Một khi chàng “mắc bệnh”… hay dỗi
Mọi người đều khen Hằng quyến rũ hơn với kiểu đầu mới nhưng chỉ Long khăng khăng: “Anh yêu nhất mái tóc dài của em, thế mà em biến nó thành… &’xúp lơ’ hết!”, sau đó làm mặt sưng mày xỉa cả ngày.
Hằng hất hất mái tóc xoăn bồng bềnh mới làm, rồi tạo dáng trước mặt Long: “Anh thấy tóc của em thế nào? Đẹp không?”. Cô chờ đợi được đón nhận một vài lời xu nịnh ngọt ngào của người yêu, nào ngờ chàng chỉ lạnh lùng đáp cụt lủn: “Đẹp!”. Khi này, Hằng mới “hết hồn”, nhớ ra Long đã nhiều lần nhắc nhở: “Anh chỉ thích con gái để tóc thẳng, dài buông xõa”. Thế mà hôm nay, cô đi đổi “style” mà chẳng hề “bàn bạc”, nên đích thị là chàng đã dỗi.
Nguyệt Hằng (20 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) tâm sự, bạn trai cô vốn rất yêu, rất chiều cô, chỉ tội yêu quá hóa “lắm chuyện”, nên năm ngày ba bận lại hờn vớt mát.
Ví dụ, Hằng hẹn hò cùng đám bạn thân mà quên không rủ Long là anh tự ái ngay: “Em không muốn cho anh đi chơi cùng chứ gì?”. Hằng thông báo sẽ có chuyến dã ngoại với lớp 2 ngày, Long nghe xong dỗi liền bởi: “Em định đi qua đêm mà chẳng hỏi ý kiến anh”. Nhắn tin cho Hằng mà 15 phút sau không thấy trả lời là Long bực bội: “Chắc mải vui chơi gì nên quên cả người yêu rồi!”.
Tính Long là vậy, tình cảm nhưng cũng hết sức nhạy cảm. Quan tâm, chăm sóc người yêu nhưng cũng muốn người yêu phải nắm bắt được chân tơ kẽ tóc tâm ý của mình, bằng không… dỗi truyền kì. Vì thế tuy là thân con gái nhưng Hằng thường xuyên phải xuống nước để làm lành với chàng.
“Anh ấy đã hay dỗi, mình cũng lại hay hờn thì chỉ có nước chia tay. Cũng may bạn trai mình cũng nhanh quên, &’dỗ’ vài ba câu là thôi liền!”, Hằng chia sẻ.
Video đang HOT
Trong hoàn cảnh tương tự, Mai Chi (sinh viên trường Dân lập Thăng Long) than thở về bạn trai mình: “Thanh niên gì mà khó tính như ông già, lại cả nghĩ, nói động tí là dỗi, mà đã dỗi thì còn khiếp hơn lũ con gái, có khi cả tuần chả thèm nhìn mặt người yêu luôn!”.
Từ lúc chưa yêu nhau, Chi đã sớm biết Hiệp là gã “chẳng vừa”. Hồi đó, có lần cô thử “trêu ngươi” anh chàng bằng cách cố tình cười nói thân thiện với đàn ông khác. Tưởng như thế sẽ thêm chút gia vị khiến Hiệp càng “cay” và hứng thú tấn công mạnh hơn. Nào ngờ, anh chàng tự ái cao ngất trời, đùng đùng định cắt đứt quan hệ với lí do: “Em đùa giỡn tình cảm của anh!”. Cũng may Chi kịp thanh minh nên chàng mới tiếp tục “quá trình cưa cẩm”.
Nên thẳng thắn chỉ ra cái sai cho cô ấy thấy mà rút kinh nghiệm… (Ảnh minh họa)
Đến lúc yêu rồi cũng vậy, Hiệp càng thể hiện phẩm chất của một “trai dỗi hờn”. Có hôm Chi vô tư kể: “Công ty em có mấy sếp trẻ mới vào, chỉ tầm tuổi anh nhưng giỏi lắm, đúng là nhân tài…”. Mới nói tới đó thôi, mặt Hiệp đã tối sầm lại, nặng như đeo mấy cân chì, sau đó “gầm gừ”: “Em không phải khen người ta nhiều như thế. Anh biết anh kém tài rồi”.
Bữa khác đến nhà Hiệp chơi, Chi nhỡ mồm chê: “Phòng anh nóng quá mà chả chịu lắp điều hòa, thế mà cũng ở được!”. Thế là động ngay đến nỗi đau, Hiệp trả lời đầy chua chát: “Nhà anh vốn nghèo, không giàu có như nhà em, nên anh ở khổ quen rồi!”.
Nhưng bài học khiến Chi nhớ đời nhất là hôm cô to gan mắng Hiệp ngay trước bạn bè mình vì anh trễ hẹn nửa giờ đồng hồ. Vụ ấy, Hiệp “tổn thương” tới mức hơn một tuần không thèm nhìn mặt người yêu, thậm chí suýt nữa thì “tan đàn xẻ nghé”. Hiệp bảo: “Cả đời anh, chưa bao giờ lại mất sĩ diện đến thế!”.
Vài lần như vậy khiến Chi buộc phải rút ra bài học: “Nói chuyện với người yêu là phải cân nhắc từng lời!”.
