Một đời ‘kép độc’ Thương Tín
Ở tuổi 58, diễn viên Thương Tín vừa trở lại đóng phim truyền hình để… kiếm tiền nuôi con gái mới sinh.
Không hẳn như lời “cảnh báo” của một vài người rằng “Thương Tín bây giờ xuống sắc lắm!”, Thương Tín ở tuổi xế chiều có gầy đi nhưng vẫn còn khá nhanh nhẹn. Sau đúng tám năm từ lần nói chuyện trước để thực hiện một bài báo, cảm giác Thương Tín đem lại cho người tiếp xúc vẫn luôn đầy đủ ở nhiều thái cực khác nhau. Cảm giác này càng rõ ràng hơn khi đối diện với một Thương Tín ở giai đoạn ông bắt đầu nhìn lại những sự kiện đã qua trong đời, kết hợp với những điều mới mẻ đang hiện hữu, rồi kết luận: “Tôi đang thay đổi!”.
“Tôi chưa từng tiếc nuối hào quang”
Thương Tín vốn là con át chủ bài của điện ảnh và sân khấu miền Nam trong những năm 1980-1990, đồng thời cũng là thần tượng của nhiều thế hệ khán giả cho đến tận bây giờ. Bài báo tám năm trước về Thương Tín có tên “Mặt rô” trở lại ( Tuổi Trẻ ngày 19-11-2005) nói về chuyện ông tái xuất sàn diễn kịch nói sau nhiều năm ở ẩn mà người trong giới nghệ sĩ đồn rằng ông rơi vào nghiện ngập sau một cú sốc tình cảm.
Vậy nên sự trở lại của Thương Tín trong vai trò đạo diễn và diễn viên của vở kịch hình sự Chờ một tiếng yêu năm đó đã tạo nên một đợt sóng khán giả cho sân khấu Phú Nhuận. Họ rủ nhau đến xem, chấp nhận ngồi ghế xúp nếu hết vé, chỉ để được ngắm nhìn lại thần tượng một thời từng tung hoành trong các vở kịch của đoàn Cửu Long Giang, đoàn Kim Cương như: Tania, Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ…
Sự trở lại tám năm trước của Thương Tín cũng mang lại cho những ai hay hoài niệm về tướng cướp Bạch Hải ường của SBC, Sáu Tâm của Biệt động Sài Gòn, Quang của Ám ảnh, thiếu tá Vọng của Ván bài lật ngửa, Tám Thương của Bài ca không quên… một niềm vui khấp khởi khi ông tham gia vài dự án phim ảnh như Cây huê xà, Vết sẹo, Dọc ngang sông nước…
Nhiều khán giả đã hi vọng ngôi sao một thời của điện ảnh Việt sẽ ở lại lâu với nghệ thuật trong lần trở lại đó, bởi cái vẻ nam tính đầy thu hút, nét diễn dứt khoát mạnh mẽ, ánh mắt sắc lạnh, điệu cười nhếch mép và cả nốt ruồi “phá tướng” trên gương mặt sương gió đã khắc một dấu ấn quá đậm mang tên “kép độc” Thương Tín. Ở thời hoàng kim của mình, ông từng chạy sô đóng 12 phim nhựa trong một năm, sáng một phim, trưa một phim, chiều một phim, hay một mình một panô quảng cáo lớn choán hết mặt tiền nhà hát…
Nhưng vừa trở lại chưa được bao lâu thì mọi người lại sốc với tin Thương Tín bị bắt vì tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc tại quán cà phê của mình ở Gò Vấp vào cuối năm 2007. Trong giới nghệ sĩ vẫn biết Thương Tín là một tay chơi có hạng ở Sài Gòn với một đời sống riêng tư phóng đãng và những mối quan hệ phức tạp. Nhưng với khán giả thì cái tin Thương Tín bị bắt được giật trên trang nhất của các báo, liền sau đó là hàng loạt bài báo nhiều kỳ mổ xẻ về chuyện “lắm tài nhiều tật” của ông đã như một gáo nước lạnh giội thẳng vào những tia lửa hâm mộ vừa mới nhen nhóm trở lại trong lòng họ.
Dù sau phiên tòa, Thương Tín được cho hưởng án treo và không phải ngồi tù ngày nào nhưng rõ ràng sự thất vọng và xót xa của những người yêu mến ông là có thật.
