Một khoản đầu tư cho lãi hơn… 247% khiến “dân chơi” ngỡ ngàng!
Thị trường cổ phiếu trong thời gian vừa qua trải qua giai đoạn khó khăn, hầu hết các nhà đầu tư đều “ôm lỗ”, thế nhưng vẫn có những mã cổ phiếu tăng “phi mã” đến mức khó hiểu. Ví dụ như DGT của Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai đã tăng hơn 247% chỉ trong vòng hơn 1 tháng!
Những khoản đầu tư sinh lãi lớn đều tiền ẩn rủi ro cao
Thị trường diễn biến giằng co trong phiên hôm qua (13/1). Kết phiên, trong khi VN-Index giảm 2,7 điểm tương ứng 0,28% còn 965,84 điểm thì HNX-Index nhích nhẹ 0,09 điểm tương ứng 0,08% lên 102,3 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,09 điểm tương ứng 0,16% lên 55,64 điểm.
Thanh khoản đạt 147,14 triệu cổ phiếu trên HSX tương ứng 2.763,78 tỷ đồng và 23,68 triệu cổ phiếu trên HNX tương ứng 233,8 tỷ đồng. Trên thị trường UPCoM, khối lượng giao dịch đạt 6,5 triệu đơn vị tương ứng 85,34 tỷ đồng.
Trong bức tranh chung của toàn thị trường, số lượng mã giảm áp đảo so với số mã tăng giá. Nếu bên giảm có 339 mã, 43 mã giảm sàn thì bên tăng có 253 mã và 36 mã tăng trần.
Thêm vào đó, sự phân hoá mạnh trong nhóm vốn hoá lớn cũng khiến thị trường bị rung lắc, giằng co.
Cụ thể, hôm qua, VHM tăng 1.800 đồng lên 86.300 đồng và riêng mã này đã mang lại 1,75 điểm cho VN-Index. Cùng với đó, MSN, VIC cũng tăng. Ngược lại, VNM mất 1.500 đồng; BID mất 1.200 đồng khiến VN-Index lần lượt đánh mất 0,76 điểm và 1,4 điểm. Chưa kể, CTG, GAS, VPB, VRE, VCB cũng giảm.
ROS tiếp tục giảm sàn và mức giá lùi sâu về mức 11.300 đồng. Khối lượng giao dịch đạt 3,27 triệu cổ phiếu song vẫn còn dư bán sàn hơn 2,5 triệu đơn vị, không có dư mua cuối phiên.
Trong khi đó, trên sàn UPCoM, cổ phiếu DGT của Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai vẫn giữ mức giá 80.600 đồng và bảo toàn được mức tăng “khủng” 247,4% so với đầu tháng 12/2019.
Điểm đáng chú ý là tại DGT hầu như không diễn ra giao dịch, khối lượng giao dịch bình quân trong 3 tháng qua chỉ ở mức 828 đơn vị/phiên và được cải thiện trong khoảng 1 tháng trở lại đây là 1.860 cổ phiếu giao dịch/phiên.
Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 tới nay, DGT có 9 phiên tăng trần và các phiên còn lại đều đứng giá tham chiếu.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu DGT trong 1 tháng trở lại đây
Đây là một công ty có quy mô khá nhỏ, chỉ có 64,8 tỷ đồng vốn điều lệ. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp này là xây dựng công trình giao thông, quản lý duy tu và sửa chữa cầu đường bộ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, khai thác, chế biến đá xây dựng… tại tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh lân cận.
Một số dự án mà doanh nghiệp này đang thực hiện đó là mỏ đá Tân Cang, mỏ cát Đăc Lua, trạm trộn BTN Đắk Nông và một số dự án khác tại Đồng Nai. Kết quả kinh doanh của Công trình Giao thông Đồng Nai không mấy ấn tượng khi có lỗ luỹ kế hơn 20,3 tỷ đồng vào cuối năm 2018.
Trở lại với thị trường chứng khoán chung, BVSC dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục chịu áp lực từ vùng kháng cự 969-972 điểm trong ngắn hạn. Thị trường có thể chịu áp lực giảm điểm về vùng hỗ trợ 960-963 điểm và hồi phục tăng điểm trở lại trong phiên kế tiếp.
Về mặt xu hướng thị trường trong thời gian tới, chỉ số vẫn cần bứt phá thành công qua vùng kháng cự quan trọng 970-972 điểm để bước vào nhịp tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 980-985 điểm.
Điểm tích cực là khối ngoại đang có xu hướng mua ròng trở lại trong những phiên gần đây. Hiện tại thị trường đang ở giai đoạn tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ nên hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 1 diễn ra vào giữa tuần có thể tạo ra biến động mạnh đối với diễn biến thị trường.
Theo Dân trí
Đường bay thẳng Việt Nam - Hoa Kỳ: Phải có cách tiếp cận khác biệt
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cách tiếp cận mới, việc khai thác thị trường hàng không Hoa Kỳ bằng đường bay thẳng có thể trở thành gánh nặng thua lỗ lớn đối với các hãng hàng không Việt Nam.
