Một đầu mối quản vốn DNNN: Nhìn thẳng vào bản chất
Nếu vẫn còn chịu sự quản lý của nhà nước thì việc thành lập ủy ban nào cũng chỉ là đổi tên, về bản chất là không thay đổi.
Nhìn thẳng vào bản chất
Cũng cho rằng, đề xuất xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, quy về một đầu mối quản lý vốn nhà nước của Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) là bất cập, lòng vòng, không hiệu quả. PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi – Trưởng khoa Kinh tế, đại học Nông Lâm (TP.HCM) giải thích, với mô hình hoạt động bộ là đơn vị chủ quản, quản lý trực tiếp các DNNN nhiều năm nay đã nảy sinh rất nhiều tiêu cực. Chính quy trình quản lý rối rắm, chồng chéo là nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém, không hiệu quả của các DNNN, đồng thời gây thất thoát, lãng phí nhiều.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo ông, bản chất không chỉ nằm ở cơ quan chủ quản mà vấn đề nằm ở cơ chế sở hữu.
“Cần phải hiểu rất rõ sự yếu kém của DNNN là do cơ chế tự thân là sở hữu nhà nước đã làm nó trì trệ, kém hiệu quả.
Những người chủ doanh nghiệp tư nhân, họ kinh doanh bằng vốn liếng của mình, nên mặc nhiên là họ phải sống chết với doanh nghiệp, phải tìm mọi cách để cho doanh nghiệp hoạt động có lãi.
Ngược lại, khi nói đến sở hữu chung, thì hay nói tới “cha chung không ai khóc”, tức là cái gì là của chung thì thường không có ai lo, không ai chịu trách nhiệm đến nơi đến chốn.
Với DNNN, do vốn là từ tài sản công chứ không phải là của một cá nhân nào, nên việc thể hiện trách nhiệm làm chủ, dù muốn dù không cũng có phần hạn chế.
Những người mà Nhà nước phân công làm đại diện phần vốn chủ sở hữu, họ làm công việc được phân công ấy như là một công việc ăn lương nên. Nhưng khi điều hành lại bị chi phối bởi nhiều tác động khác, từ lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân chứ không vì lợi ích chung.
Video đang HOT
Thứ nữa là trong cơ chế hiện nay, người đại diện vốn chủ sở hữu lại hưởng lương và các quyền lợi khác từ chính doanh nghiệp, do người quản lý doanh nghiệp chi trả, nên họ khó mà thực hiện được một cách khách quan vai trò thay mặt chủ sở hữu để giám sát hoạt động và bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, vốn là người quyết định lợi ích của bản thân mình. Ở đây là câu chuyện lợi ích chung đã bị xem nhẹ và lợi ích cá nhân được đặt trên hết.
Vì thế mới có chuyện Vinashin, Vinaline dù thay đổi giám đốc, lãnh đạo cũng không tạo ra được cuộc lột xác mới”, ông Ngãi phân tích.
Do đó, cần nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vị chuyên gia nói rõ, thành lập ủy ban quản lý vốn nhà nước không khác nào hình thành thêm một cơ quan trực thuộc nhà nước ngang bộ khác.
Đối với các DNNN cần có cơ quan giám sát độc lập: “Nếu vẫn còn chịu sự quản lý của nhà nước thì việc thành lập ủy ban nào cũng chỉ là đổi tên, về bản chất là không thay đổi”, ông Ngãi nói.
Không kỳ vọng nhiều…
Trước kỳ vọng, ủy ban quản lý vốn nhà nước ra đời sẽ là công cụ chống sự lãng phí, thất thoát vốn nhà nước. Vị chuyên gia nói thẳng, ông không kỳ vọng nhiều vì như ông đã phân tích, đây chỉ là sự thay đổi từ Bộ quản lý sang ủy ban quản lý. Về bản chất vẫn không có gì thay đổi và vẫn chịu sự quản lý trực tiếp từ nhà nước.
“Như vậy, liệu rằng ai sẽ chắc chắn ủy ban trên sẽ khác bộ và sẽ điều hành đồng vốn DNNN là sẽ hiệu quả hơn? Mỗi bộ chịu trách nhiệm, quản lý một ngành riêng lẻ mà còn không hiệu quả, nếu dồn hết các lĩnh vực vào một ủy ban hay một nơi liệu có phức tạp, khó khăn hơn?