Và sóng gió này là nguyên nhân chính đẩy Thương Tín một lần nữa rời xa trường quay và ánh đèn sân khấu trong gần bốn năm qua. Ông sang lại quán cà phê cho người khác, đổi chỗ ở, đổi số điện thoại, gần như không còn liên lạc với người trong giới văn nghệ. Có báo viết rằng ông đã dọn về gần chùa Nghệ Sĩ, ngày ngày vào chùa ngồi ở ghế đá nhìn xa xăm. Có báo lại miêu tả ông già yếu, hom hem, bệnh tật, bệ rạc, yếm thế…
Nhưng hôm rồi gặp lại Thương Tín đang ngồi cà phê sáng với mấy người bạn, đem chuyện này hỏi trực tiếp thì ông xua tay bảo: “Trời ơi, toàn mấy thông tin giật gân câu khách hết, nó không giống với tính cách của tôi. Có phóng viên chưa gặp tôi lần nào mà viết bài chỉ trích hoặc thương cảm sụt sùi không cần thiết! Tôi chưa từng tiếc nuối hào quang quá khứ hay hụt hẫng về cuộc sống hiện tại. Tuổi tác đến thì mình nên chấp nhận, diễn viên điện ảnh hay anh xe ôm ngoài đường rồi cũng như nhau, sẽ đến lúc tóc bạc, da nhăn, răng rụng mà thôi. Tôi đã già rồi, cháu nội cũng lớn rồi!”.
Thương Tín trên trường quay phim Tối qua mơ gì – loạt phim hình sự trinh thám của Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Ông vào vai Hoàng Long Giao – nhân vật chính của tuyến phản diện.
Vì một cuộc đời bé nhỏ nối dài
Video đang HOT
Tuy nhận mình già rồi nhưng Thương Tín vừa có một cú quay trở lại phim trường với lý do khiến nhiều người giật mình: kiếm tiền nuôi con gái mới bảy tháng tuổi. ó là kết quả của một sự “cảm thông và chia sẻ, chứ chưa phải là tình yêu” như cách gọi của Thương Tín với một cô gái trẻ tuổi ngoài đôi mươi. Trong giới nghệ sĩ và bạn bè ai cũng biết Thương Tín đa tình và đào hoa đến số một, các cuộc tình ngắn hạn hay dài hạn cứ thế đến rồi đi, không ai nhớ hết, không ai ngạc nhiên, nhưng chuyện ông bất ngờ có một đứa con ở tuổi xế chiều thì thật hi hữu.
Giữ lại đứa con là quyết định dũng cảm và kiên định của cô gái trẻ chứ không phải của Thương Tín, vì ông cho rằng cô gái còn trẻ và còn rất nhiều cơ hội khác trong đời. Nhưng khi đứa bé được sinh ra, Thương Tín quyết định không cần thử ADN như “xúi giục” của nhiều người, vì: “Thử gì nữa, nó giống tôi quá rồi. Cứ như có một sợi dây kết nối vô hình vậy, thấy quyến luyến lắm!”.
Chuyện đột nhiên có một đứa con gái nhỏ xíu được Thương Tín gọi là “hạnh phúc từ trên trời rơi xuống”, bởi ông luôn ao ước có con gái sau khi đã có một cậu con trai với vợ cũ, năm nay đã 35 tuổi và có gia đình riêng. iều ông không ngờ nhất chính là niềm ao ước này lại thành hiện thực ở thời điểm ông đã gần 60 tuổi. Vậy nên ông bắt đầu cuống quýt với thời gian, bắt đầu lo sợ bệnh tật, bắt đầu suy nghĩ về tương lai – những điều mà trong cả phần đời trước đó ông chưa từng bận tâm. Suốt mấy năm qua ông đã từ chối lời mời của nhiều đạo diễn vì cho rằng: “óng phim chứ có phải đóng bàn đóng ghế đâu mà cứ trả tiền là đóng được”, nhưng giờ thì: “Tôi lớn tuổi rồi, không biết còn gặp con bao lâu, phải lo cho nó đàng hoàng”.
