Một F0 tại TP.HCM không dám về nhà sau khi dương tính với nCoV
Với kết quả xét nghiệm nCoV dương tính, nữ công nhân vẫn được yêu cầu về cách ly tại nhà. Điều này khiến chị bối rối.
1h sáng 9/7, chị N.T.N.P., 38 tuổi, công nhân tại Công ty TNHH Amway, khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM, một mình ôm chiếc túi xách nhỏ với vài bộ quần áo, trên người vẫn mặc đồng phục của công ty cùng 2 mảnh giấy trong tay, đến Trung tâm Y tế quận 7 khai báo.
“Kết quả xét nghiệm: Dương tính”.
Đó là dòng kết luận được in trong cả 2 mảnh giấy trên tay chị P. với 2 kỹ thuật xét nghiệm gồm test nhanh và rRT-PCR. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, với kết quả này, chị P. vẫn có thể tự do đi lại và có mặt tại Trung tâm Y tế quận 7 mà không hề có người kiểm soát.
“Sau khi trả kết quả xét nghiệm, bác sĩ bắt tôi ký giấy cam kết và tự cách ly tại nhà. Nhưng tôi dương tính rồi, làm sao về nhà được, nhỡ lây cho gia đình thì sao”, người phụ nữ thường ngày vốn mạnh mẽ, vui vẻ nay bất lực, nức nở kể lại cho nhân viên y tế địa phương.
Tự xét nghiệm, tự khai báo
Khác với thường lệ, ngày 7/7, chị P. cùng các đồng nghiệp nhận tin công ty nơi họ làm việc phát hiện trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và đang cách ly, điều trị.
Lúc này, tất cả nhân viên, công nhân tại đây đều được xác định là F1 và phải lấy mẫu xét nghiệm theo từng nhóm (dựa trên màu đồng phục).
Nhóm của chị P. (sọc màu xanh) khi đó chưa đến lượt lấy mẫu xét nghiệm và tiếp tục làm việc. Tới 19h30, chị P. cùng các đồng nghiệp trong tổ bất ngờ được chỉ đạo về sớm thay vì 22h như đúng lịch tăng ca. Tuy nhiên, sau khi về nhà, chị lại được cán bộ trong tổ thông báo toàn bộ công nhân cùng nhóm với mình đã được lấy mẫu.
Chị P. trong ngày đi lấy mẫu xét nghiệm và khai báo tại trụ sở công an quận 7 vẫn mặc đồng phục của công ty. Ảnh: NVCC .
Video đang HOT
Sáng 8/7, khi quay lại công ty, chị P. bị một người quản lý tại cổng đuổi về. Người này khẳng định chị đã trốn về và yêu cầu tự tới bệnh viện để lấy mẫu xét nghiệm, sau đó mang kết quả về trước khi công ty bị phong tỏa.
Theo hướng dẫn, chị P. tới một bệnh viện tại quận 5 lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả test nhanh và rRT-PCR đều cho thấy công nhân này dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sau khi có kết quả, bác sĩ tại bệnh viện này chỉ yêu cầu chị P. ký cam kết và yêu cầu về nhà tự cách ly.
“Sau khi có kết quả dương tính với virus, suy nghĩ duy nhất trong đầu tôi là làm sao tôi dám về nhà lúc này, không may tôi lây bệnh cho người trong gia đình thì sao. Nhà tôi còn một người lớn tuổi và con trai nữa”, chị P. kể.
Do đó, người phụ nữ này quyết định tới trụ sở của công an quận 7 để khai báo. Tại đây, chị P. được hướng dẫn đến khai báo ở Trung tâm Y tế quận 7 và chuyển tới cách ly tạm thời tại trường mầm non Phú Thuận.
Sự quan tâm thiếu sát sao
“Tại trường mầm non Phú Thuận, ban đầu tôi không sốt nhưng đã xuất hiện triệu chứng nhức đầu, người mệt mỏi. Dẫu vậy, tôi chỉ được phát đồ ăn chứ không có bác sĩ nào tới thăm khám, quan tâm. Nước lọc cũng phải đến trưa mới có”, chị P. chia sẻ.
Tới đêm ngày thứ 3, người phụ nữ này được các nhân viên y tế yêu cầu mặc quần áo báo hộ và chuyển tới Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Tại đây, chị P. cùng các bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn khi có nhân viên y tế tới đo thân nhiệt, huyết áp và kiểm tra sức khỏe hàng ngày.
Chị P. khi được chuyển tới Bệnh viện dã chiến Củ chi. Ảnh: NVCC .
“15h, chúng tôi mới được phát bữa trưa. Đói quá, tôi đành phải gọi cho bác sĩ phu trách, hy vọng sẽ nhận được suất ăn sớm hơn”, chị P. tâm sự.
Sau khi vào Bệnh viện dã chiến Củ chi, chị P. có cảm giác nóng đầu. Lo lắng về bệnh tình của mình, người phụ nữ này đã tự uống thuốc hạ sốt do không nhận được thuốc từ nhân viên y tế. Việc làm này giúp hạ sốt nhưng bất ngờ khiến mặt và vùng mắt của chị sưng lên bất thường.
Chị P. kể sau đó đã được bác sĩ yêu cầu dừng uống thuốc và theo dõi thêm tình hình. Dẫu vậy, thời gian này, chị P. cùng các bệnh nhân chung phòng phải tự bảo vệ và chăm sóc bản thân là chính, thay vì được bác sĩ thăm khám hay quan tâm.
“Lúc này, tôi cũng chỉ mong nhanh hết bệnh để được trở về. Từng là người vui vẻ, có sức khỏe tốt, giờ đây điều trị trong bệnh viện một mình, không có người thân hay đồng nghiệp, tôi thực sự buồn và mệt mỏi”, chị P. xúc động.
Mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị các đơn vị không trả kết quả xét nghiệm dương tính cho người bệnh và không để họ tự do đi lại ngoài cộng đồng.
Khi người bệnh có test nhanh kháng nguyên dương tính, cơ sở y tế cần khẩn trương lấy mẫu đơn để xét nghiệm rRT-PCR, phối hợp trung tâm y tế trên địa bàn để cách ly người bệnh ở khu cách ly tập trung quận, huyện và báo cáo về HCDC.
Đối với người bệnh có chỉ định hoặc có nhu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2, Sở Y tế TP.HCM phân loại 2 trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp người bệnh có triệu chứng nghi nhiễm: Lấy mẫu test nhanh kháng nguyên và hướng dẫn người bệnh ở lại chờ kết quả xét nghiệm. Nếu test nhanh dương tính, tiếp tục lấy mẫu đơn làm rRT-PCR, chuyển viện nếu kết quả này dương tính. Nếu test nhanh âm tính, người bệnh được trả kết quả xét nghiệm và tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
- Trường hợp người bệnh không có triệu chứng nghi nhiễm: Nếu test nhanh dương tính, người bệnh được cách ly tạm thời, lấy mẫu đơn làm xét nghiệm rRT-PCR và chuyển viện nếu kết quả này dương tính. Nếu test nhanh âm tính, người bệnh được trả kết quả xét nghiệm.
Hai ký túc xá TP HCM chuyển thành bệnh viện dã chiến 5.000 giường
Sở Y tế ngày 26/6 quyết định lập hai bệnh viện dã chiến từ hai ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, nâng số giường điều trị Covid-19 lên 10.000.
Ký túc xá Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh tại số 1 Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, trở thành "Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1", quy mô 1.000 giường. Ký túc xá khu A tại Khu phố 6, phường Linh Trung, TP Thủ Đức, trở thành "Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2", quy mô 4.000 giường.
Theo Sở Y tế TP HCM, Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 dự kiến hoạt động từ ngày 26/6. Tùy tình hình số ca mắc mới, bệnh viện số 2 sẽ hoạt động khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.
Sở Y tế sẽ luân phiên bác sĩ và điều dưỡng từ các bệnh viện công lập đến tham gia điều trị bệnh nhân. Giai đoạn đầu, ưu tiên chọn các nhân viên đã từng tham gia Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, do đã có kinh nghiệm công tác trong môi trường bệnh viện dã chiến.
Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng chức năng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bao gồm các nhân sự của ngành y tế, Đại học Quốc gia TP HCM và Bộ Tư lệnh TP HCM. Nhân sự hậu cần sử dụng từ nguồn nhân sự đang công tác tại hai khu cách ly tập trung thuộc Đại học Quốc gia TP HCM.
Mỗi bệnh viện có ít nhất một xe cứu thương thường trực để kịp thời chuyển người bệnh về các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19. Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM điều phối tăng cường xe cứu thương khi có yêu cầu chuyển viện.
Trường hợp cần xét nghiệm RT-PCR, nhân viên lấy mẫu tại chỗ và gửi mẫu bệnh phẩm về các phòng xét nghiệm khẳng định. Các bệnh viện thành phố chi viện các xe lưu động thực hiện được xét nghiệm máu cơ bản, Xquang phổi tại chỗ.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chịu trách nhiệm tập huấn về các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho nhân viên y tế của các bệnh viện dã chiến. Nơi này cũng sẽ hội chẩn, tư vấn chuyên môn khi có yêu cầu của các bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện dã chiến.
Thời gian qua, Sở Y tế đã chuyển đổi công năng của một số bệnh viện quận, huyện, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của thành phố trở thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 với quy mô tổng cộng 5.000 giường và đã phát huy hiệu quả.
Sở Y tế TP HCM nhận định trước tình hình số ca nhiễm tại thành phố đã vượt qua 2.000 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, việc bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc trường hợp đang được cách ly F1 chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ (chiếm khoảng 80%) là rất cần thiết. Điều này cũng giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng để tập trung điều trị cabệnh nặng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Qua nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình hệ thống các cơ sở điều trị Covid19 theo hình "tháp ba tầng" tại tỉnh Bắc Giang đang được Bộ Y tế triển khai, Sở Y tế nhận định mô hình này là giải pháp phù hợp cho tình hình hiện nay.
Theo mô hình này, thành phố đã có các bệnh viện chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp Covid-19 nặng và nguy kịch (thuộc tầng ba của hình tháp) và các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 (thuộc tầng hai của hình tháp) với tổng công suất là 5.000 giường. Tương ứng với tầng một của hình tháp, các bệnh viện dã chiến sẽ tiếp nhận điều trị trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly (F1, F2) chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, dự kiến cần 5.000-10.000 giường.
TP HCM đang trong đợt bùng phát Covid-19 cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, với 2.960 ca mắc từ 27/4 đến trưa 26/6, xếp thứ hai cả nước trong đợt dịch thứ 4, sau Bắc Giang.
Bệnh viện Dã chiến Củ Chi hoạt động từ tháng 2/2020, quy mô 300 giường, được cải tạo từ cơ sở vật chất của Trường Quân sự TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Covid âm thầm lây 18 người trong một xóm 18 người tại xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, là F1 của một ca nhiễm tại TP HCM, kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV, đang được cách ly. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Long An sáng 24/6 cho biết các ca nghi dương tính ngụ tại khu vực D8, ấp Phước Lý. Khu vực 18 ca nghi Covid-19 đã...