Một hiểu lầm tai hại về chuyện tránh thai
Đi tiểu, ngồi xổm hay đứng lên… sau khi “quan hệ” đều không có tác dụng tránh thai và hoàn toàn không phải là biện pháp tránh thai.
Bác sĩ cho em hỏi, ngay sau khi “quan hệ”, bạn gái em đi tiểu và lượng tinh dịch đã chảy ra ngoài hết. Bác sĩ cho em hỏi, cách làm này có hiệu quả tránh thai cao không? Chúng em áp dụng cách này vài lần và thấy đều hiệu quả, chưa bị “dính” bầu lần nào. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (H. S)
Bạn H.S thân mến!
Trước hết phải nói ngay với bạn rằng, đây là một hiểu lầm tai hại về chuyện tránh thai mà rất nhiều bạn trẻ ngày nay mắc phải. Đi tiểu, ngồi xổm hay đứng lên… sau khi “quan hệ” đều không có tác dụng tránh thai và hoàn toàn không phải là biện pháp tránh thai.
Video đang HOT
Đi tiểu, ngồi xổm hay đứng lên… sau khi “quan hệ” đều không có tác dụng tránh thai và hoàn toàn không phải là biện pháp tránh thai. Ảnh minh họa
Đi tiểu sau khi “quan hệ” có lợi ích rõ ràng là đẩy bớt các vi khuẩn trong niệu đạo ra ngoài, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc này rất tốt cho nữ giới. Ngược lại, với cánh mày ra, sau khi làm “chuyện ấy”, con trai không nên tiểu ngay lập tức, nếu không sẽ gây tổn thương tiền liệt tuyến.
Bởi niệu đạo nam giới dài lại cong, nước tiểu sẽ phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn không có hiệu quả tránh thai như hai bạn nghĩ. Tinh dịch và dương vật đi vào trong âm đạo, còn nước tiểu đi ra từ niệu đạo. Đây là hai hướng đi khác nhau nên không thê giup ich gi cho nhau.
Sau khi xuất tinh, tinh trung của người đàn ông “phong” vơi tôc đô chong măt vào sâu trong âm đạo đê găp trưng và có hàng triệu tinh trùng được giải phóng để “thực hiện” nhiệm vụ này. Nhiều tinh trùng đã kịp bơi sâu vào trong và cho dù bạn gái bạn đi tiểu hay nhảy lên sau khi “quan hệ” thì cũng không thể đẩy chúng ra ngoài.
Vi vây, cho du ngươi phu nư co đi tiêu hay cô găng để tinh dich cua ngươi đan ông chảy ra ngoai cung không co nghia la có thể tránh thai. Hơn nữa, bạn không thể biết được rằng lượng tinh dịch tràn ra ngoài có mang theo được tất cả tinh trùng hay không vì thực tế, một phần tinh dich va tinh trung vân “tru” lai trong âm đao va khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra.
Do đó, hai bạn không nên mạo hiểm tiếp tục áp dụng “biện pháp tránh thai” này nữa. Nêu muôn tranh thai va phong cac bênh tinh duc lây qua đương tinh duc, tôt nhât hai ban nên sư dung bao cao su.
Chúc hai bạn vui khỏe!
Theo aFamily
Rắc rối do đặt vòng tránh thai
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật.
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, đã có một em bé 3 tuổi. Sau khi sinh được 1 năm, em đã đặt vòng tránh thai. Nhưng từ sau khi đặt vòng, mỗi khi đến kì kinh nguyệt, em bị ra máu rất nhiều, giờ đã 2 năm rồi. Cách đây 3 tháng em đã gỡ vòng tránh thai và giờ thì đến kì kinh nguyệt em lại rất ít máu. Em rất lo lắng liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con nữa không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! (N. Dinh)
Bạn N. Dinh thân mến!
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là "vòng" vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S...
Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật... Ảnh minh họa
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng... nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù là biện pháp tránh thai phổ biến nhưng đặt vòng tránh thai không thích hợp trong một số trường hợp như: Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi; Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung; Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác; Nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polyp (phải cắt bỏ); Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân...
Nếu tình trạng chảy máu hoặc bất thường trong kinh nguyệt kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để biết có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản hay không. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biện pháp tránh thai nào là phù hợp với bạn nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Màn ảnh sân khấu
Có nên ăn tỏi khi đang dùng thuốc tránh thai? Việc không nên ăn tỏi trong khi phải dùng thuốc tránh thai là do trong thuốc này có một thành phần quan trọng là estrogen. Tôi có thói quen mỗi bữa thường ăn một vài tép tỏi để tăng cường sức khoẻ và phòng bệnh, tật. Thế nhưng, mới đây tôi lại nghe nói nếu dùng thuốc tránh thai thì không được ăn...