Một đêm chặn đầu xe xin tiền của bé trai ở Sài Gòn
Bé trai đứng chờ đèn đỏ rồi lao ra giữa dòng xe cộ để xin tiền. Bé không thiếu chiêu trò để lấy lòng thương của người đi đường. Cách đó không xa là người “mẹ” ngồi canh chừng.
Thời gian gần đây, hình ảnh một phụ nữ cùng 2 bé trai ngồi xin ăn tại giao lộ Ba Tháng Hai – Lê Đại Hành, quận 11, TP.HCM trở nên quen thuộc với người tham gia giao thông. Người phụ nữ khoảng 30 tuổi, ăn mặc rách rưới, ẵm 1 bé trai khoảng 2 tuổi. Bé này lành lặn, có thể đi lại, vui chơi bình thường nhưng vẫn phải nằm im cho người phụ nữ ẵm để “câu” lòng thương của người đi đường.
Bé còn lại khoảng 3 – 4 tuổi, vẻ mặt rất dễ thương nhưng bị bắt “hoá trang” lấm lem để lấy lòng thương. Người phụ nữ ẵm đứa bé ngồi một chỗ, còn bé trai phải chạy ngược xuôi, chen vào dòng xe cộ trên đường Ba Tháng Hai để xin tiền.
Nhiều người tỏ ra thương cảm với “ba mẹ con” nên cho nhiều tiền.
Mỗi khi dòng xe dừng đèn đỏ, bé chạy đeýn chặn đầu xe, xin tiền từng người.
Bé lao ra giữa dòng xe khiến nhiều người lo lắng cho sự an toàn tính mạng của bé.
Cậu bé ăn xin len lỏi giữa dòng xe.
Video đang HOT
Giữa dòng xe xuôi ngược, bé trai đi lại khá nhanh. Chỉ trong vài chục giây đèn đỏ, bé có thể xin tiền của gần 10 người tham gia giao thông.
Khi phóng viên tiếp xúc, bé rất “cảnh giác”. Phát hiện có người ghi hình, người phụ nữ nói đứa bé đến hỏi “ sao chú chụp hình con? Chú chụp hình con làm gì?”.
Bé có khá nhiều “chiêu trò” trong lúc xin tiền, kể cả thể hiện vẻ mặt tội nghiệp.
Bé xin tiền một phụ nữ chở 2 em nhỏ. Chiếc bong bóng cầm là do người phụ nữ này cho.
Mỗi khi xin được tiền, cậu bé nhanh chóng mang về nộp cho “mẹ” đang ngồi quan sát gần đó.
Phút đứng chờ đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ để lao ra giữa dòng người.
Đến gần 23h, “ba mẹ con” kết thúc ca ăn xin và ra về. Bé trai 2 tuổi thường xuyên được ẵm đi lại bình thường, còn bé xin ăn vất vả khiêng “đồ nghề”, trong khi người phụ nữ đi tay không thảnh thơi.
“Ba mẹ con” gọi một xe ôm đến chở về. Người phụ nữ đề nghị bác tài điều khiển xe đi lòng vòng nhiều đường nhỏ để tránh theo dõi. Chạy loanh quanh đến gần cầu Nhị Thiên Đường, bà ta và 2 đứa bé xuống xe. Một người đàn ông khác đứng chờ sẵn tiếp tục chở hướng về huyện Bình Chánh.
Trong quá trình di chuyển, người phụ nữ tranh thủ đếm số tiền kiếm được trong một đêm “làm ăn” tại giao lộ Ba Tháng Hai – Lê Đại Hành. Hiện TP.HCM đang thực hiện công tác đưa người ăn xin, người lang thang vào các trung tâm xã hội.
Theo Tri Thức
Nhà cộng đồng cho người ăn xin "chết yểu" vì... thiếu cổng
Nhà xây xong người ta mới đi xin đề án. Cấp trên yêu cầu phải xây cổng riêng để tách nhà cộng đồng ra khỏi trung tâm cai nghiện nhưng vì không có tiền xây cổng nên dãy nhà trị giá hàng tỷ đồng không thể thực hiện được mục đích đưa ra ban đầu.
Dãy nhà cộng đồng được xây dựng hàng tỷ đồng để thực hiện đề án gom người lang thang, ăn xin trên địa bàn Tp Vinh một bên giáp với nhà sản xuất trị liệu của Trung tâm LĐXH còn 2 phía còn lại là đồng ruộng, không có cổng vào riêng biệt.
Năm 2011, để giải quyết tình trạng người ăn xin, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn, UBND thành phố Vinh quyết định xây dựng một "ngôi nhà cộng đồng" để đưa người ăn xin vào đó. Ngày 16/6/2011, ông Nguyễn Xuân Sinh, Chủ tịch UBND TP Vinh ban hành Quyết định "Phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Nhà nuôi dưỡng đối tượng lang thang, xin ăn, xin tiền trên địa bàn Tp Vinh và các công trình phụ trợ - Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Tp Vinh".
Theo quyết định này, nhà ở cộng đồng là một dãy nhà 1 tầng có diện tích 442m2, sân lát gạch block tự chèn, diện tích 124m2. Công trình này có tổng mức đầu tư theo đơn giá quý I/2012 là gần 2,5 tỷ đồng. Ngày 7/9/2011, UBND TP Vinh đã ra quyết định chỉ định nhà thầu thi công, với giá chỉ định thầu vượt 2 tỷ đồng. Nhà ở cộng đồng được xây dựng trên một phần diện tích của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Tp Vinh, do Trung tâm này làm chủ đầu tư.
Cuối năm 2012, công trình này được hoàn thành. Tuy nhiên sau khi hoàn thành, nhà ở cộng đồng chỉ đóng cửa vì không đưa được đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ nào vào đây. Ông Nguyễn Xuân Toàn - Giám đốc Trung tâm Lao động xã hội Tp Vinh cho biết: "Cuối năm 2012, khi tôi tới nhận nhiệm vụ ở đây thì công trình kia đã hoàn thành nhưng thường xuyên khóa cửa để đấy. Trong khi đó Trung tâm lại rất thiếu phòng ốc chức năng nên đã có tờ trình xin thành phố cho mượn tạm để bố trí phòng y tế chăm sóc, điều trị cho đối tượng nghiện nhiễm HIV và được thành phố chấp thuận".
Trao đổi với chúng tôi về nguyên nhân công trình trị giá hàng tỷ đồng này không phát huy được mục đích đưa ra lúc đầu, bà Dương Thị Vân Hạnh - Phó trưởng phòng LĐ-TB-XH Tp Vinh cho biết, sau khi đi tham quan, học tập mô hình nhà cộng đồng tại Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã cho xây dựng dãy nhà cộng đồng trên. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành, thành phố Vinh mới có tờ trình xin đề án bổ sung chức năng quản lý nhà cộng đồng cho Trung tâm Lao động xã hội thành phố.
Bên cạnh đó, dãy nhà này cũng được đánh giá là không phù hợp với yêu cầu chăm nuôi các đối tượng bảo trợ xã hội khi toàn bộ hệ thống điện đều được bố trí phía ngoài.
"Sau khi xem xét, UBND tỉnh nhận thấy không thể để đối tượng lang thang cơ nhỡ (đối tượng bảo trợ xã hội) ở chung với đối tượng tệ nạn xã hội nên yêu cầu phải làm cổng riêng, xây hàng rào cách ly, tách riêng ra. Vì không có tiền xây cổng nên đề án phải dừng lại", bà Vân Hạnh cho biết. Theo bà Hạnh, lí do không xây được cổng bên cạnh việc tốn kém về mặt kinh phí còn do vướng quy hoạch ban đầu, không thể điều chỉnh được.
Quan sát của chúng tôi, nhà ở cộng đồng một phía giáp với dãy nhà sản xuất trị liệu của Trung tâm Lao động xã hội thành phố. 3 phía còn lại giáp với cánh đồng trồng lúa. Nếu mở cổng đi riêng sẽ phải đầu tư làm một con đường khác. Trong khi đó "không thể điều chỉnh thiết kế", bởi vậy UBND Tp Vinh không thực hiện được yêu cầu của UBND tỉnh Nghệ An. Kéo theo việc gom đối tượng bảo trợ xã hội vào đây là điều bất khả thi. Hậu quả là dãy nhà hàng tỷ đồng với thiết kế nội thất đầy đủ, khép kín đành để không, cuối cùng được bàn giao tạm cho Trung tâm Lao động xã hội thành phố sử dụng.
