kinh tế và trở về với nguồn cội – một giá trị nhân loại được chia sẻ giữa xã hội phương Tây và phương Đông. Tôi thấy giải đấu thật tuyệt vời”, David Hamriri, một kỹ sư đang làm việc ở châu Âu, fan của đội tuyển Morocco, cho biết.
World Cup 2022 đã để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho fan bóng đá khắp thế giới. Ảnh: Max Pinckers/New Yorker.
Không chỉ Hamriri, nhiều người hâm mộ rời Qatar với những trải nghiệm rất tích cực. Theo Ogden, CĐV người Anh tham dự tất cả 64 trận đấu của World Cup, cho rằng Qatar chứng minh rằng nhiều người đã sai.
“Nhiều người nói rằng Qatar không thể tổ chức World Cup giữa sa mạc. Nhưng họ đã chứng minh mình làm được. Người dân cũng rất chào đón du khách thập phương. Bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ CĐV nào ở đây nói rằng họ có khoảng thời gian tồi tệ. Tôi không nghĩ rằng điều này được khắc họa đủ trên truyền thông”, anh nói.
Dự kiến World Cup 2026 sẽ lớn hơn gấp 2.000 lần so với World Cup 2022 khi 3 quốc gia Mỹ, Mexico và Canada cùng đăng cai.
Thế nhưng, phải thừa nhận rằng Qatar đã thành công trong việc biến giải đấu lớn nhất thế giới thành một thứ gì đó nhỏ gọn và tiện lợi, nơi mà mọi SVĐ chỉ cách nhau một chuyến tàu điện ngầm hoặc taxi.
Từ kết quả thi đấu trên sân bóng đến trải nghiệm văn hóa, World Cup 2022 thật đáng nhớ.
Nữ trọng tài đầu tiên của World Cup xuất hiện
Nữ trọng tài đầu tiên của World Cup đồng thời cũng là nữ trọng tài đầu tiên của Champions League và European Cup trong lịch sử.
Vào ngày 23/11, trận đấu thứ hai của lượt đầu tiên bảng C World Cup tại Qatar diễn ra giữa Mexico và Ba Lan. Stephanie Frappart, nữ trọng tài 38 tuổi đến từ Pháp, xuất hiện với tư cách là trọng tài thứ tư và trở thành nữ trọng tài đầu tiên tại World Cup. Sau đó, ở trận đấu vòng bảng giữa Pháp và Australia, Salima Mukansanga, nữ trọng tài 34 tuổi đến từ Rwanda, cũng xuất hiện với tư cách là trọng tài thứ tư.
Theo The Sun, Frappart không chỉ tạo nên lịch sử trọng tài của World Cup mà còn phá vỡ tiền lệ của Champions League. Cô có kinh nghiệm làm trọng tài rất phong phú, là nữ trọng tài đầu tiên trong lịch sử làm trọng tài cho một trận đấu ở Champions League, đồng thời cũng là nữ trọng tài đầu tiên làm trọng tài cho một cúp bóng đá nam ở cúp châu Âu.
Cựu tiền vệ của American Orleans Pierre Bouby nói về Frappart: "Cô ấy là trọng tài giỏi nhất ở Ligue 1. Giọng nói của cô luôn điềm đạm và điềm tĩnh, nhưng có sức quyến rũ và cá tính".
Tổng thống Pháp Macron bắt tay Frappart sau trận chung kết Ligue 1.
Khi được hỏi cảm giác làm trọng tài thứ 4 của World Cup như thế nào, Frappart nói: "Luật của bóng đá nam và bóng đá nữ hoàn toàn giống nhau. Khi bạn là trọng tài World Cup, chỉ khác ở chỗ trình độ cao hơn và họ là những người chơi giỏi nhất ở mỗi quốc gia".
Các trọng tài của World Cup không chỉ cần có chuyên môn xuất sắc mà còn cần có kỹ năng định vị vai trò và giao tiếp tốt khi đối mặt với các ngôi sao bóng đá đến từ khắp nơi trên thế giới.
Frappart nói: "Tôi thích nói chuyện với các cầu thủ, nhưng phải có sự cân bằng, nhưng tôi không thể nói chuyện với họ mọi lúc khi tôi thấy họ tham gia vào trò chơi".
Làm trọng tài cho World Cup không phải là điều dễ dàng khi cô phải điều hành sự kiện thể thao lớn nhất trước hàng tỷ người. Về điểm này, Frappart không hề cảm thấy rụt rè mà vui vẻ nói: "Tôi biết tầm quan trọng của trận đấu, nhưng tôi cũng biết năng lực và kỹ năng của mình. Nếu quan chức bổ nhiệm tôi vào vị trí cấp độ này, điều đó có nghĩa là tôi có cấp độ tương ứng... Đứng ở đây là những gì tôi xứng đáng".
Ngồi ghế nóng 3 tháng trước World Cup, điều gì giúp HLV Marocco làm nên lịch sử? Từ vai trò kẻ đóng thế, huấn luyện viên 'vô danh' Walid Regragui đã cùng các cầu thủ Morocco làm nên câu chuyện thần kỳ ở World Cup 2022, Youssef En-Nesyri (19) ghi bàn quyết định vào lưới Bồ Đào Nha đưa đội tuyển Morocco vào bán kết. Đồng thời, ông cũng giúp bóng đá châu Phi bước sang trang sử mới đầy...