Liệu ủy ban đó có sinh thêm những bộ phận khác, phòng ban khác chịu trách nhiệm từng lĩnh vực một hay không? Ví dụ, người phụ trách lĩnh vực nông nghiệp thì có phải chịu sự quản lý của Bộ NN&PTNT hay không hay có phải xin ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT hay không? Như vậy, bộ máy sẽ phình ra thế nào? Hơn nữa, trong bối cảnh năng lực quản lý, điều hành tại Việt Nam còn rất hạn chế thì việc tập trung quyền lực vào một mối, khi quyền lực của ủy ban này quá lớn thì nguy cơ thao túng, tham nhũng, móc nối, thất thoát còn diễn ra mạnh mẽ, dễ dàng hơn?”, ông Ngãi thẳng thắn đặt vấn đề.
Theo đó, vị PGS cho rằng, để giúp quy được trách nhiệm những vụ việc xơ sợi Đình Vũ, phân đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên, ethanol Phú Thọ, trước đó là Vinashin, Vinalines… từ đó, đẩy lùi những sự lãng phí cả ngàn tỷ thì phải thành lập một cơ chế kiểm soát chặt chẽ, công khai, minh bạch. Theo ông, lỗ hổng lớn của Việt Nam là những chính sách quy định không rõ ràng dẫn tới thực thi không nghiêm nên mới để lọt, bỏ sót, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Ông lấy ví dụ, cụ thể từ trường hợp của EVN. Trong dự thảo cơ chế tài chính của EVN, tiền cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc EVN sẽ đưa vào ngân sách của tập đoàn này. Nếu vậy, EVN có nhiều công ty con, mà tiền cổ phần hóa công ty con lại đưa về tổng công ty. Về bản chất không có gì sai. Tuy nhiên, theo ông, vấn đề lại đặt ra, các công ty con đó khi tiến hành cổ phần hóa sẽ thực hiện định giá tài sản thế nào? Nếu định giá đúng thì tiền về EVN nhiều, nếu định giá sai, đáng 10 đồng tiền chỉ về EVN có 2-3 đồng.
“Riêng quan điểm cá nhân tôi, nếu đứng trên phương diện là các công ty con của EVN, tôi cũng sẽ cố gắng định giá không quá cao. Mà thực tế, ai cũng muốn định giá thấp. Định giá thấp, nợ càng ít, vốn điều hành càng nhỏ, nộp về nhà nước càng ít. Như vậy, có thể nhìn thấy ngay khả năng thất thoát là rất lớn ở đây nếu không có một cơ chế kiểm soát thật chặt chẽ. Như vậy, khả năng thất thoát là vô cùng lớn”, vị PGS nói.
Trên thực tế, đề xuất trên từng được đưa ra từ năm 1994 nhưng không thực hiện được. Điều này được vị chuyên gia giải thích là do cơ chế không phù hợp, đó chỉ là ý tưởng xa rời thực tế.
Ông cho biết, đầu tiên là không thể phân biệt được sự khác biệt giữa cơ chế cũ và cơ chế mới. PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nói thẳng, nếu việc hình thành lên một cơ quan mới nhưng lại không khác biệt so với cơ chế cũ thì không khác nào đang đẻ thêm một bộ mới.
Thứ hai, câu chuyện lợi ích tại các bộ ngành với DNNN luôn gắn liền với nhau. Để các bộ từ bỏ lợi ích của mình tại các DNNN là không hề dễ dàng gì. “Tôi tin chắc không bộ nào muốn nhả miếng ngon khỏi miệng. Đề xuất của CIEM rồi cũng giống như lần trước, không dễ gì thực hiện được”, vị chuyên gia cảnh báo.
Từ phân tích trên, vị chuyên gia khẳng định, giải pháp “cải tạo DNNN toàn diện” không cách nào khác là phải đẩy mạnh cổ phần hóa, Nhà nước không thể trực tiếp kiếm lợi nhuận và làm giàu mà chỉ là người trợ giúp cho dân chúng làm giàu. Nhà nước chỉ nên làm những cái mà tư nhân không thể làm và không muốn làm nhưng lại quan trọng với nền kinh tế xã hội.
Theo_Báo Đất Việt
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 8/6
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 8/6 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* FDC: CTCP Ngoại thương và Phát triển đầu tư Tp. HCM Fedico (FDC - HOSE) dự kiến phát hành 11.040.000 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu tại Công ty Đất Phúc (Happlyland DC) và Công ty Bách Kinh. Theo đó, FDC sẽ phát hành 3,68 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy 3 triệu cổ phiếu của Happlyland và phát hành 7,36 triệu cổ phiếu để hoán đổi 8 triệu cổ phiếu của Công ty Bách Kinh. Sau hoán đổi, FDC sở hữu 100% vốn điều lệ tại 2 công ty trên.
* DXG: CTCP Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh (DXG - HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 20/6/2016, để lấy ý kiến bằng văn bản về việc thay đổi mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành cổ phiếu trước đó. Cụ thể, DXG sẽ xin ý kiến chuyển đổi mục đích sử dụng vốn từ Dự án Khu chung cư tái định cư Nam Rạch Chiếc sang bổ sung vốn cho các dự án khác gồm: Dự án Opal Riverside, Dự án Luxcity và Dự án Opal Garden.
* LSS: Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, vợ ông Lê Trung Thành, Phó tổng giám đốc CTCP Mía Đường Lam Sơn (LSS - HOSE), đăng ký bán toàn bộ 1,48 triệu cổ phiếu LSS sở hữu, tỷ lệ 2,11% theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ 09/6 đến 8/7.
* DPR: Ngày 17/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức đợt 2 năm 2015 của CTCP Cao su Đồng Phú (DPR - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 20/6. Theo đó, cổ tức sẽ được chi trả bằng tiền theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/6/2016.
* VIP: Ngày 15/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ phiếu thưởng từ việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu của CTCP Vận tải xăng dầu Vipco (VIP - HOSE). Theo đó, VIP sẽ phát hành 4,48 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ là 7% cho cổ đông hiện hữu vào ngày chốt danh sách 16/6.
* TNC: HĐQT CTCP Cao su Thống Nhất (TNC - HOSE) thông qua kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm 2016 với chỉ tiêu tổng doanh thu 30,1 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1,7 tỷ đồng; nộp ngân sách 700 triệu đồng.
* TDH: Ông Trần Quang Nghị, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH - HOSE), đã bán 750.000 cổ phiếu TDH từ ngày 3/6 đến 6/6 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Nghị còn nắm giữ 732.492 cổ phiếu TDH, tỷ lệ 1,21%.
* KSB: Ngày 16/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức đợt cuối năm 2015 của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB- HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 17/6. Theo đó, cổ tức sẽ được chi trả bằng tiền theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 8/7/2016.
* VTB: CTCP Viettronics Tân Bình (VTB - HOSE) thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2015 theo tỷ lệ 10% bằng tiền, ngày chốt danh sách cổ đông là 25/6. Ngoài ra, VTB cũng thông qua chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất điện tử - công nghệ thông tin, giao Tổng giám đốc chủ trì lập dự án.
* FIT: Ngày 15/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ tức bằng cổ phiếu từ việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư F.I.T (FIT - HOSE). Theo đó, FIT sẽ phát hành hơn 14,33 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ là 8% cho cổ đông hiện hữu vào ngày chốt danh sách 16/6.
* KSA: Ông Lương Xuân Quân, cổ đông lớn của CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA - HOSE), đã bán ra 2,3 triệu cổ phiếu KSA. Qua đó, giảm sở hữu tại KSA từ 5,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,32% xuống còn 3,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,86% và không còn là cổ đông lớn của KSA kể từ ngày 03/6.
* SII: CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (SII - HOSE) thống nhất góp vốn 20,4 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ, thành lập CTCP Nước Sài Gòn - An Khê. Đây là dự án đầu tư, phát triển, quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn xã An Khê và cùng phụ cận - Gia Lai, công suất 9.500m3/ngày đêm.
* TC6: Ngày 27/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ phiếu thưởng từ việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu của CTCP Than Cọc Sáu - Vinacomin (TC6 - HNX). Theo đó, TC6 sẽ phát hành hơn 19,49 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ là 1:1.5% cho cổ đông hiện hữu vào ngày chốt danh sách 28/6.
* PIV: CTCP PIV (PIV - HNX) thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 với tổng doanh thu ước đạt 380 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng lên 165 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 30 tỷ đồng, và chi trả cổ tức theo tỷ lệ 10%.
Lạc Nhạn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * TRA: Ngày 10/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015 của CTCP Traphaco (TRA - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 13/6. Cổ tức được chi trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh...