“Một đứa con dâu tốt cũng không bằng một đứa con dâu có tiền”
Sáng sớm, chồng tôi bảo: “Tối qua mẹ ốm, ho suốt đêm, em xem có thể xin nghỉ đưa mẹ đến viện khám được không? Anh lái xe không có người thay, sợ họ không cho nghỉ”.
Chồng đã nói vậy thì tôi không thể không nghỉ.
Tôi gọi điện xin nghỉ làm, chở mẹ chồng đến bệnh viện. Chờ bà khám, xét nghiệm, đọc kết quả cũng hết tròn một buổi sáng. Trên đường về còn phải tranh thủ ghé qua chợ để về nấu luôn bữa trưa cho ông bà.
Ảnh minh họa: Getty Images
Đúng lúc tôi bê mâm cơm lên mời ông bà ăn trưa thì nghe hai ông bà đang nhỏ to. Bố chồng tôi nói:
- Sáng bà đi khám, vợ thằng cả có gọi điện về, nó bảo gửi về 5 triệu cho bà thuốc thang tẩm bổ đấy.
- Thế hả ông. Nhà mình có hai cô con dâu, nhưng đúng là một đứa con dâu tốt cũng không bằng một đứa con dâu có tiền ông nhỉ.
Tôi nghe mẹ chồng nói xong, chỉ muốn đặt mâm cơm xuống luôn sàn nhà mà bỏ về. Nhưng tôi không bỏ về. Tôi bước lên nói với mẹ chồng: “Mẹ ạ, chị cả có tiền thì con có công. Của một đồng nhưng công một nén. Nếu lòng tốt của con không sánh bằng đồng tiền của chị dâu, vậy thì từ nay con xin phép, những lúc bố mẹ ốm đau con vẫn đi làm để còn tích cóp tiền biếu mẹ”. Nói xong rồi tôi về.
Video đang HOT
Nhà chồng tôi có hai anh em trai. Anh trai lập nghiệp rồi lấy vợ ở xa. Còn vợ chồng tôi được ông bà cho mảnh đất ở riêng gần nhà. Chồng tôi làm lái xe cho một cửa hàng vật liệu xây dựng, tôi là công nhân may. Hai vợ chồng nuôi hai con nhỏ, tiền kiếm được đúng là chỉ đủ ăn đủ mặc. Nếu con có ốm đau, đôi khi còn phải vay mượn chỗ nọ chỗ kia. Nói vậy để mọi người biết, chúng tôi không có tiền để biếu ông bà, trừ những dịp tết giỗ, không có nhiều thì phải có ít cho đúng lễ nghĩa.
Vợ chồng anh cả ở xa, công việc đàng hoàng nên thu nhập cũng khá. Anh chị viện cớ bận, ít về thăm nhà, kể cả khi cha mẹ ốm đau. Nhưng bù lại, anh chị lại có tiền gửi về cho ông bà. Nhà thiếu cái gì, cần gì anh cả đều lo được.
Chồng tôi vẫn nói: Thôi thì người có của, kẻ có công. Mình không có tiền biếu ông bà thì bỏ công chăm sóc ông bà vậy. Những khi nhà có việc cũng là vợ chồng tôi đôn đáo qua lại. Khi ông hay bà ốm đau nằm viện cũng là tôi xin nghỉ việc công ty mà đến viện chăm nom. Tôi không nề hà việc gì, ngay cả “đổ bô” cho bố mẹ chồng cũng coi là chuyện nhỏ.
Vậy mà hôm nay, nghe mẹ chồng nói một câu như vậy, tôi thấy bao nhiêu công lao của mình như bị phủi bay.
Về nhà, tôi kể lại rồi nói với chồng: Từ nay, bố mẹ có việc gì anh đi mà lo, đừng kêu em nữa. Em còn phải đi làm, kiếm tiền mà biếu cho ông bà, không thì ông bà lại khinh cho. Nghèo đúng là cái tội mà.
Chồng tôi nghe xong thì nổi cáu:
- Em đừng tự ái vặt kiểu đó nữa. Mẹ nói cũng đúng đấy chứ sai chỗ nào. Giả sử giờ ông bà bị bệnh, cần tiền chữa trị, em chỉ biết nói động viên còn chị dâu cho bà tiền chữa bệnh, vậy thì cái nào tốt hơn? Em xem mỗi lần anh chị gửi cho ông bà 5 triệu, 10 triệu, bằng cả tháng lương công nhân em bạc mặt đi làm, em có theo được không? Mình không có của thì mới phải bỏ công, ở đó mà tự ái vớ vẩn.
Thế là vợ chồng tôi cãi nhau rồi giận nhau. Chồng nói tôi đã nghèo còn không biết thân phận, giận dỗi với mẹ chồng chỉ vì một câu nói. Rằng tôi có giỏi thì hãy kiếm thật nhiều tiền cho bố mẹ chồng đi đã rồi hẵng so bì tị nạnh. Anh còn bảo tôi phải sang nhà xin lỗi mẹ chồng vì đã ăn nói láo lếu.
Chồng tôi lí luận như vậy có nực cười không? Mẹ chồng đã nói ra những lời như vậy, tôi đáp lại như thế có gì sai?
Năm sau không về quê ăn tết nữa?
Hy vọng chuyện không vui nhanh chóng bị quên lãng, để tết năm sau, những người con xa quê lại nô nức mong về.
Sau tết, đám "bà tám" tụi tôi có dịp ngồi lại, hỏi han nhau về những ngày tết sum họp. Người đầu tiên lên tiếng là chị Trinh, chị nói thẳng, từ giờ chị sẽ không về tết nữa.