Lời khuyên cho mày râu hay hờn
Nam nữ bình quyền, vì thế chuyện đàn ông hờn giận cũng không phải điều cấm kỵ, nhất là khi hờn giận cũng là một thứ gia vị cần thiết trong tình yêu. Tuy nhiên, với đặc thù giới tính là phái mạnh, để thể hiện sự “manly” thì mày râu cũng nên bao dung độ lượng với người yêu. Khi bạn gái mắc lỗi, thay vì im lặng, làm mặt lạnh theo kiểu nữ nhi thì bạn nên thẳng thắn chỉ ra cái sai cho cô ấy thấy mà rút kinh nghiệm.
Với đàn ông, giận dỗi cũng cần đúng lúc, đúng chỗ để sao cho đối phương thêm nể phục. Đặc biệt, nên tránh việc giận dài, giận dai. Bắt một người con gái cứ phải “hạ mình” xin lỗi là điều không nên làm. Giận một chút để cho người yêu hiểu mình, thế là đủ. Hơn nữa, tạo hóa sinh ra đặc quyền giận dỗi là của con gái, vì thế nếu muốn là đàn ông đúng nghĩa thì bạn đừng lướt đặc quyền đó của họ!
Theo VNE
Hết hồn với... vợ làm đẹp đón Tết
Nghe tiếng lạch cạch, thấy con Lu vừa gầm gừ vừa quẫy đuôi rối rít tôi vội nhìn nhanh ra cửa: "Chào cô, cô hỏi ai?". "Cái anh này! Nặng gần chết không xách hộ người ta còn đùa!". Trời đất ơi! Cô vợ thân yêu của tôi sao ra nông nỗi này.
Mái tóc dài, suôn mượt như mây giờ bị cắt cụt ngủn, nhuộm màu tím như mấy cô diễn viên Hàn Quốc, cặp môi cánh hồng bị xăm đỏ như ăn ớt, còn nữa, đôi mày lá liễu cuốn hút là thế giờ cũng chịu chung số phận, đến con Lu nổi tiếng tinh khôn còn ngờ vực huống hồ là tôi.
"... À, ừ! Em... khác quá!". Nhìn bộ mặt nghệt của tôi nàng quẳng mạnh giỏ thức ăn xuống sàn: "Anh xem lại mình đi, đàn ông như thế có đáng không, tôi làm đẹp là vì ai?". Rồi nàng lu loa lên một cách oan ức. Quả thực, nhiều lúc nghĩ cũng thấy tội, vợ con người ta được ăn sung mặc sướng, ba ngày đi spa, bốn ngày đi tắm trắng mà mình thì, ăn không dám ăn, mặc chẳng dám mặc, hết giờ làm mới tất tưởi chạy ra các quán hàng rong mua thức ăn, mang tiếng là ở thành phố nhưng nào đã biết cái siêu thị đen hay đỏ, nhưng biết làm sao được, đồng lương của cô công nhân với anh bảo vệ quèn như tôi thì rau muống còn không đủ nữa là.
Giờ tan sở nhìn mấy cô nhân viên văn phòng ra về trong lòng lại thầm tiếc, tôi thề trong số hàng trăm cô gái kia nhiều người thua vợ tôi xa lắc nếu xét trên bình diện nhan sắc, chẳng qua môi trường làm việc đã cho họ cách ăn diện nên mới sang trọng quý phái ngần ấy thôi, người đẹp vì lụa chứ báu gì, có khi phải nén buồn động viên vợ " đẹp mà nhờ dao kéo với mĩ phẩm anh chả thiết", nhưng hỡi ôi! Cái lời động viên đầy sự đãi bôi ấy làm sao mà chống đỡ nổi với cái trào lưu phim ảnh, văn hóa ngoại trong cái kỷ nguyên hội nhập với cái căn bệnh đồng bóng di căn của đàn bà. Vậy là các nàng đua nhau làm đẹp bằng mọi giá, người giàu thì đến nơi sang trọng, người nghèo thì đến nơi xập xệ một chút mà người quá nghèo cũng không sao, có tất, bất kể mĩ phẩm tốt, xấu, nguồn gốc xuất xứ không thành vấn đề miễn sao đáp ứng đủ cho cái nhu cầu đa dạng của thượng đế.
Cám cảnh! Ngày nào đọc báo cũng thấy nhan nhản mĩ viện phi pháp, trung tâm làm đẹp chui với những gương mặt biến dạng, thoạt nhìn đã nổi da gà, không biết ngày nào đến lượt nhà mình đây? Tưởng vợ chồng trẻ hờn dỗi tí cho vui, cho cuộc sống thêm phong phú ai dè "chiến tranh lạnh" khá lâu, phải dỗ mãi nàng mới chịu nghe ra, lại mất cả tuần nịnh hót nàng mới chịu về quê ăn Tết, vừa thăm quê vừa cho nàng tận mắt nhìn thấy cái đẹp đích thực, thuần hậu của người dân quê. Nhưng cái thâm ý của thằng tôi đã nhầm, suốt đoạn đường về, các tiệm uốn - ép - sấy - gội người đông như kiến. Các bà các cô ngoại tứ tuần, chân lội ruộng sâu, phèn ăn vàng ươm đến tận đầu gối cũng duỗi tóc thẳng đơ, cắt so le, nhuộm đủ màu trông thật nhức mắt. Nhìn nàng hả hê tôi khẽ thở dài, mình lạc hậu hay lẩm cẩm đây?
Theo VNE
Có không giữ, mất đừng tìm... "Nhớ nhé, hãy trân trọng những gì anh đang có. Vì biết đâu đó, một ngày không xa, em sẽ ra đi...". "Có không giữ/ Mất đừng tìm" Đã có lần em và anh ngồi nghe những lời tâm sự đó trên radio. Khi ấy, em đã ôm quàng lấy vai anh: "Nhớ nhé, hãy trân trọng những gì anh đang có. Vì...