Một đời chồng, con nhỏ vẫn còn đi yêu ‘phi công’
Tôi 29, còn cậu ấy mới 24 tuổi. Từ ngày ly dị, chúng tôi quen nhau và dự định làm đám cưới nhưng gia đình cậu ấy không đồng ý.
Tôi năm nay 29 tuổi, từng đổ vỡ trong hôn nhân và hiện giờ đang nuôi đứa con trai được 3 tuổi. Tôi sống trong sự đầy đủ vật chất và tôi cũng có một công việc nhà nước ổn định.
Từ ngày ly dị chồng hơn một năm nay, tôi cũng đã quen một người con trai mới 24 tuổi. Cậu ấy rất tốt tính, đẹp trai và là người rất hiểu tôi. Cậu ấy muốn xây dựng gia đình với tôi nên về nhà thưa chuyện với ba mẹ. Đương nhiên là ba mẹ cậu ấy không đồng ý, nhưng vì thấy con vẫn quyết tâm họ cũng đồng ý và muốn gặp tôi một lần xem thử.
Ảnh minh họa: Inmagine.
Tôi những tưởng mọi việc sẽ êm đẹp, hạnh phúc đang mỉm cười với mình, nào ngờ những người xung quanh đã dèm pha, nói đến tai ba mẹ cậu ấy rằng: trai tơ mà đi lấy bà gìa, quần áo, xe đẹp chắc được mua cho đó… Thế là ba mẹ cậu ấy nổi giận, cảm giác bị xúc phạm, nên đã không chấp nhận tôi nữa. Và cậu ấy bị gia đình chì chiết, la mắng nên đã bỏ công việc nhà nước, đi đến tỉnh khác làm thuê sinh sống.
Hiện giờ, hai đứa ở cách xa nhau và nhiều chuyện xảy ra quá nên tình cảm đang dần dần phai nhạt, dù biết rằng tôi vẫn còn yêu cậu ấy nhiều lắm. Cậu ấy nói với tôi là: “Anh đi để tìm sự yên tĩnh và để suy nghĩ nhưng anh sẽ không bỏ rơi em đâu”.
Video đang HOT
Tôi có nên tin lời cậu ta và tiếp tục mối quan hệ này không? Xin hãy cho tôi một lời khuyên chân thành nhất. Tôi xin cảm ơn.
Theo VNE
Cám ơn em nhiều lắm nghen bà xã yêu...
Vợ bệnh mới mấy ngày mà tôi muốn điên thật rồi. Thậm chí bây giờ, cái chuyện ăn cơm tối xong, ngồi bắt tréo chân xỉa răng, coi thời sự trên tivi cũng trở thành "ham muốn tột bật"...
Nhìn vợ trùm mền rên hừ hừ và run rẩy, tôi hết sức bực mình. Tự dưng rồi lại lăn đùng ra ốm là sao? Lớn đầu rồi, lẽ ra phải biết dầm mưa đầu mùa rất dễ bị bệnh, quên áo mưa thì phải đứng đâu đó chờ cho hết mưa rồi mới về chớ?
Bệnh nằm một chỗ rồi cơm nước, chợ búa ai lo? Con cái ai đưa rước, kèm học? Nhà cửa ai dọn dẹp, lau chùi? Quần áo ai giặt ủi? Vô bếp thì không biết chai nào là nước tương, chai nào là dầu hào, chai nào là nước mắm, chai nào là dấm ăn... Cả chuyện đổ rác cũng trở nên phức tạp. Và còn biết bao nhiêu chuyện có tên và không tên khác.
Tôi thật sự thấm thía "tổn hại" của chuyện vợ bệnh khi chiều thứ bảy không thể đi nhậu với bạn bè. "Bả bịnh rồi, tui phải đi rước mấy đứa nhỏ"- tôi miễn cưỡng trả lời mấy anh bạn.
Mà đâu phải chỉ có chiều thứ bảy? Cả những ngày khác trong tuần tôi cũng chẳng còn thong dong đi sớm để cà phê, cà pháo. Buổi trưa cũng vậy. Ngồi làm việc mà mắt cứ ngó chừng đồng hồ, không thể nào tập trung. Vậy mà có hôm còn rước trễ khiến thằng út cằn nhà: "Mẹ không bao giờ đón con trễ như ba".
Không chỉ bị nó phê bình vì đón trễ mà nấu ăn nó cũng chê, giặt quần áo không vò kỹ mấy chỗ bẩn nó cũng trách, ủi quần áo sơ ý 2-3 li nó cũng cằn nhằn, giải không nổi bài toán lớp 5 của thằng lớn thì nó bảo chắc hồi trước đi mua bằng...
