Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt
Những hiện tượng thời tiết “địa ngục” đã được ghi nhận ở WASP-76b, một hành tinh có nhiệt độ ban ngày lên tới 2.000 độ C.
Theo Universe Today, nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã khám phá các điều kiện môi trường trên WASP-76b, một hành tinh khổng lồ cực đoan.
Đó là một “ Sao Mộc cực nóng” nằm cách chúng ta 640 năm ánh sáng theo hướng chòm sao Song Ngư, được phát hiện vào năm 2013.
Trên hành tinh này, một năm chỉ kéo dài 1,8 ngày Trái Đất.
Hành tinh WASP-76b sở hữu một môi trường vô cùng kinh dị – Ảnh đồ họa: AI
WASP-76b bị khoá thủy triều với ngôi sao mẹ WASP-76, giống như cách Mặt Trăng luôn đối diện với Trái Đất bằng một mặt duy nhất.
Vì vậy trên thế giới này, một nửa luôn là ban ngày với nhiệt độ trung bình lên tới 2.000 độ C, trong khi nửa kia luôn là ban đêm, “mát” hơn nhưng vẫn là nhiệt độ khắc nghiệt.
Tình trạng khóa thủy triều này cũng tạo điều kiện cho những cơn gió mạnh bao quanh hành tinh.
Sử dụng máy quang phổ ESPRESSO được lắp đặt trên kính viễn vọng Very Large của Đài quan sát Nam Âu (ESO), các tác giả phát hiện ra rằng những cơn gió này chứa một lượng lớn các nguyên tử sắt, lưu thông liên tục từ lớp dưới của bầu khí quyển lên các lớp trên.
Lượng nguyên tử sắt dồi dào trong bầu khí quyển chủ yếu do nhiệt độ cực cao ở mặt ban ngày của hành tinh đã làm bốc hơi sắt.
Khi gió lưu thông đến mặt ban đêm, sắt này bị ngưng tự và rơi xuống thành mưa sắt, y như cách nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trên Trái Đất.
Nghiên cứu về hành tinh hấp dẫn này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics, đem đến thêm một mảnh ghép về cách mà các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời vận hành.
Khám phá này và các khám phá tiềm năng sắp tới trên WASP-76b sẽ giúp chúng ta hiểu thêm một chút về khí hậu của các hành tinh giống địa ngục nhất vũ trụ, bị tấn công bởi mức độ bức xạ cực độ từ sao mẹ của chúng,
Lộ diện hành tinh mới có thể sống được, to gấp 3,2 lần Trái Đất
Hành tinh Percival nằm cách Trái Đất 310 năm ánh sáng, bên trong vùng sự sống của một ngôi sao loại G.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Flatiron và một số nhà khoa học tự do đã cùng nhau xác định được một hành tinh mang tên TOI-4633 C - còn gọi là Percival - nằm trọn vẹn trong vùng sự sống Goldilocks của ngôi sao mẹ TOI-4633 A.
TOI-4633 A là ngôi sao loại G nằm trong một hệ sao đôi cách chúng ta 310 năm ánh sáng.
Ngôi sao còn lại trong hệ là TOI-4633 B, nhỏ hơn TOI-4633 A một chút và quay quanh ngôi sao này cùng 2 hành tinh con của nó trong một quỹ đạo lớn.
Hành tinh Percival nằm trong vùng sự sống của sao mẹ, có một hành tinh anh em và có thể là một vài "mặt trăng sự sống" quay xung quanh - Ảnh AI: Anh Thư
Trở lại với TOI-4633 C, theo NASA nó là một ngoại hành tinh khí khổng lồ có khối lượng khoảng 0,387 Sao Mộc, tức tương đương 123 lần khối lượng Trái Đất. Bán kính của hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 3,2 lần.
TOI-4633 C bằm cách ngôi sao mẹ 0,847 AU (tức đơn vị thiên văn, tương đương khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất, khoảng 150 triệu km) và mất 271,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao.
Vệ tinh TESS của NASA đã tìm thấy hành tinh này đầu tiên, nhưng cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Flatiron đã vén màn bí ẩn về nó, đặc biệt là xác nhận đó là một thế giới phù hợp với sự sống.
Có một trở ngại là TOI-4633 C giống Sao Hải Vương hơn Trái Đất, tức loại hành tinh khí không có bề mặt rắn, bầu khí quyển có thể dày đặc hơi nước, hydro và methane.
Điều này sẽ làm giảm đi một chút cơ hội tồn tại của sự sống. Hoặc nếu có, đó sẽ phải là một dạng sống rất khác sự sống Trái Đất.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy loại hành tinh có chu kỳ dài như vậy có khả năng cao sở hữu nhiều mặt trăng có bề mặt để sự sống bám rễ.
Vì vậy, cho dù sự sống không tồn tại trực tiếp nơi hành tinh này, nó vẫn có thể có nhiều mặt trăng sự sống giống như Sao Mộc hay Sao Thổ của hệ Mặt Trời.
Hành tinh còn lại của hệ sao là TOI 4433 B thậm chí lớn hơn thế giới có thể sống được này nhiều, có bán kính lên đến 13,7 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Mộc (Sao Mộc có bán kính gấp 11 lần Trái Đất).
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ phải đợi 30 năm nữa để hai ngôi sao trong hệ TOI-4433 AB đủ xa nhau, từ đó giúp xác định rõ ràng hơn cấu trúc của hệ sao và cũng là hiểu thêm về hành tinh Percival thú vị.
Bí mật rùng mình về những hành tinh bị 'ăn thịt' Các nhà khoa học Anh đã khám phá ra lý do vì sao một số hành tinh khổng lồ có hành vi lao dần về phía sao mẹ. Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters đã phát hiện ra cơ chế mới có thể giải quyết bí ẩn lâu đời về quỹ đạo một số...