Một hành tinh đang trôi dạt ngoài vũ trụ
Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh với kích thước ngang Trái Đất đang trôi dạt giữa vũ trụ mà không chịu tác động bởi bất kỳ ngôi sao nào.
Giới khoa học đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau về sự hình thành của “hành tinh lang thang”. Chúng có thể từng là một hành tinh bình thường bay xung quanh một ngôi sao trước khi xảy ra va chạm với vật thể ngoài vũ trụ, khiến chệch quỹ đạo và bay vào không gian.
Một giả thuyết khác được đặt ra là những hành tinh này được hình thành sau vụ nổ của các đám mây bụi khí.
Một hành tinh với kích thước ngang Trái Đất đang trôi dạt giữa vũ trụ. Ảnh: ZME Science.
Scott Gaudi, Giáo sư Đại học bang Ohio nói rằng trong vũ trụ có thể đang tồn tại vô số hành tinh lang thang. Hành tinh được Gaudi và các cộng sự quan sát được có khối lượng tương đương với Trái Đất hoặc Hỏa tinh.
Mặc dù xuất hiện trong không gian với số lượng lớn và kích thước đáng kể, việc tìm kiếm những hành tinh đang bay lang thang trong vũ trụ vẫn còn là một thách thức đối với các nhà thiên văn học. Do không được chiếu sáng bởi bất kỳ ngôi sao nào, các hành tinh này rất tối nên việc quan sát gặp trở ngại. Tính đến nay, chúng ta chỉ phát hiện được vài hành tinh như thế giữa vũ trụ bao la.
Ảnh minh họa cơ chế microlesing. Ảnh: Britannica.
Để hành tinh lang thang gần đây nhất có thể được phát hiện, nhóm của Gaudi đã dùng microlensing (một kỹ thuật thường dùng để phát hiện vật thể thông qua sự bẻ cong của không – thời gian).
Video đang HOT
Về cơ bản, khi một hành tinh nằm giữa kính thiên văn và một ngôi sao, khối lượng của hành tinh sẽ khiến vùng không – thời gian xung quanh nó bị bẻ cong. Ánh sáng từ ngôi sao sẽ đi theo đường cong này rồi hội tụ tại ống kính của kính thiên văn vũ trụ. Hiện tượng mà chúng ta quan sát được chính là ánh sáng từ ngôi sao sẽ sáng hơn bình thường. Đó là lúc chúng ta bắt được một hành tinh lang thang.
Kính thiên văn Nancy Grace Roman. Ảnh: Wikipedia.
Nhóm của Gaudi đã dùng kính thiên văn cũ trụ Nancy Grace Roman của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) để tìm ra hành tinh này. Theo ông, việc này không thể thực hiện được nếu không có những ống kính chuyên dụng.
“Tín hiệu thu được từ phương pháp microlensing này chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày trước khi biến mất mãi mãi. Điều này gây nên những khó khăn để chúng ta có thể quan sát từ Trái Đất thậm chí với cả một hệ thống kết hợp nhiều kính thiên văn”, Matthew Penny, Phó giáo sư Đại học Louisiana cho biết.
Kính thiên văn Roman được thiết kế đặc biệt để tìm kiếm những hành tinh lang thang cũng như khả năng xuất hiện của chúng trong không gian. Những phát hiện thu được từ Roman có thể là chìa khóa quan trọng cho nhân loại để tìm hiểu sự hình thành và vòng đời của các hành tinh.
Hết cô đơn trong vũ trụ?
'Chúng ta sẽ không còn cô đơn trong vũ trụ' - vài năm trước, bà Ellen Stofan - Giám đốc phụ trách khoa học của NASA, đã dự báo như vậy.
Sứ mệnh PLATO.
Mới đây, dự báo này lại được nhà thiên văn học nổi tiếng Chris Impey (Anh) nhắc lại. Cả 2 nhà khoa học đều quả quyết việc phát hiện sự sống ngoài Trái đất chỉ còn là vấn đề thời gian, nhiều nhất là sau 15 - 20 năm nữa.
Vi sinh vũ trụ trong tầng bình lưu?
Những năm gần đây, các nhà khoa học liên tục có những phát hiện liên quan đến khả năng tồn tại sự sống ngoài hành tinh, chẳng hạn như trữ lượng nước lỏng trên các thiên thể thuộc Hệ Mặt trời; các dấu vết hồ nước trên sao Hỏa;
Nguồn nhiệt trong lòng đại dương ngầm thuộc vệ tinh Enceladus của sao Thổ; các hành tinh giống Trái đất trong khu vực có thể sống được của các ngôi sao chủ...
Tuy nhiên, để tìm được chứng cớ về sự sống ngoài Trái đất, không nhất thiết phải hướng kính viễn vọng vào sâu trong vũ trụ và thực hiện các chuyến bay lên các hành tinh khác.
Các nghiên cứu của nhà sinh học vũ trụ Chandra Wickramasinghe (Anh) cho thấy, trong một trận mưa thiên thạch (có tên là mưa sao băng Perseid), trên các tầng cao khí quyển Trái đất đột nhiên xuất hiện các vi sinh.
