Một cuộc đời hạnh phúc bắt nguồn từ một trái tim khỏe mạnh
PGS-TS- BS Nguyễn Thị Bạch Yến – Nguyên Phó Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam vừa đưa ra những cảnh báo về thực trạng bệnh tim đang ngày càng lan rộng và trẻ hóa.
Dưới đây là những nội dung chia sẻ của PGS-TS-BS:
Những con số khiến tôi giật mình
Gần đây, khi tham dự các buổi hội thảo tim mạch trong nước và quốc tế, tôi luôn giật mình trước con số thống kê các ca tử vong do bệnh tim mạch. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm đang có khoảng 17 triệu người trên toàn cầu tử vong do căn bệnh này. Dự báo đến năm 2030 ước tính con số này sẽ lên tới 23 triệu người. Trong đó, điều đáng chú ý là 80% số ca tử vong rơi vào các nước đang phát triển, cụ thể như Việt Nam.
Thêm một vấn đề nữa, ở nước ta, ít người biết rằng tỉ lệ tử vong vì bệnh lý tim mạch còn cao hơn cả ung thư. Mỗi năm, bệnh tim cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người, tương đương 1/4 tổng số trường hợp tử vong trong dân số. Vì thế, tôi phải khẳng định rằng đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, trở thành gánh nặng lớn đối với xã hội và ngành y tế.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bạch Yến – Phó Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam
Bảo vệ trái tim bằng những điều nhỏ nhất, dễ làm nhất, ít tốn kém nhất
Video đang HOT
Sau nhiều năm công tác trong ngành tim mạch, tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm do căn bệnh này gây ra. Không ít người chồng qua đời đột ngột vì tai biến dù còn rất trẻ, để lại con thơ và vợ hiền chới với giữa cuộc sống bộn bề lo toan. Rất nhiều trường hợp thanh niên khoẻ mạnh bỗng ra đi trong lúc làm việc ban đêm vì chứng đột quỵ… Có những ca tuy không dẫn đến tử vong nhưng việc sống chung với một trái tim yếu ớt, bệnh tật đã gây ra những gánh nặng không hề nhỏ cho bản thân và gia đình. Thậm chí có những trường hợp tiêu tốn hàng trăm triệu đồng để điều trị bệnh tim, khiến gia cảnh kiệt quệ.
Chính vì vậy, tôi thường lấy những dẫn chứng xót xa trên để nhắc nhở con cháu trong gia đình rằng một cuộc đời hạnh phúc bắt nguồn từ một trái tim khỏe mạnh. Bởi vì trái tim là duy nhất, là vô giá, và là cội nguồn của sự sống, nên khi mất đi trái tim, chúng ta không còn cơ hội để hạnh phúc đâu!
Trái tim là duy nhất, chúng ta nên dành cho trái tim những điều tốt nhất
Những trường hợp tử vong vì bệnh tim tôi từng gặp, lý ra có thể phòng ngừa được bằng những điều chỉnh thật nhỏ trong lối sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng, họ đã không làm. Tôi tiếc thay cho họ. Thay vì về sớm với vợ con, gia đình, dành thời gian nghỉ ngơi thì lại la cà quán xá nhậu nhẹt sau giờ làm; Thay vì ăn cơm nhà thì lại ăn ở hàng quán bên ngoài; Thay vì phải tập thể dục thì lại ngồi ì một chỗ quá lâu…
Bạn có biết, để điều trị bệnh tim, có khi mất cả một gia tài nhưng để ngăn ngừa và bảo vệ trái tim thì lại không tốn một xu. Vì vậy, tôi tha thiết khuyên mọi người hãy điều chỉnh các thói quen kém lành mạnh để phòng ngừa “tử thần bệnh tim” gõ cửa. Đồng thời, chúng ta cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Chẳng hạn khi chiên xào, thay vì dùng mỡ động vật thì bạn có thể dùng dầu thực vật, ví dụ như dầu gạo để chế biến thức ăn. Bởi vì dầu gạo có dưỡng chất Gamma-Oryzanol giúp ngăn chặn cơ thể hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa tối ưu các bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh đó, hãy sống chậm lại, hít thở sâu, không nên để công việc “bào mòn” sức khỏe hoặc để những nỗi lo toan “đánh gục” tinh thần bạn. Hơn nữa, cũng đừng chủ quan bỏ qua những dấu hiệu như tăng huyết áp, khó thở, tức ngực,… mà nên lưu tâm đến “lời kêu cứu” ban đầu này của trái tim, tránh đừng để đến khi biết thì đã quá muộn màng.
Hiện nay bệnh tim đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thường xảy đến với đối tượng nhân viên văn phòng
Qua bài viết này, tôi muốn gửi gắm đến các bạn, đặc biệt là những người trẻ tuổi: nếu bạn muốn đi nhiều nơi, tận hưởng cuộc sống, có những trải nghiệm thú vị và sống hạnh phúc bên cạnh những người yêu thương thì việc đầu tiên bạn cần làm phải là có một trái tim khỏe mạnh. Người ta có câu, “khi cánh cửa này đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra”, nhưng một khi mất đi trái tim, đó sẽ là cánh cửa cuối cùng “đóng sầm” cả cuộc đời của bạn.
Lê Na
Theo Dân trí
Hạt chôm chôm - Lại thêm 1 hung thần khiến bé trai 7 tuổi hóc nghẹn và mất mạng
Thêm một trường hợp trẻ nhỏ tử vong vì hóc nghẹn hạt chôm chôm khiến các bậc cha mẹ phải cẩn thận hơn nữa vì sự an toàn của con em mình.
Có lẽ mùa hè bây giờ lại trở thành mùa lo lắng của các bậc cha mẹ, bởi đây là mùa mà các loại hoa quả, trái cây phát triển và chín rộ nhất trong năm. Các bé ngoài việc được thỏa thích ăn hoa quả thì nỗi lo của các bậc phụ huynh cũng tăng dần. Những ca hóc hạt quả đã từng xảy ra và không còn quá hiếm như hóc hạt nhãn, hạt vải..., nhiều trường hợp các bé đã không thể qua khỏi và tử vong ngay sau đó vì tắc nghẽn đường thở.
Không ai ngờ thứ quả yêu thích này lại đe dọa tính mạng của trẻ (Ảnh minh họa).
Cách đây ít ngày, lại có thêm một trường hợp hóc nghẹn hạt chôm chôm thương tâm xảy ra tại Malaysia càng khiến cho các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên vì lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Bé trai Mohd Fairuz, 7 tuổi, chiều ngày hôm đó đã đến trường để đợi mẹ. Mẹ của bé là cô giáo, và trong lúc ngồi đợi mẹ, bé đã ăn chôm chôm - một loại quả được trẻ nhỏ rất yêu thích vì hương thơm nhẹ, vị ngọt khá dễ ăn. Thế nhưng, không may trong lúc ăn bé đã vô tình nuốt phải hạt chôm chôm và bị hóc nghẹn. Khi được phát hiện thì bé Mohd Fairuz đã gần như bất tỉnh. Ngay lập tức mẹ bé và các thầy cô trong trường đã đưa bé đến trung tâm y tế gần đó để cấp cứu rồi chuyển lên bệnh viện. Nhưng do bị tắc nghẽn đường hô hấp quá lâu, bé trai đã tử vong trước khi đến được bệnh viện.
Sự việc đau lòng này đã khiến mẹ bé vô cùng suy sụp vì không thể ngờ rằng sinh mạng của con trai mình đã bị cướp đi chóng vánh chỉ trong tích tắc. Chị càng không thể tưởng tượng rằng hạt chôm chôm lại nguy hiểm đến vậy, cái chết của con trai chị là một cái giá quá đắt mà một người mẹ như chị chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Một trường hợp đau lòng khác cũng mới xảy ra cách đây không lâu tại Ấn Độ. Bé trai 12 tuổi bị hóc hạt chôm chôm và cũng không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Cậu bé tên là Bharath, mặc dù đã 12 tuổi nhưng vẫn bị hóc hạt trong khi đang ngồi ăn chôm chôm cùng cả nhà. Mặc dù ngay sau đó bé được bố mẹ đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhà nhưng cũng không thể qua khỏi.
Không nên để trẻ tự ăn các loại quả trơn, dễ hóc một mình mà không có sự giám sát (Ảnh minh họa).
Trên đây là một trong những tai nạn hóc nghẹn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ khi đang ăn uống. Hóc nghẹn là tai nạn có diễn biến nhanh và khó lường, khó thể gây tử vong cho trẻ chỉ trong thời gian khá ngắn. Cha mẹ cần nâng cao nhận thức về sự an toàn cho con em mình, đặc biệt không nên để trẻ tự ăn các loại quả trơn, dễ hóc một mình mà không có sự giám sát. Mùa hè là mùa có rất nhiều loại quả có tính chất nguy cơ cao gây hóc nghẹn cho trẻ, vì vậy việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng phải đi kèm yếu tố an toàn.
Ngoài ra, các kĩ năng sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ trong trường hợp bị hóc dị vật cũng rất cần thiết để cha mẹ có thể cứu được tính mạng của con. Những kĩ năng này vô cùng quan trọng và đóng vai trò cứu mạng trẻ. Phòng chống và cứu chữa luôn là hai hoạt động song hành trong việc chăm sóc và đảm bảo sự an toàn cho các bé.
Nguồn: Straitstimes, News
Theo Helino
Để ngăn chặn bệnh từ thực phẩm bẩn, đây chính là những điều bạn nên làm! Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 9,4 triệu người mắc bệnh vì tiêu thụ thực phẩm bẩn. Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có hơn 100.000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015. Loại thực phẩm gây...