Quê chị Trinh ở ngoài Bắc, chị sống xa nhà đã mười lăm năm nên chỉ mong tết để về thăm nhà. Nhưng năm nay quả là năm cực hình với chị. Vé đã mua từ trước, đến gần ngày về lại nghe tin dịch COVID-19 bùng phát, mấy mẹ con chị cứ phân vân nửa muốn về nửa không, sợ về rồi không vào được. Đắn đo tính toán, thêm vụ vé máy bay không được hoàn nên mẹ con chị kéo vali về.
Cảnh vạ vật chờ tàu xe thường thấy mùa "tết COVID" - Ảnh minh họa
Ngày về, chị bị đau dạ dày đến vã mồ hôi, chắc do mấy ngày trước căng thẳng quá nên bệnh tái phát. Ra sân bay, chị nằm co quắp trên ghế chờ, đã vậy máy bay còn trễ giờ hơn 2 tiếng đồng hồ. Chị muốn hủy vé không bay nhưng nhân viên của hãng nói chỉ khi nào máy bay trễ ba tiếng vé mới được hủy.
Mấy ngày tết, mặc ai ra ra vào vào, chị cố thủ trên giường, hai đứa trẻ lạ nước lạ cái, người lớn thì còn bao việc phải làm nên cũng không để ý đến chúng được. Ba mẹ con chị cũng ngại dịch nên sau khi đi ra xã khai báo y tế xong thì không đi đâu. Nhà ai cũng người già trẻ nhỏ, lỡ lây bệnh lại mất tết.
Thế là ba mẹ con chị ăn tết... trên giường, thậm chí chú bác còn không biết chị về. Giờ đã yên ổn rồi nhưng cứ nghĩ lại cảnh vạ vật ở sân bay bốn năm tiếng đồng hồ với những đề phòng, cảnh giác, bụng đau, con dại... chị toát mồ hôi. Chị nói với bố mẹ, từ năm sau sẽ không về nữa, chị sẽ chuyển qua về dịp hè cho thong thả.
Chị Huyền thì có chút chạnh lòng khi kể về mấy ngày tết. Về nội, chồng Huyền như "cá gặp nước" khi gặp lại bạn cũ, đi thăm người này người kia. Huyền vì vướng con gái nhỏ, thêm sợ trời lạnh nên ở nhà. Bố mẹ chồng Huyền ở cùng gia đình cô út tên Liên. Liên đi tối ngày, hai đứa nhỏ quăng cho ông bà. Nên khi Huyền về, Huyền chỉ ở nhà trông trẻ và dọn dẹp. Thế nhưng đồ đạc nhà Liên vứt lung tung đã quen, khi dọn Huyền bỏ vào một chỗ, Liên tìm không thấy thì nháo nhào bóng gió "ai khiến!".
Liên đi đâu cũng chẳng báo, chẳng khi nào thấy Liên cầm cái chổi quét nhà hay nhặt cọng rau, tất cả do mẹ chồng Huyền cắm cúi từ sáng đến tối. Huyền phụ bà cơm nước thì y như rằng đến bữa sẽ được nghe lời bâng quơ "nấu thứ gì kỳ cục!", thậm chí là "ngồi yên một chỗ cho thái bình!" Bố mẹ chồng Huyền áy náy, nói Huyền thông cảm, rằng Liên nuôi con một mình bươn chải vất vả nên có hơi chao chát, bẳn gắt. Liên đi làm nhưng vui thì đưa cho bố mẹ ít đồng, buồn thì thôi, ông bà vẫn đang phải cáng đáng ba mẹ con Liên, nhưng nhiều khi cũng cố nhịn cho yên nhà yên cửa.
Nhưng đến tối mùng Hai, khi chứng kiến Liên mắng mẹ vì cho con gái Liên ăn bánh chưng khiến con bé sốt rồi ói thì chồng Huyền không chịu được, anh thẳng tay tát em gái, lôi hết những gì anh thấy mấy ngày nay ra nói một lần.
Liên đổ tội vì mẹ cho ăn bánh chưng mà con bé sốt, ói - Ảnh minh họa
Rằng Liên bất hạnh trong hôn nhân không phải lỗi của bố mẹ, Liên học bạn bè buôn bán để rồi bị bạn lừa mất mấy trăm triệu đồng cũng không phải lỗi của bố mẹ.
Liên ôm con về mẹ, ăn không tốn, ở không tốn, không đụng tay đụng chân làm bất cứ việc gì. Đã không biết ý tứ dọn dẹp còn cành cao. Có con không chăm, bỏ "khoán" cho bố mẹ chăm, ngày tết con bé ăn nhiều bánh kẹo chứ đâu phải riêng miếng bánh chưng...
Chồng Huyền tuyên bố, hết tháng Giêng sẽ đón bố mẹ vào Nam sống cùng, giao nhà cho Liên tự làm, tự lo.
Câu chuyện chùng xuống, Huyền thấy cái tết thật buồn. Cô hy vọng là qua một năm, những chuyện này sẽ nhanh chóng bị quên lãng, để tết năm sau sẽ chỉ còn những điều vui.
Bạn gái về ra mắt được mẹ tôi dắt đi chợ cùng, ai ngờ khi về bà nằng nặc bắt tôi chia tay, nghe lý do mà hoang mang Tôi theo mẹ vào bếp rồi hỏi bà đã xảy ra chuyện gì. Nghĩ bụng có lẽ Q không đảm đang và thạo việc chợ búa nên mẹ tôi không vui. Cách đây gần một tháng tôi đã đưa bạn gái về ra mắt để sang năm tính chuyện cưới xin. Tôi và Q yêu nhau được 7 tháng rồi, mọi thứ đều...