Để phát hiện những vi sinh này, các nhà khoa học đã thiết kế một khí cầu đặc biệt, thu thập mẫu vật trên độ cao 26 km trong thời gian có mưa sao băng Perseid. Hóa ra, trên các tầng cao khí quyển có các mảnh tảo đơn bào, gọi là tảo silic.
Trên mặt đất, tảo silic có thể được các cơn bão cuốn theo trên khoảng cách lớn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, không có cơn bão hay lốc xoáy nào có thể mang tảo silic lên tận tầng bình lưu. Vì vậy, theo giáo sư vi sinh Milton Wainwright (ĐH Nottingham, Anh), những mảnh tảo silic trên thượng tầng khí quyển phải đến từ vũ trụ, có thể cùng với mưa sao băng Perseid.
Giáo sư Wainwright cũng nhận định là có xác suất đến 95% rằng vi sinh vật có nguồn gốc ngoài Trái đất bám theo các sao Chổi để đến chỗ chúng ta.
Tuy nhiên, nhà sinh học vũ trụ Chris McKay ở Trung tâm Nghiên cứu Amos thuộc NASA, khẳng định các chứng cớ là quá nghèo nàn. Theo ông, các sinh vật vũ trụ phải có cấu tạo cơ thể khác với sinh vật trên Trái đất. Thế nhưng, một số nhà khoa học lại cho rằng đây không phải là điều kiện cần thiết. Các vi sinh vật có thể có nguồn gốc Trái đất, nhưng "trở về sau chuyến du hành vũ trụ dài ngày".
Nếu như vậy, thì định nghĩa về "sự sống ngoài Trái đất" trở nên rất phức tạp, các vi sinh vật nguồn gốc Trái đất có thể rời bỏ hành tinh chúng ta bằng một cách nào đó để lang thang trong vũ trụ. Chúng có thể "trôi dạt" đến một nơi nào đó trong vũ trụ sâu thẳm và tiếp tục tồn tại ở đó.
Nếu hiểu theo cách này, thì không thể loại trừ khả năng là các vi sinh vật sống gần các ống thủy nhiệt trong đại dương ngầm của một vệ tinh nào đó có thể giống các vi sinh vật Trái đất, tương tự như tảo silic trong tầng bình lưu.
Truy tìm dấu vết
Sử dụng dữ liệu do NASA cung cấp, các nhà khoa học xác định được rằng trong Dải Ngân hà của chúng ta có ít nhất 8,8 tỷ ngôi sao mà xung quanh có các hành tinh kích thước tương đương Trái đất, quay trong khu vực có thể thể sống được.
Điều này không có nghĩa là sự sống "tự động" xuất hiện trên các hành tinh đó, tuy nhiên có thể xảy ra các trường hợp ngoại lệ. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Vật lý thiên văn ĐH Harvard (Mỹ) thì nhắc tới con số 17 tỷ hành tinh có kích thước tương đương Trái đất, dựa trên các kết quả quan sát của Kính thiên văn không gian Kepler.
Vào tháng Hai năm 2014, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) khẳng định sứ mệnh Kính viễn vọng không gian PLATO. Theo kế hoạch, kính viễn vọng không gian này được phóng vào vũ trụ vào năm 2026 với nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh có nước ở trạng thái lỏng.
Chúng ta đang tìm kiếm các dấu vết hóa học chứng tỏ có sự tồn tại của sự sống ngoài vũ trụ. Nếu như chúng ta phát hiện một thứ sinh vật vũ trụ nào đó, thì điều đó sẽ diễn ra trước hết trong Hệ Mặt trời và có nhiều khả năng đây sẽ là vi sinh vật.
Các ống thủy nhiệt trên vệ tinh Enceladus có thể là nơi sinh sống của các vi sinh vật đơn giản, tương tự như các vi sinh vật trong môi trường đại dương Trái đất.
Khi dự đoán về phát hiện sự sống ngoài Trái đất, các nhà khoa học của NASA không nhắc đến sự sống vũ trụ thông minh. "Tôi chỉ có thể đánh cược về việc phát hiện sự sống vũ trụ ở dạng vi sinh. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng chưa thể nói về các dạng sống thông minh ngoài Trái đất" - nhà thiên văn học Chris Impey (Vương quốc Anh) quả quyết.
Theo nhà khoa học Seth Shostak ở Viện Nghiên cứu Trí thông minh ngoài Trái đất SETI (Mỹ), trong vòng 20 năm tới chúng ta sẽ phát hiện sự sống ngoài Trái đất. Tuy nhiên Seth Shostak cũng không nhắc đến việc tiếp xúc với dạng sống thông minh hay nền văn minh lạ trong vũ trụ. Nỗi cô đơn của chúng ta trong vũ trụ có thể sẽ chấm dứt, nhưng chúng ta vẫn "chưa có ai để mà trò chuyện".
'Con mắt của hành tinh' đang bị hư hại nghiêm trọng Dù trước đó, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất đã gặp nhiều sự cố khác nhau nhưng thiệt hại lần này được cho là nghiêm trọng nhất mà Arecibo phải gánh chịu. Trước khi Trung Quốc chế tạo Sky Eye, danh hiệu kính thiên văn lớn nhất thế giới thuộc về Arecibo ở Puerto Rico, vùng biển Caribe (Mỹ). Nơi đây đã...