Một đơn vị ở Đồng Nai sẽ nhập khẩu 15 triệu liều vaccine Pfizer
Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai ( Donacoop) đã thỏa thuận xong với hãng Pfizer để nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của hãng này.
Ngày 26/8, TTXVN dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Y tế thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng Covid-19, sau khi tỉnh Đồng Nai đề nghị cho Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (gọi tắt là Donacoop) nhập khẩu vaccine của hãng Pfizer.
Bộ Y tế được giao quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine, tổ chức tiêm miễn phí cho người dân.
Trước đó, Đồng Nai có văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ Donacoop nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer.
Lãnh đạo Donacoop cho biết đơn vị này đã thỏa thuận xong với hãng Pfizer sẽ nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Phía đối tác đã chuẩn bị đủ lượng vaccine để cung ứng cho Donacoop.
Một đơn vị ở Đồng Nai đã thỏa thuận xong với hãng Pfizer sẽ nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của hãng này. Ảnh: Quỳnh Danh.
Video đang HOT
Hiện nay, Donacoop đang đợi Bộ Y tế hoàn thành thủ tục hồ sơ cho đơn vị trong 10 ngày có thể nhập số vaccine nói trên về Việt Nam. Tuy nhiên, vaccine của hãng Pfizer đòi hỏi bảo quản khá nghiêm ngặt ở nhiệt độ khoảng -60 độ C, đồng thời người được tiêm phòng phải đảm bảo 2 mũi cách nhau 3 tuần.
Nếu thủ tục hoàn thành sớm và có sẵn kho, tủ bảo quản trong đầu tháng 9/2021, vaccine phòng Covid-19 sẽ được nhập về phân bổ cho Đồng Nai và các tỉnh, thành đang có dịch ở khu vực miền Đông, miền Tây và miền Trung.
Trước đó, Bộ Chính trị có kết luận và Chính phủ ban hành Nghị quyết 21 khuyến khích tất cả địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vaccine phòng Covid-19, để có nguồn vaccine sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.
Theo Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, tính đến sáng 26/8, Đồng Nai ghi nhận 836 ca mắc mới, có 22 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, 464 ca trong khu cách ly và 350 ca trong khu phong tỏa.
Số ca ghi nhận nhiều nhất trong ngày thuộc huyện Vĩnh Cửu với 321 ca, tiếp theo là thành phố Biên Hòa có 222 ca, đứng thứ 3 là huyện Nhơn Trạch 205 ca, số ca còn lại ở các huyện, thành phố Long Khánh và các trường hợp ngoại tỉnh.
Tính từ đầu dịch đến nay, tỉnh đã ghi nhận 20.614 ca mắc, riêng đợt dịch thứ 4 ghi nhận 20.582 ca.
Tối 22-8 cả nước thêm 11.208 ca mắc COVID-19, 737 bệnh nhân tử vong
TP.HCM và Bình Dương vẫn là 2 địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất, nhì cả nước.
Tối 22-8, Bộ Y tế cho biết trong vòng 24 giờ qua trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới gồm 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.
Ảnh minh họa
Nhiều thứ nhất và nhì là TP.HCM (4.193) và Bình Dương (3.795).
Tỉnh Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (107).
Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10).
Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1).
Ngày 22-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại TP.HCM tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
Trong 2 ngày 21 và 22-8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong tại TP.HCM (599), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).
Đến nay cả nước đã tiêm hết 17.065.896 liều vaccine COVID-19.
Sáng ngày 22-8, Bộ Y tế tiếp nhận 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca do Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) bàn giao tại TP.HCM. Đây là lô vaccine thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca.
Từ 0 giờ ngày 23-8 đến ngày 6-9-2021, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của TP.HCM, của Trung ương đóng trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện phương án 3 tại chỗ hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến" (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0 giờ ngày 23-8-2021.
Tại Hà Nội, địa phương này thực hiện cách ly y tế phường Văn Chương và Văn Miếu, Hà Nội trong 14 ngày từ 18 giờ ngày 21-8 đến 18 giờ ngày 4-9-2021, sau khi ghi nhận 24 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Huy động y tế tư nhân để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tỉnh chưa hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4. Việc triển khai tiêm vaccine chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do khâu tổ chức thiếu khoa học, gây bức xúc trong nhân dân. Đội tiêm chủng lưu động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng...