Một đám mây nặng bao nhiêu?
Những đám mây trông qua có vẻ khá nhẹ, nhưng thực tế là chúng tương đối nặng.
Các nhà nghiên cứu tính toán được rằng một đám mây tích trung bình nặng khoảng 500.000 kg, tương đương với khối lượng của 100 con voi. Mây tích là loại mây màu trắng, mịn, thường quan sát thấy trong ngày nắng.
Mây ở trên cao, vậy làm sao có thể “cân” được chúng.
Theo các nhà khoa học, trước hết cần biết rằng các đám mây được tạo ra từ những giọt nước nhỏ, có nghĩa là chúng phải có khối lượng. Tiếp theo, cần nắm được mức độ dày đặc của mây.
Một đám mây tích trung bình nặng bằng khoảng 100 con voi. (Ảnh: Wiki)
Với những đám mây tích, mật độ nước của chúng vào khoảng 0,5 gr nước/m khối. Mật độ các loại mây khác có thể lớn hơn nhiều.
Video đang HOT
Tiếp đó, các nhà khoa học tìm cách xác định kích thước của đám mây.
Peggy LeMone, người đứng đầu nhiều nghiên cứu về trọng lượng đám mây tại Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ tính toán rằng một đám mây tích trải rộng ra một khu vực dài 1 km, có hình dạng như một khối lập phương. Do đó chiều cao của nó sẽ tương đương với chiều rộng của nó.
Với các tính toán trên, thể tích của một đám mây tích trung bình sẽ rơi vào khoảng 1 tỷ m khối. Kết hợp với mật độ nước, trọng lượng của một đám mây ước tính vào khoảng 500.000 kg.
Nếu nặng như vậy, vì sao mây lại không rơi xuống đất.
Theo LeMone, trọng lượng này không tập trung ở một điểm mà trải rộng trên một không gian rộng lớn. Những đám mây cũng được tạo thành từ những giọt nước đôi khi rất nhỏ đến nỗi trọng lực hầu như không ảnh hưởng đến chúng.
Một thực tế đáng ngạc nhiên nữa là một đám mây “ít đậm đặc” hơn so với không khí khô. Điều đó giữ cho chúng nổi.
Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ
Trong 33.000 năm gần đây, Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ - phần còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh.
Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ.
Đó là kết luận rút ra từ các nghiên cứu của các nhà khoa học Australia. Theo các nhà khoa học, các đồng vị sắt hiếm, được tìm thấy trong kết tủa dưới đáy các đại dương.
Bụi vũ trụ từ các vụ nổ siêu tân tinh di chuyển trong không gian vũ trụ, còn Trái đất cùng toàn bộ Hệ Mặt trời đi xuyên qua đám mây bụi ấy. Theo các nhà khoa học ở ĐH Quốc gia Australia, một phần đám mây bụi đó đã xâm nhập vào bề mặt hành tinh của chúng ta.
Việc phát hiện bụi và phân tích nó có thể cung cấp cho chúng ta các thông tin quan trọng về lịch sử các vụ nổ sao trong lân cận Dải Ngân hà.
Phân tích của nhóm nghiên cứu ĐH Quốc gia Australia, do nhà vật lý hạt nhân Anton Wallner hướng dẫn, cho thấy, từ khoảng 33.000 năm trước, Trái đất và toàn bộ Hệ Mặt trời đã di chuyển xuyên qua đám mây bụi bức xạ. Một phần đám mây bụi đó đã xâm nhập vào bề mặt Trái đất.
"Những đám mây bụi này có thể là phần còn lại sau các vụ nổ siêu tân tinh" - ông Wallner cho biết.
Các dấu vết được phát hiện trong các kết tủa ở đáy các đại dương tại hai địa điểm khác nhau đã chứng tỏ điều này. Các tính toán dựa trên quang phổ khối cho thấy, các dấu vết này có tuổi khoảng 33.000 năm. Đó là đồng vị hiếm sắt - 60. Đồng vị này xuất hiện khi các ngôi sao "chết" trong vụ nổ siêu tân tinh. Sắt - 60 cũng có thể xuất hiện trong thời gian Trái đất hình thành, tuy nhiên thời gian bán rã của nó là 2,6 triệu năm.
Trái đất có tuổi là 4,6 tỷ năm - điều đó có nghĩa là trong quá trình Trái đất hình thành, không có đồng vị sắt - 60. Vì thế, đồng vị sắt - 60 được phát hiện trong các trầm tích dưới đại dương phải có nguồn gốc từ ngoài Trái đất. Có lẽ, sắt - 60 đã rơi xuống Trái đất từ các vụ nổ siêu tân tinh lân cận.
Trong các nghiên cứu trước đó, nhóm của Wallner đã phát hiện dấu vết sắt - 60 trong khoảng thời gian từ 2,5 triệu đến 6 triệu năm về trước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian đó Trái đất di chuyển xuyên qua các đám mây phân tử sau vụ nổ siêu tân tinh.
Khi đó, trên hành tinh của chúng ta xuất hiện đồng vị sắt - 60. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện trữ lượng sắt - 60 trẻ hơn trên Trái đất.
Những nghiên cứu từ năm ngoái cho thấy, tuyết ở châu Nam cực cũng chứa sắt - 60. Hơn nữa, số tuyết này phải rơi xuống đất trong vòng 20 năm gần đây. Điều này chứng tỏ, Trái đất vẫn đang di chuyển qua đám mây các hạt vật chất sau vụ nổ siêu tân tinh.
Trong suốt hàng nghìn năm, Hệ Mặt trời di chuyển qua đám mây khí và bụi dày đặc, gọi là Đám mây liên sao địa phương. Nguồn gốc của Đám mây là không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu đám mây liên sao địa phương hình thành do kết quả của vụ nổ siêu tân tinh, thì nó chứa sắt - 60. Điều này giúp giải mã bí ẩn liên quan đến "những cơn mưa sắt - 60 tươi mới" trên Trái đất.
Bằng chứng cho thấy có sự sống trên sao Kim Các nhà nghiên cứu đang tìm lời giải thích nguồn gốc một dấu hiệu khí đặc biệt trong bầu khí quyển tầng cao của sao Kim. Liệu đây có phải là dấu hiệu của sự sống trên hành tinh có nhiệt độ cao nhất hệ Mặt Trời? Khi nghiên cứu hệ mặt trời của chúng ta để tìm các thiên thể có khả...