Vợ bệnh mới mấy ngày mà tôi muốn điên thật rồi. Thậm chí bây giờ, cái chuyện ăn cơm tối xong, ngồi bắt tréo chân xỉa răng, coi thời sự trên tivi cũng trở thành "ham muốn tột bật" và "hạnh phúc lớn nhất cuộc đời". Bởi giờ đây, sau bữa cơm là dọn dẹp, rửa chén, lau bếp, bỏ quần áo vô máy giặt, xếp quần áo khô, ủi đồ cho 3 cha con, trả lời thằng lớn, giải đáp cho thằng bé...
Chỉ duy nhất một việc tôi làm không bị chê là nấu cháo cho vợ. Đó là công việc đơn giản nhất trên đời. Chỉ cần nấu gạo cho nhừ, bỏ thịt vô; nêm nếm mắm, muối, hành, tiêu rồi múc ra. Chỉ đơn giản vậy thôi mà bà xã tôi sung sướng ăn một hơi hết chén cháo và còn khen ngon.
Tôi bảo thằng út: "Đó, con thấy chưa? Cháo ba nấu tới đầu bếp số 1 trong nhà còn khen ngon". Thằng út nghe vậy, hí hửng xin một chén. Nhưng nó vừa múc một muỗng cho vô miệng đã phun "phèo" và la lên: "Trời ơi, mặn dữ vậy ba?". Ừ thì hồi nãy rót nước mắm ra vá để nêm lỡ tay rót hơi nhiều, đổ vô thì mắc công nên tôi cho hết vô nồi cháo.
Nói chung thì tôi đúng là một gã vụng về nhưng tôi trót làm đàn ông thì biết làm sao được? Đàn ông vá trời lấp biển chứ có phải sinh ra để làm những chuyện tủn mủn bếp núc đâu?
Tôi vẫn mang cái suy nghĩ ấy cho đến ngày có mấy cô đồng nghiệp của bà xã đến thăm. Các cô mang theo tiền lương vừa mới lãnh dùm cho bà xã. Vợ tôi đưa cả cho tôi: "Anh giữ để đi chợ, đóng tiền học cho con". Tôi liếc chừng xấp tiền, lòng đầy thắc mắc: Tiền lương của vợ tôi sao... dầy quá vậy? Và tôi sốt ruột chờ khách ra về để khám phá bí mật về tiền lương của vợ mà bấy lâu nay tôi vốn xem thường.
Tôi thật sự không tin vào tay mình, mắt mình: Tiền lương đợt 2 của vợ tôi là 18 triệu; tạm ứng đợt đầu 5 triệu đồng. Tôi lắp bắp: "Sao... sao... lương của em nhiều vậy?". Vợ tôi cười: "Thì hồi nào tới giờ vẫn vậy mà anh? Tháng nào em cũng được thưởng năng suất".
Người ta nói đàn bà nhiều chuyện, còn vợ tôi sao kín miệng dữ vậy? Hóa ra cái số tiền 8 triệu hằng tháng tôi đưa cho vợ chẳng nhằm nhò gì so với tiền lương của vợ tôi. Vậy mà lúc nào tôi cũng lên mặt, làm ra vẻ mình là trụ cột gia đình.
Tôi thật sự bối rối, không biết nói sao với vợ để xóa bỏ cái "cục quê" này nên tối đó cứ ngồi mãi bên giường vợ, hết bóp tay lại bóp chân cho nàng. Vợ tôi thấy vậy thì giục: "Anh ngủ đi để mai còn dậy sớm...". Tôi nắm lấy bàn tay thô ráp của vợ xiết chặt: "Cám ơn em nhiều lắm nghen bà xã". Vợ tôi chớp chớp mắt rồi mỉm cười vuốt nhè nhẹ cánh tay tôi: "Bữa nay còn bày đặt khách sáo...".
Ừ, có lẽ vợ chồng đôi khi cũng phải khách sáo như vậy. Tôi không chỉ cám ơn bà xã đã chu toàn trong ngoài mà còn cám ơn cả cơn mưa đã làm vợ tôi ngã bệnh. Nếu không có trận ốm này thì không biết tôi còn sống trong ảo tưởng mình là... trụ cột đến bao giờ!
Theo VNE
Hay tôi không còn yêu em nữa? Tôi hỏi dò ý cha: "Cha thấy Ngân sao hả cha?". Cha tôi cười: "Chưa biết được đâu con. Thức đêm mới biết đêm dài.... Nhưng con nhỏ này không giống mấy chị dâu của con. Hoàng tộc gì chớ?". Tôi chột dạ không dám hỏi thêm. Lần lựa mãi, cuối cùng Ngân cũng chịu theo tôi về quê "để ra mắt nhà...