Một cửa Quốc gia giảm áp lực hồ sơ cho cả doanh nghiệp và cán bộ
Theo Bộ NN-PTNT, hiện ngành nông nghiệp có 30 thủ tục xuất nhập khẩu đang thực hiện qua Một cửa Quốc gia.
Cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I – Cục Bảo vệ thực vật thực hiện các thủ tục hành chính trên Một cửa Quốc gia. Ảnh: Nguyên Huân.
Thống kê đến nay, các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT đã tiếp nhận trên 1,2 triệu hồ sơ qua Một cửa Quốc gia, hiện cơ bản xử lý, cấp phép điện tử đúng hạn cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Trong đó, chiếm tỷ lệ hồ sơ nhiều nhất thuộc lĩnh vực kiểm dịch động vật và kiểm dịch thực vật hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng 1 – Cục Thú y, thống kê từ 2020 đến nay, đơn vị không để bộ hồ sơ xuất nhập khẩu nào bị quá thời hạn theo quy định.
Đặc biệt, để thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến làm thủ tục, tại bộ phận Một cửa Quốc gia, Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài luôn phân công cán bộ chuyên môn túc trực hướng dẫn và bố trí 3 máy tính, 1 máy in kết nối internet hỗ trợ việc khai thông tin trên hệ thống điện tử một cửa.
Trạm cũng bố trí hai bảng niêm yết và niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu theo Quyết định số 3594 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.
Ông Phạm Thanh An, Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng I chia sẻ: Hiện tại chúng tôi đang triển khai thực hiện các thủ tục trên cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm: Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu.
Việc triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đã giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây doanh nghiệp thường phải mất chi phí từ 1-3 ngày để giải quyết thủ tục hành chính, hiện nay chỉ trong vòng 1 ngày thậm chí nửa ngày đã giải quyết hoàn toàn thủ tục hành chính.
Video đang HOT
Việc triển khai thủ tục hành chính xuất nhập khẩu trên Một cửa Quốc gia không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp mà còn giảm rất nhiều áp lực và khối lượng công việc cho các cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa. Ảnh: Nguyên Huân.
Còn chia sẻ của lãnh đạo, cán bộ làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật, việc cấp phép hồ sơ, chứng thư liên quan tới thủ tục xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực kiểm dịch thực vật, thức ăn chăn nuôi không chỉ giúp doanh nghiệp, người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà còn góp phần rất lớn giảm áp lực, cường độ công việc luôn quá tải của đội ngũ làm việc ở bộ phận Một cửa tại các Chi cục kiểm dịch thực vật vùng.
Bà Vũ Thị Minh Huyền, Bộ phận Một cửa, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I – Cục Bảo vệ thực vật cho biết: Trước kia nếu chỉ thực hiện hồ sơ giấy, thời gian làm việc dài hơn, khoảng 7h-7h30 chúng tôi mới được tan làm và phải làm cả ngày thứ 7. Nay làm một cửa, khoảng thời gian được rút ngắn hơn, khoảng 6h tối là xong việc, thứ 7 chỉ phải làm buổi sáng.
Ông Bùi Tâm Linh, Giám Đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Sơn Tùng Anh, một doanh nghiệp chuyên làm thủ tục kiểm dịch thực vật qua Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I cho biết, thủ tục bây giờ rất thuận tiện so với trước, doanh nghiệp của ông chỉ khai báo trên hệ thống một cửa quốc gia, nếu viết sai chỉ cần sửa trên hệ thống. Sau khi được tiếp nhận xong, hiện hóa đơn, biên lai cũng là điện tử hết, doanh nghiệp chỉ cần đi một lần là được kết quả.
Có thể nói, trong thời gian vừa qua, với sự chỉ đạo sát sao, bài bản của Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác cải cách hành chính, đặc biệt là nhiệm vụ Một cửa Quốc gia và một cửa Asean.
Bộ NN-PTNT đã, đang và sẽ luôn xác định, cải cách thủ tục hành chính giữ vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển, đủ sức cạnh tranh với nông sản các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cơ hội tăng sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện Việt Nam đang đứng đầu ASEAN về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Lượng phân bón hữu cơ sản xuất và sử dụng trên đồng ruộng cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
Theo ông Hoàng Trung, việc sử dụng phân bón hữu cơ cũng như thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trước kia tỷ lệ rất thấp và chúng ta chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất cũng như sử dụng các loại vật tư này. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, tình hình sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học đã khác hẳn, tỷ trọng tăng lên rất nhanh.
Phân hữu cơ, thuốc BVTV sinh học bứt tốc nhanh
Hiện chúng ta đã có 18,2% số sản phẩm trong danh mục là thuốc BVTV sinh học, riêng thuốc BVTV sinh học được đăng ký sử dụng cho cây rau chiếm khoảng 50% tổng số thuốc sinh học. Hàng năm, cả nước sử dụng từ 15.000-20.000 tấn thuốc BVTV sinh học. Việt Nam đang đứng đầu ASEAN về số lượng cũng như chủng loại thuốc BVTV sinh học.
Các công nghệ sản xuất thuốc BVTV sinh học phổ biến trên thế giới đã được đăng ký và ứng dụng tại Việt Nam như: Thuốc BVTV sinh học nano, Chitosan, sản xuất chế phẩm virus nhân đa diện NPV, sản xuất chế phẩm vi sinh, sản xuất chế phẩm nấm đối kháng, thuốc sinh học sản xuất chiết xuất từ thảo mộc.
Bà con nông dân tỉnh Bắc Ninh sử dụng thuốc BVTV sinh học. Ảnh: K.L
Các doanh nghiệp lớn cũng đang nghiên cứu, đưa vào các công nghệ tiên tiến hơn, không phải theo công thức 1/10 nữa mà có thể 1/15 đến 1/20, hàm lượng dinh dưỡng trong phân rất cao. Lúc đó, thay vì mỗi lần vào vụ mới phải gồng gánh 3-4 tấn, nông dân chỉ cần vài bao là có thể đáp ứng cho sản xuất.
Với phân bón hữu cơ, trước năm 2016, cả nước chỉ sử dụng từ 0,8-1 triệu tấn nhưng đến nay chúng ta đã tăng vượt bật cả về sản lượng và số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ. Cả nước hiện có khoảng 5.500 sản phẩm phân bón hữu cơ đã được lưu hành với tổng sản lượng năm 2020 đạt 2,63 triệu tấn.
"Nếu không thay đổi, năm 2021 chúng ta sẽ tăng sản lượng phân bón hữu cơ lên được khoảng 3 triệu tấn và tiếp tục tăng dần lên 5 triệu tấn vào những năm tiếp theo. Đây là chủ trương rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, giá các loại vật tư, trong đó có phân bón tăng rất cao" - ông Hoàng Trung nói.
Cùng với sản xuất hữu cơ quy mô công nghiệp, Bộ NNPTNT và các địa phương cũng đã tăng cường và khuyến khích các nông hộ sử dụng nguyên liệu là các nguồn phụ phẩm sẵn có trong sản xuất nông nghiệp để sản xuất 15,6 triệu tấn phân bón hữu cơ.
Trong bối cảnh phải thích ứng với đại dịch Covid-19, giá vật tư đầu vào tăng, biến đổi khí hậu, ông Hoàng Trung nhận định, việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Phân bón hữu cơ sẽ thay thế dần phân bón vô cơ để tạo dựng nền nông nghiệp sinh thái, bền vững và có tác dụng lâu bền.
Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam có khoảng 280 triệu tấn chất thải hữu cơ từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ, từ đó tạo ra chuỗi giá trị tuần hoàn, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.
Xây dựng mô hình mẫu để nhân rộng
Với chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ của Chính phủ, Bộ NNPTNT, trong những năm qua, Cục BVTV đã tham mưu, xây dựng nhiều chương trình để hỗ trợ nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học nhiều hơn. "Bộ NNPTNT đã đặt hàng và ưu tiên nguồn kinh phí để các trường, các viện nghiên cứu ra các sản phẩm phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học. Đây là hướng ưu tiên của Bộ về góc độ khoa học, công nghệ. Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới, hiệu quả, chúng tôi sẵn sàng giới thiệu cho địa phương, giới thiệu cho nông dân để sử dụng và khối lượng sẽ tăng lên" - ông Hoàng Trung nói.
Mới đây, ngày 21/10, Cục BVTV tiếp tục ký kết kế hoạch hợp tác với 15 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, phân bón giai đoạn 2021-2025 nhằm triển khai kế hoạch hành động hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, an toàn, bền vững và hiệu quả.
Đến nay, riêng lĩnh vực phân bón, Cục BVTV đã ký kết, đồng hành phát triển phân bón hữu cơ giai đoạn 2019-2025 với 28 doanh nghiệp xây dựng các mô hình mẫu, tập huấn nông dân sử dụng phân bón trên rất nhiều cây trồng khác khau, đặc biệt là các cây trồng chủ lực như lúa, rau ăn trái, rau màu và cây công nghiệp.
Từ các mô hình này, Cục BVTV, các hiệp hội sẽ đồng hành, giám sát cùng doanh nghiệp để đánh giá và hướng dẫn người dân bón phân, thuốc BVTV một cách hợp lý, cân đối và tiết kiệm, an toàn, hiệu quả. "Đầu tiên người dân phải nhận thức được nếu chúng ta sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học thì sẽ đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ được sức khỏe của chính mình" - ông Hoàng Trung nói.
Một giá trị lớn khác khi sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học là các sản phẩm nông sản sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Nói đến an toàn thực phẩm của sản phẩm của ngành trồng trọt, đó là vấn đề dư lượng thuốc BVTV. Khi chúng ta sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học thì chúng ta đã loại bỏ yếu tố đó, chỉ quan tâm một số độc tố, các vi sinh... Những yếu tố này chúng ta hoàn toàn kiểm soát được.
Theo ông Hoàng Trung, khi chất lượng nông sản được nâng lên, lợi nhuận cuối cùng sẽ tăng. Nó sẽ bù đắp lại phần giá thuốc BVTV sinh học hiện nay hơi cao và sử dụng không thuận tiện như thuốc BVTV hóa học. Tuy nhiên, thuốc BVTV sinh học lại có tác dụng bền vững, cải tạo đất và hơn nữa bảo vệ môi trường.
Đối với phân bón hữu cơ, về giá thành không phải là đắt so với phân bón vô cơ, nhưng do phải sử dụng một lượng lớn nên công vận chuyển sẽ cao hơn. "Với công thức 1/10, tức là 10 tấn nguyên liệu sản xuất ra 1 tấn phân bón hữu cơ, phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên tiện dụng trong vận chuyển và đưa vào sản xuất" - ông Trung thông tin.
Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại cây trồng Đến nay, cả nước đã có 48/63 tỉnh, thành phố xây dựng được mã số vùng trồng (MSVT) cho các loại cây trồng và hiện đã có tổng cộng 3.624 MSVT. Tại TP Cần Thơ, hiện đã có 59 MSVT trồng được Cục Bảo vệ thực vật cấp cho nông dân tại các HTX, tổ hợp tác và vùng nguyên liệu trái cây...