Một cụ bà bị thủng ruột non vì uống thuốc quên bóc vỏ
Thấy mình bị ho, cụ bà tự ra ngoài mua thuốc về uống, nhưng vô tình trong lúc uống quên bóc vỏ khiến mảnh vỏ thuốc chui vào bụng, đâm thủng thành ruột non, gây nhiễm trùng, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.
Mảnh vỏ thuốc đâm thủng ruột non cụ bà N.T.Đ.(79 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đã được các bác sĩ gắp ra ngoài – Ảnh: T.A
Theo người nhà cụ bà N.T.Đ.(79 tuổi, ngụ Đồng Tháp) sau khi phát hiện mình bị ho, cụ Đ. đã tự ra ngoài mua thuốc về nhà uống. Tuy nhiên, trong lúc uống có một viên thuốc cụ Đ.quên bóc vỏ. Sau khi uống xong, bệnh nhân cảm giác thấy đau ở vùng cổ nên đến trạm y tế địa phương kiểm tra. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đau do nuốt dị vật và đề nghị đến bệnh viện gắp dị vật. Mặc dù vậy cụ Đ. đã bỏ qua, không đến bệnh viện gắp vì sợ đau.
Sau đó 2 ngày, bệnh nhân thấy bụng đau âm ỉ rồi ngày càng đau dữ dội hơn, và nôn ói nên người nhà đã chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Vĩnh Long để kiểm tra.
Ngày 30.10, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á – Vĩnh Long cho biết các bác sĩ ở đây vừa mổ thành công lấy ra một dị vật là mảnh vỏ thuốc đã đâm thủng thành ruột non của bệnh nhân.
Trước đó, qua thăm khám và làm các kỹ thuật cận lâm sàng, các bác sĩ ở đây chẩn đoán bệnh nhân Đ.bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, nghi do dị vật sắc nhọn và được chỉ định mổ cấp cứu. Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ để tiến hành mổ cấp cứu.
Một bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân Đ.cho biết, sau khi kiểm tra, ê kíp mổ phát hiện ổ bụng của bệnh nhân có nhiều dịch phân và giả mạc đóng thành khối, các bác sĩ quyết định mổ hở. Ê kíp phẫu thuật tiến hành mở bụng đường giữa trên dưới rốn khoảng 10cm, hút rửa sạch ổ bụng bằng nước ấm thì hiện cách góc hồi manh tràng khoảng 50cm có 2 lỗ thủng nhỏ ở thành bên, trong lòng ruột có dị vật sắc nhọn.
“Chúng tôi tiến hành mở ruột non ngang qua 2 lỗ thủng và lấy ra được một dị vật là mảnh vỏ thuốc. Sau đó các bác sĩ tiến hành khâu lại ruột non và hút rửa sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu dưới gan và Douglas”, vị bác sĩ này cho hay.
Theo các bác sĩ ở đây, khi nuốt mảnh vỏ thuốc dị vật có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa (từ thực quản đến hậu môn) gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu mảnh vỏ thuốc chỉ mắc ở vùng họng – thanh quản các bác sĩ tiến hành nội soi gắp ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong trường hợp mảnh vỏ thuốc xuống phần dưới ống tiêu hóa như: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già… sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Nếu mảnh vỏ thuốc đâm thủng thực quản sẽ gây áp xe trung thất, đây là một biến chứng nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong rất cao.
Trong trường hợp, mảnh vỏ thuốc đi xuống đâm thủng dạ dày, ruột non, ruột già sẽ gây biến chứng viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể. Đây là những biến chứng nặng phải phẫu thuật sớm, nếu không được chẩn đoán, xử lý cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
“Người dân, nhất là những người già và trẻ em cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối, không để người già tự uống thuốc và trẻ em tiếp xúc với những vật sắc nhọn vì trẻ rất hay nuốt”, bác sĩ khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Vì sao nhiều người bị tắc ruột suýt chết khi ăn quả hồng giòn?
Hồng giòn có nhiều chất xơ, chất chát, nếu ăn nhiều sẽ vón lại và tạo thành khối bã ở ruột non, có thể dẫn đến tắc ruột. Với người răng yếu, hệ tiêu hóa kém, ăn vội, hoặc có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn quả hồng, nhất là hồng giòn, sẽ rất nguy hại nếu ăn không đúng cách. Thời gian qua, có khá nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện với triệu chứng đau bụng, bí trung đại tiện, buồn nôn. Qua siêu âm và nội soi, bác sĩ phát hiện các bệnh nhân này bị tắc ruột do bã thức ăn, cụ thể ăn nhiều trái hồng giòn.
Điển hình, khoa Ngoại Tiêu hóa, BV. Trung ương Huế, đã từng phẫu thuật cho 7 bệnh nhân bị tắc ruột. Một thời gian sau, các bác sĩ tại BV. E Trung ương đã phải phẫu thuật cho một bệnh nhân cũng do tắc ruột.
Tại TP Hồ Chí Minh, cũng đã có nhiều ca bệnh nhập viện vì tắc ruột do ăn quả hồng giòn. Các bác sỹ cảnh báo rằng các trường hợp bị tắc ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp rất dễ dẫn đến vỡ ruột, nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói, vì tanin trong trái hồng dưới tác động của axít dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Ảnh minh họa: Internet
TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cũng đưa ra nhận định: Những người có hệ tiêu hóa kém, người già và trẻ em dễ có nguy cơ tắc ruột hơn khi ăn hồng giòn.
TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), khuyên: "Nếu ăn nhiều thì hệ tiêu hóa hấp thu không kịp, khả năng co bóp yếu nên gây tắc ruột. Tốt nhất nên ăn hồng chín. Còn muốn ăn hồng giòn thì nên ngâm cho bớt độ chát".Theo TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, để giảm bớt độ chát trong hồng giòn thì nên ngâm nước sau khi gọt vỏ.
Sau đây là cách phòng tránh nguy hại khi ăn trái hồng tươi do bác sỹ Hoàng Thanh Hiền hướng dẫn:
1. Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn: ăn rất ít, chỉ 1 -2 miếng nhỏ, nhai kỹ.
Lời khuyên: người già và trẻ nhỏ nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.
2. Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói, vì tanin trong trái hồng dưới tác động của axít dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó.
Lời khuyên: nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng 1 giờ sau ăn.
3. Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin.
Lời khuyên: nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn.
Hồng giòn có nhiều chất xơ, chất chát, nếu ăn nhiều sẽ vón lại và tạo thành khối bã ở ruột non, có thể dẫn đến tắc ruột. Với người răng yếu, hệ tiêu hóa kém, ăn vội, hoặc có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này. Ảnh minh họa: Internet
4. Không dùng cho những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.
5. Không dùng cho người thiếu máu, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.
6. Thận trọng ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, không phải ai ăn hồng giòn cũng đều bị tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lí ruột - đại tràng, người đã từng có tiền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
BVĐK Hà Tĩnh gắp viên thuốc nguyên vỉ sắc nhọn trong thực quản ông cụ 96 tuổi Sáng 11/10, Khoa Chẩn đoán hình ảnh BVĐK tỉnh Hà Tĩnh tiến hành nội soi gắp viên thuốc còn nguyên vỉ sắc nhọn trong thực quản của bệnh nhân Lê Tự Q. (96 tuổi), trú tại Thạch Tân, Thạch Hà). Các bác sỹ tiến hành nội soi gắp dị vật Khoảng 20h ngày 9/10, ông Q. uống cùng lúc cả nắm thuốc và...