Vậy nên ông lại trở lại phim trường và ký liền ba hợp đồng phim truyền hình: Tình người xứ hoa, Bên kia sông, Tối qua mơ gì. Không như tám năm trước, lần trở lại này của Thương Tín lặng lẽ hơn với khán giả nhưng lại… hơi sốc với chính ông. Ông phải làm quen với kiểu làm việc và trả thù lao của các đoàn phim tư nhân, làm quen với một thế hệ “nghệ sĩ đa năng” nổi tiếng không bằng tài năng mà bằng những chiêu trò trên mạng, làm quen với những kiểu lăngxê hay PR quảng cáo không thể thiếu của giới showbiz Việt.
Sau những đợt ông đi phim ròng rã trở về nhà, cô gái trẻ lại đưa con sang bên nhà nội chơi. Con gái nay đã biết bò, vừa thấy Thương Tín đã cười tít và bò lại sờ bàn tay nhỏ xíu vào khuôn mặt góc cạnh của ông. ó rõ ràng là một niềm vui trong trẻo kỳ lạ mà ông cảm nhận được sau hơn nửa đời người phiêu bạt và bất cần. Ông bảo mình đang dần thay đổi trong suy nghĩ để sống có trách nhiệm hơn, vì bỗng nhiên có một cuộc đời bé nhỏ nối dài của mình đang tồn tại.
Ảnh: T.T.D
Theo Tuổi trẻ
Những diễn viên nổi tiếng nhờ một vai diễn
Nếu trước đây điện ảnh Việt Nam từng có nhiều diễn viên chỉ thành công với một vai diễn, được gọi là "vai để đời", ngày nay, nhiều người trẻ đã nổi danh chỉ có một vai diễn.
Những diễn viên nổi tiếng với một vai diễn "để đời"
NSND Huy Thành đánh giá: "Với người diễn viên chỉ cần có được một vai diễn thật hay, thật ấn tượng là đủ cho cả một đời làm nghệ thuật". Gần 40 năm trôi qua nhưng nhắc đến NSND Lan Hương, nhiều khán giả vẫn nhớ đến vai cô bé Hà Nội với đôi mắt to đen láy nổi bật giữa bom rơi, đạn nổ trong phim Em bé Hà Nội (giải Bông sen vàng tại LHPVN 1975). Khi ấy Lan Hương khoảng 10 tuổi, sau này dù tham gia rất nhiều bộ phim khác nhưng chị mãi vẫn là "Em bé Hà Nội".
Năm 13 tuổi, NSƯT Tố Quyên vào vai cô bé Nga trong bộ phim Con chim vành khuyên (giải Bông sen vàng tại LHPVN 1973). Khi trưởng thành, Tố Uyên đóng thêm nhiều bộ phim khác nhưng vẻ ngây thơ, trong sáng của cô bé Nga khiến khán giả nhớ mãi. Với vai Nết trong Đến hẹn lại lên, NSND Như Quỳnh đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP VN năm 1975. Đến tận bây giờ, trong gia tài gồm hàng trăm vai diễn trong phim điện ảnh và truyền hình của NSND Như Quỳnh khán giả vẫn nhớ mãi đến Nết.
NSND Như Quỳnh - vai Nết trong phim Đến hẹn lại lên.
Trước phim Sao tháng tám (1976), NSƯT Thanh Tú vốn rất thành công ở những nhân vật thị thành. Hóa thân rất thuyết phục vai chị Nhu - một cán bộ Việt minh xuất thân từ bần cố nông, chịu khó chịu khổ hy sinh cho cách mạng trong bộ phim kinh điển này, Thanh Tú đã được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở LHP VN 1977. Đạt đến đỉnh cao của vinh quang trong nghề nghiệp, nhưng cái bóng của vai diễn này quá lớn, đến nỗi Thanh Tú đã quyết định chia tay với điện ảnh khi nhan sắc và tài năng đang rực rỡ nhất.
Cố NSND Phương Thanh có một vai diễn để đời, hằn sâu trong ký ức bạn nghề và những người yêu phim Việt là Hiền "Cá sấu" trong phim Tội lỗi cuối cùng. Vai diễn mang về cho Phương Thanh giải Nữ diễn viên xuất sắc trong LHP VN 1979.