Vietnam Airlines đã đạt mọi tiêu chuẩn để mở đường bay thẳng Việt Nam - Hoa Kỳ.
Khi nào và bằng cách nào?
Hàng loạt câu hỏi mang tính kỹ thuật đã được cả báo giới và lãnh đạo các hãng hàng không Việt Nam dành cho ông Nawal Taneja, giáo sư Trường đại học Ohio (Hoa Kỳ), một trong những diễn giả chính tại cuộc tọa đàm "Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức", do Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức giữa tuần này.
Ngoài việc là một trong những "chiến lược gia hàng không hàng đầu thế giới" với 50 năm kinh nghiệm, đặc biệt là trong việc tư vấn giúp các chính phủ và nhiều hãng hàng không lớn hoạch định chiến lược phát triển, ông Nawal Taneja đã từng viết hẳn một chương trong cuốn sách giáo khoa sắp xuất bản về đường bay thẳng Việt Nam - Hoa Kỳ với tư cách là đường bay nhiều cơ hội và thách thức nhất thế giới.
Theo ông Nawal Taneja, tiềm năng giao thông hàng không kết nối hai thị trường này là rất lớn, không chỉ đến từ nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không đến và đi từ Hoa Kỳ, nơi có hàng triệu người Việt Nam sinh sống, mà còn đến từ nhu cầu du lịch từ các quốc gia trên toàn thế giới. Thời gian vừa qua, Việt Nam thu hút sự quan tâm lớn của thế giới, mà bằng chứng rõ ràng là việc đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều và quyết định xây dựng Trường đua công thức 1 (F1) tại Hà Nội.
"Việc mở đường bay đến Hoa Kỳ không phải là vấn đề "nên hay không", mà là khi nào đường bay này được vận hành. Và trả lời câu hỏi "khi nào thì hãng hàng không nên mở đường bay đến Hoa Kỳ?" rất đơn giản, đó là khi khi họ đã suy nghĩ thông suốt mọi góc độ, xem xét và chuẩn bị kỹ lượng mọi yếu tố rủi ro của thị trường Hoa Kỳ vốn vừa kén người vừa có sự cạnh tranh rất gay gắt", ông Nawal Taneja cho biết.
Nắm khá kỹ thông tin về việc hai hãng hàng không tại Việt Nam là Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) và Bamboo Airways đặt mục tiêu mở đường bay thẳng tới Hoa Kỳ, vị chiến lược gia này cho rằng, các hãng hàng không sẽ phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở tìm hiểu thị trường, xây dựng kế hoạch tiếp thị và đưa ra tần suất bay phù hợp.
Hiện tại, Hoa Kỳ có khá đông người Việt Nam sinh sống, nhưng theo ông Nawal Taneja, nếu xây dựng đường bay thẳng chỉ dựa trên nhóm nhu cầu này thì chắc chắn sẽ thất bại. Các hãng hàng không Việt Nam phải hướng đến phục vụ giới doanh nhân, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận trả giá cao, song đi kèm với đó là phải cung cấp đường bay thẳng, dịch vụ thuận tiện với tần suất tối thiểu là 3 chuyến/tuần.
Bên cạnh đó, do các hãng hàng không Việt Nam đều chưa có thương hiệu ở Hoa Kỳ, nên cùng với việc phải tìm đối tác phù hợp mở rộng mạng đường bay kết nối, cũng cần sớm khởi động chiến dịch truyền thông quảng bá trên cả các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.
"Bay đến Hoa Kỳ phải có cách tiếp cận mới, phi truyền thống, kể cả đối tượng phục vụ, cách tính chi phí, nhất là khi trên đường bay này đang có 12 hãng hàng không lớn của thế giới chào dịch vụ bay có từ 1 đến 2 điểm dừng với giá rất cạnh tranh", vị chuyên gia này khuyến nghị.
Thận trọng
Chia sẻ thách thức rất lớn đối với các hãng hàng không Việt Nam trong việc theo đuổi mục tiêu mở đường bay thẳng tới Hoa Kỳ, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, đây là một đường bay đòi hỏi tính kỹ thuật, kinh tế rất cao.
Cho đến thời điểm này, những điều kiện pháp lý cần thiết thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đều đã thực hiện xong, vấn đề còn lại là năng lực kỹ thuật (tàu bay) và năng lực khai thác thị trường của hãng hàng không Việt Nam.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, nếu bay thẳng từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, hãng bay phải đạt tiêu chuẩn khai thác tàu bay 2 động cơ vượt đại dương tối thiểu ETOPS 180 phút (ETOPS là điều luật của ICAO cho phép máy bay thương mại 2 động cơ được bay kéo dài thêm một khoảng thời gian bay nữa trong trường hợp một động cơ bị hỏng).
Tại Việt Nam, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất đạt tiêu chuẩn này. Những hãng hàng không còn lại, trong đó có Bamboo Airways, ngay cả khi nhận tàu bay B787-9 vào tháng 12/2019 thì cũng phải mất tối thiểu 18 tháng để tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện kinh nghiệm quản lý mới có thể đạt ETOPS 180 phút.
Trong khi đó, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, trong suốt 10 năm qua, hãng hàng không quốc gia luôn quan tâm, đầu tư chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật, thương mại, kể cả việc mở văn phòng ở Hoa Kỳ vào năm 2001. Để tiếp cận thị trường, Vietnam Airlines đã hợp tác với một số hãng hàng không như China Airlines để trao đổi chỗ trên các đường bay từ Việt Nam đi Los Angeles, San Francisco qua Đài Bắc từ năm 1993 và đã thiết lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ từ đầu những năm 2000 để xây dựng hệ thống bán và tiếp cận các nguồn khách từ Hoa Kỳ. Hãng đã hợp tác liên danh với Hãng hàng không Hoa Kỳ từ đầu những năm 2000 (American Airlines) và sau đó chuyển sang hợp tác với Delta Airlines (từ 2010 sau gia nhập Skyteam) để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.
"United Airlines đã bay đến TP.HCM từ năm 2007, sau 5 năm, đã chấm dứt đường bay. Delta Airlines cũng đã bay tới TP.HCM và cũng phải đóng đường bay rất nhanh sau đó. Mười năm qua, dù công nghệ chế tạo tàu bay thay đổi, hành khách đi lại tăng lên, nhưng các hãng bay Hoa Kỳ chưa có kế hoạch quay trở lại".
Ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines
Vào tháng 9/2019, hãng hàng không quốc gia đã được Bộ Giao thông - Vận tải Hoa Kỳ cấp giấy phép vận chuyển thương mại hành khách, hàng hóa, bưu phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là một điều kiện cần trong số rất nhiều thủ tục rất khó khăn phải hoàn tất. Đơn giản nhất là việc nhà chức trách Hoa Kỳ yêu cầu trang web bán vé của hãng hàng không tại thị trường này phải thân thiện với người khiếm thị, để họ có thể thao tác trên đó. Nếu không thỏa mãn yêu cầu, mức phạt có thể lên tới 30.000 USD.
Bên cạnh đó, ông Thành cho biết, về yếu tố kinh tế, hiện nay, việc khai thác đường bay thẳng đi đến Hoa Kỳ đối với các hãng hàng không Việt Nam gặp cạnh tranh rất lớn với các hãng hàng không bay vòng.
CEO Vietnam Airlines cho rằng, trước khi đặt vấn đề vì sao hãng hàng không Việt Nam chưa bay đến Hoa Kỳ, cũng cần hỏi tại sao các hãng hàng không Hoa Kỳ có thể bay đến Việt Nam rồi mà họ không bay? Theo ông Thành, Hoa Kỳ không phải là một thị trường tiềm năng về lợi nhuận như nhiều người hình dung.
Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước đã mở đường bay tới Hoa Kỳ, nhưng chỉ còn Singapore và Philippines duy trì duy trì đường bay. Rào cản chính là việc trên thế giới chưa có tàu bay có thể bay không dừng mà vẫn hiệu quả, tức là không bị hạn chế về số ghế và tải hàng hóa. Trong khi đó, theo chương trình của Boeing và Airbus, phải đợi đến năm 2022, Boeing 777X và Airbus A350-1000 - loại tàu bay đáp ứng được yêu cầu này mới có thể bàn giao, khai thác thương mại.
Theo quan điểm của CEO Vietnam Airlines, trong giai đoạn trước mắt, Hoa Kỳ không phải là một thị trường tiềm năng về lợi nhuận, nhưng nếu coi đây là khoản đầu tư, như là để xây cầu góp phần khơi thông dòng chảy về du lịch, đầu tư, thương mại, hàng hóa, hội nhập, tạo điều kiện cho người dân đi lại giữa hai quốc gia, thì với tư cách là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines sẵn sàng gánh vác trọng trách này.
"Tới đây, với sự trợ giúp, hợp tác của GS. Nawal Taneja, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm kết nối, hợp tác với đối tác hàng không của Hoa Kỳ để tạo ra nguồn khách, nguồn hàng. Không có việc gì không làm được, nhưng phải hết sức thận trọng", ông Thành cho biết.
Anh Minh
Theo baodautu.vn
KSB về đáy 4 năm và giảm 2/3 so với đỉnh, cổ đông lớn Hưng "Gimiko" cắt lỗ 1,63 triệu cổ phiếu Giao dịch được thực hiện trong bối cảnh cổ phiếu KSB liên tục giảm điểm, hiện giảm về vùng đáy 4 năm với 17.000 đồng/cp. CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) vừa công bố giao dịch cổ đông lớn, trong đó ông Lê Quốc Hưng - người có biệt danh Hưng Gimiko - đã bán ra 1,63 triệu cổ phiếu,...