Theo ông Nguyễn Xuân Toàn, mô hình này ngay từ đầu (đặt trong khuôn viên Trung tâm LĐXH) là rất bất hợp lý và gây khó khăn cho Trung tâm bởi đặc thù quản lý đối tượng tệ nạn xã hội và đối tượng bảo trợ rất khác nhau. Trong quá trình cai nghiện, yêu cầu bắt buộc là phải cách ly đối tượng nghiện, bởi vậy không thể để hai đối tượng với 2 đặc thù riêng ở cùng một chỗ được. Trong khi đó, bà Dương Thị Vân Hạnh cũng cho rằng xây nhà ở cộng đồng như vậy là không hợp lý vì không có sân chơi cho các đối tượng bảo trợ xã hội khi được đưa về đây. Theo bà Hạnh thì lỗi này do thẩm định và thiết kế.
Không những thế, thực tế quan sát của chúng tôi, hệ thống công tắc điện của các phòng lại được bố trí bên ngoài hành lang. "Như thế này chỉ phù hợp với cai nghiện chứ không thể phù hợp với đối tượng bảo trợ xã hội. Nhưng với cách thiết kế và xây dựng bên trong lại không phù hợp với việc cai nghiện hay làm nơi chữa trị cho đối tượng nhiễm HIV. Đặc thù của chúng tôi là quản lý tập trung, giờ đưa phòng y tế sang đây lại phải bố trí thêm một kíp trực.
Hiện nhà ở cộng đồng đã được giao tạm cho Trung tâm LĐXH Tp Vinh sử dụng để bố trì các phòng chức năng.
Đó là chưa kể chúng tôi phải mất một phần diện tích để thực hiện biện pháp sản xuất trị liệu cho các học viên. Trong tương lai, nếu được chuyển giao toàn bộ nhà ở cộng đồng cho Trung tâm LĐXH thì chúng tôi phải tiếp tục cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với đặc thù của mình", ông Toàn cho hay.
Theo kế hoạch đưa ra thì việc triển khai thực hiện đề án "Giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố Vinh" sẽ hoàn thành vào năm 2015. Từ năm 2015, thành phố sẽ lập đề án xin thành lập Trung bảo trợ xã hội, quy mô chăm nuôi từ 80-100 đối tượng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 68/NĐ.CP của Chính phủ đối với cơ sở bảo trợ xã hội do cấp huyện quản lý. Thế nhưng hiện tại nhà ở cộng đồng không thể phát huy, không có nơi gom, chăm nuôi đối tượng bảo trợ xã hội nên hiện tại Tp Vinh vẫn đang duy trì việc tuyên truyền vận động các đối tượng "hồi hương" hay tham mưu với Sở LĐ-TB-XH Nghệ An phối hợp với các phường gom các đối tượng lang thang trên địa bàn lên Trung tâm Công tác xã hội Nghệ An đóng ở xã Giang Sơn, Đô Lương.
Chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Trung Châu - Phó Chủ tịch UBND Tp Vinh, Trưởng ban chỉ đạo đề án "Giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố Vinh". Qua điện thoại, ông Châu cho biết đề án chưa thực hiện được là có nhiều lý do rồi cáo bận. Chưa biết ai sẽ quản lý nhà ở cộng đồng, chưa xem xét đầy đủ các điều kiện đã vội vã đổ hàng tỷ đồng vào xây dựng để rồi lãng phí một số tiền không nhỏ. Phải chăng UBND Tp Vinh đã quá nóng vội khi triển khai đề án này?
Hoàng Lam
Theo Dantri
Ăn xin viết sẵn đơn bảo lãnh để đối phó với lực lượng chức năng Ông Nguyễn Hùng Hiệp - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng - cho biết, thời gian gần đây, tình trạng ăn xin biến tướng trên địa bàn xuất hiện trở lại. Có đối tượng còn chuẩn bị sẵn đơn bảo lãnh đề phòng bị lực lượng chức năng xử lý. Theo ông Hiệp, tình trạng ăn xin biến tướng, bán hàng rong,...