Không được đóng vai đẹp, thậm chí phải hy sinh cả nhan sắc thật ở ngoài đời và chỉ đóng một bộ phim duy nhất nhưng NSƯT Đức Lưu vẫn rất nổi tiếng với vai Thị Nở trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Hóa thân xuất sắc, thậm chí đẩy nhân vật Thị Nở lên hàng nhân vật kinh điển của điện ảnh Việt Nam, Đức Lưu "chết" danh hơn 30 năm nay với cái tên Thị Nở. Từ khi phim công chiếu, đi đâu khán giả cũng gọi Đức Lưu là Thị Nở, đến con của bà cũng bị đùa là "con của Thị Nở"...
Gần 30 năm nay, với bao thế hệ khán giả yêu thích bộ phim Biệt động Sài Gòn (4 tập, từng gây sốt vé kỷ lục những năm giữa thập niên 1980) NSƯT Thanh Loan luôn là "ni cô Huyền Trang" với gương mặt đẹp thánh thiện, đôi mắt buồn thẳm sâu vời vợi. Vai diễn này thực sự là "đỉnh cao mà tôi không bao giờ vượt qua được", NSƯT Thanh Loan tâm sự.
Sau đó, Thanh Loan chuyển hẳn qua làm truyền hình nhưng khán giả vẫn chỉ nhớ đến ni cô Huyền Trang, thậm chí còn thêu dệt nhiều câu chuyện ly kỳ quanh sự vắng mặt của Thanh Loan trên màn ảnh sau này.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín trong Ván bài lật ngửa.
30 năm đã trôi qua, NSƯT Nguyễn Chánh Tín vẫn nói vui rằng, bộ phim Ván bài lật ngửa đã "lật ngửa" cuộc đời cho ông. Là một ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của thập niên 1970 nhưng tên tuổi của Nguyễn Chánh Tín chỉ thực sự tỏa sáng và bước đến đỉnh cao của vinh quang là khi ông may mắn nhận được vai Đại tá tình báo Nguyễn Thành Luân trong series phim Ván bài lật ngửa (1982 - 1987). Từ đấy, Nguyễn Thành Luân trở thành vai diễn để đời của NSƯT Nguyễn Chánh Tín, vượt qua tất cả những vai diễn trước và sau này của ông. Tại LHPVN năm ngoái, khi NSƯT Nguyễn Chánh Tín bước trên thảm đỏ, rất nhiều khán giả vẫn gọi ông bằng tên nhân vật trong Ván bài lật ngửa năm nào.
Những diễn viên nổi tiếng với một vai diễn "để đời" của điện ảnh Việt Nam còn có: NSND Lý Huỳnh với vai Hai Cũ trong phim Vùng gió xoáy, NSƯT Thùy Liên với vai Sáu Linh trong phim Mùa gió chướng, NSND Lâm Tới vai Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang... vẫn ghi ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả đến mãi sau này.
Đến những diễn viên trẻ chỉ có một vai diễn
Những diễn viên trẻ như Minh Thư, Minh Anh, Đỗ Nguyễn Lan Hà, Minh Hương, Ninh Dương Lan Ngọc... được khán giả biết mặt biết tên, thậm chí được trao giải thưởng nhờ một vai diễn. Song thực chất giải thưởng mang tính động viên, khích lệ diễn viên trẻ đúng hơn là ghi công cho tài năng diễn xuất với một vai diễn thực sự ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Bởi vậy, gọi họ là những diễn viên chỉ có một vai diễn chính xác hơn.
Dịp Tết 2003, bộ phim Gái nhảy đã trở thành hiện tượng được ví như một sự đột phá tạo nên bước ngoặt lớn về doanh thu của điện ảnh Việt bước từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Thủ vai nữ chính tên Hạnh trong phim, nữ diễn viên trẻ Minh Thưtừ đó chết danh "Minh Thư Gái nhảy". Sau đó, cô được "chọn mặt gửi vàng" cho một loạt phim thương mại khác nhưng vẫn không vượt qua được Gái nhảy. Bộ phim được "thiên thời địa lợi" với chiến dịch PR, tiếp thị hoành tráng và đề tài câu khách, mới lạ khiến người xem tò mò kéo nhau đi xem, không phải nhờ tài năng diễn xuất của diễn viên.
Bộ phim Những cô gái chân dài (2004) đã phát hiện và lăng xê một loạt ngôi sao mới cho phim Việt sau này. Trong đó, thủ vai nam chính là Minh Anh - một hot boy thế hệ 8X đời đầu với gương mặt điển trai, nụ cười hút hồn và thân hình lý tưởng của một siêu mẫu. Từ đó đến nay, nhắc đến Minh Anh khán giả vẫn chỉ nhớ đến Hoàng của Những cô gái chân dài, dù anh đóng thêm nhiều phim khác và cả ca hát, làm người mẫu.
Đỗ Nguyễn Lan Hà lần đầu đến với điện ảnh năm 13 tuổi với vai Gianh trong phim Đời cát và giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc tại LHPVN lần thứ 13. 7 năm sau, Lan Hà đóng vai chính tên Mai trong phim Trái tim bé bỏng của Nguyễn Thanh Vân và được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của Cánh diều vàng 2007 và LHPVN 2009...
Sau những vinh quang này, Lan Hà trở về quê nhà học tập và trở thành giảng viên của Học viện Âm nhạc Huế và lập gia đình. Nhắc đến cô, người ta vẫn tiếc cho một tài năng trẻ không có cơ hội để đi tiếp với điện ảnh nhưng cũng có thể, nếu đi tiếp, chưa chắc Lan Hà đã bước qua được "cái bóng" của Trái tim bé bỏng, theo thời gian khán giả sẽ đòi hỏi ở cô diễn viên tay ngang khả năng diễn xuất trưởng thành hơn.
Nữ diễn viên Minh Hương cũng được nhiều người biết đến chỉ nhờ một vai nữ chính Đặng Thùy Trâm trong bộ phim điện ảnh Đừng đốt (2010). Được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP về lòng yêu nước thời chiến - Volokolamsk lần thứ 8 tại Nga và Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Cánh diều vàng 2010, nhưng sau phim này, cô chưa có thêm vai diễn nào khác để khẳng định tài năng diễn xuất.
Sự may mắn của Minh Hương là ở hiệu ứng lan tỏa của Đừng đốt (dựa trên tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm), bất cứ nữ diễn viên nào thủ vai nữ bác sĩ cũng nhận được sự ưu ái hơn từ khán giả và giới làm nghề.
Minh Hương trong phim Đừng đốt.
Năm 2011, Ninh Dương Lan Ngọc đã trở thành "ngọc nữ" mới của điện ảnh Việt nhờ vai Nương trong phim Cánh đồng bất tận. Sở hữu vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, cô được giới chuyên môn và truyền thông đánh giá cao ở diễn xuất tự nhiên, chân thật.
"Cơn mưa" giải thưởng từ Mai vàng, Cánh diều vàng, Bông sen vàng... đã trở thành "rào cản" khiến Lan Ngọc đến giờ vẫn chỉ là Nương và bị "đóng khung" trong một vài vai diễn mờ nhạt. Liệu cô có rơi vào trường hợp như Lan Hà, Minh Hương... chỉ được nhớ đến với một vai diễn khi tuổi đời còn quá trẻ, tài năng diễn xuất chưa kịp chín?
Ninh Dương Lan Ngọc trong phim Cánh đồng bất tận.
Trong danh sách những diễn viên trẻ từng chỉ có một vai diễn, có thể kể đến Đỗ Hải Yến với vai nữ chính trong Chuyện của Pao, Thế Lữ với vai nam chính trong Mùa len trâu, Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn trong Dòng máu anh hùng,Thái Hòa với vai Hội trong Để Mai tính, Nhật Kim Anh vai nàng Cầm trong Long thành cầm giả ca... Không vượt qua được chính mình sau một vai diễn ít nhiều trở thành "hiện tượng" là thực trạng chung của nhiều diễn viên trẻ hiện nay.
Thái Hòa vai Hội trong Để Mai tính.
Nhật Kim Anh trong phim Long thành cầm giả ca.
Theo Điện ảnh Việt Nam
Những em bé đặc biệt nhất màn ảnh Việt Dù đảm nhiệm vai chính hay phụ, những vai diễn nhí trong "Em bé Hà Nội", "Mẹ vắng nhà", "Cánh đồng hoang"... đều là tinh hoa của tác phẩm. "Em bé Hà Nội" Đến giờ, khi đã 50 tuổi, diễn viên Lan Hương vẫn được gọi với cái tên "em bé Hà Nội" như chính bộ phim gần 40 năm trước đã làm...