Một công nhân rơi từ công trường đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Sự việc xảy ra vào lúc 18h10 ngày 16/10, tại công trường thi công khu vực nhà ga Văn Quán, thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Một công nhân đã bị rơi từ trên cao xuống đất sau khi hết ca làm.
Hình ảnh công nhân nằm dưới lòng đường sau cú ngã (Ảnh cắt từ clip do người dân cung cấp)
Hiện trường nơi xảy ra tai nạn.
Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải xác nhận thông tin này và cho biết, công nhân bị rơi từ công trường xuống đất là Lê Văn Linh, 19 tuổi, quê Hà Tĩnh, làm việc thi công hạng mục đường ray tại dự án này.
Qua xác minh từ các công nhân làm cùng ca, thời điểm xảy ra vụ việc là đã kết thúc ca làm việc. Công nhân Linh di chuyển từ mặt sàn dầm (nơi thi công đường ray) xuống sàn nhà ga qua lối cầu thang tạm tầng 2, khi bước, nhảy cách bậc thang đã trượt rơi vào sàn chống vật rơi và rơi xuống đường.
Khu vực xảy ra vụ việc.
Video đang HOT
Một bảo vệ tòa nhà M2 (149 Trần Phú, Hà Nội) gần hiện trường vụ tai nạn, cho hay, thời điểm trên ông nghe thấy tiếng động lớn, nhìn ra thì thấy dưới lòng đường có một công nhân nằm bất động trong vũng máu. Nạn nhân ngay sau đó được các công nhân khác đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 103.
Theo hình ảnh từ clip người dân cung cấp, một công nhân mặc áo xanh đang nằm giữa lòng đường, xung quanh có nhiều vệt máu. Nhiều công nhân khác xúm quanh, chỉ lên phía nhà ga đang thi công ở phía trên.
Vết máu còn vương lại hiện trường.
Cũng trong clip này có tiếng của một người đàn ông nói rằng “Đang ngồi thì thấy có người rơi thẳng xuống phía dưới”.
Tại hiện trường tối 16/10, theo quan sát của PV, lòng đường Trần Phú còn một số vệt máu.
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, ngay sau khi vụ việc xảy ra, cán bộ hiện trường của Ban đã cùng các đơn vị có mặt tại hiện trường nhanh chóng đưa người bị nạn vào Bệnh viện Quân y 103 cấp cứu. Lãnh đạo Ban cũng đã đến ngay hiện trường kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và vào bệnh viện thăm hỏi động viên nam công nhân.
“Sự việc xảy ra là vô cùng đáng tiếc! Ban Quản lý dự án đường sắt sẽ tiếp tục chỉ đạo các chủ thể tham gia dự án kiểm tra, rà soát từng khâu, từng bước cũng như nêu cao ý thức của người lao động nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các bên xây lắp trong dự án, tham gia giao thông khu vực liền kề dự án và các bên thứ ba khác có liên quan” – đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay.
Như Quỳnh – Tiến Nguyên
Theo Dantri
Đường sắt Cát Linh Hà Đông chỉ được đầu tư thêm 250 triệu USD
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, do có biến động giá rất lớn về mọi mặt dẫn đến trượt giá, nên năm 2013 Tổng thầu Trung Quốc đề nghị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Trên cơ sở tính toán, Bộ GTVT và Tổng thầu thống nhất bổ sung thêm 250,62 triệu USD.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3 của Bộ GTVT vào chiều ngày 29/9.
Theo đó, tại cuộc họp báo trên, trả lời câu hỏi của PV liên quan đến tổng mức đầu tư, tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, dự án khởi công từ tháng 10/2009 với tổng mức đầu tư ban đầu là 550 triệu USD với nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức tổng thầu EPC.
"Do có biến động giá rất lớn về mọi mặt dẫn đến trượt giá, nên năm 2013 Tổng thầu Trung Quốc đề nghị phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Trên cơ sở tính toán, Bộ GTVT và Tổng thầu Trung Quốc thống nhất bổ sung thêm 250,62 triệu USD", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, số vốn 250,62 triệu USD bổ sung cho dự án đã được thống nhất xong từ cách đây 3 năm. Mới đây nhân chuyến thăm của Thủ tướng sang Trung Quốc làm việc, hai bên thực hiện ký kết vay vốn cho dự án, không phải là vốn tăng thêm và vay mới.
Trước đó, đầu năm 2014, sau 5 năm thi công, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thực hiện, kinh nghiệm của ban quản lý dự án và năng lực nhà thầu đã khiến dự án chậm trễ, đội vốn đầu tư. Bộ GTVT đã kiến nghị cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Trong đó, các khoản phát sinh lớn nhất tại dự án là chi phí xây dựng (tăng 221 triệu USD), chi phí thiết bị (tăng 20 triệu USD), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng 25 triệu USD)...
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2017.
Tại cuộc họp báo trên, đề cập đến tiến độ công trình, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, từ năm 2013 đến nay, theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, tiến độ của dự án đã được cải thiện tích cực, đến nay cơ bản kiểm soát tiến độ. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải giao cho Ban Quản lý dự án đường sắt đôn đốc, giám sát tiến độ của dự án.
Bộ đã làm với tổng thầu Trung Quốc chốt mốc thời gian cụ thể cuối năm nay, toàn bộ phần xây lắp liên quan tới kết cấu chính gồm hệ thống dầm, trụ, nhà ga... nói chung cơ bản phải hoàn thành.
"Đến tháng 6/2017, nhà thầu sẽ lắp đặt xong các thiết bị phục vụ cho đường sắt. Tới tháng 9/2017 sẽ đưa đường sắt Cát Linh- Hà Đông vào vận hành, khai thác thương mại. Chúng tôi khẳng định, đây là tiến độ cuối cùng và sẽ thực hiện được," Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Về thiết bị phục vụ hoạt động khai thác bao gồm 13 đoàn tàu, hệ thống đường ray, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống nhà điều hành, nhà xưởng phục vụ bảo dưỡng,... Thứ trưởng Trường cho biết, hiện gói thiết bị (khoảng 200 triệu USD) đang được đàm phán để đảm bảo công nghệ mới nhất, đáp ứng tự động hoá cao, đặc biệt trong hệ thống thông tin tín hiệu và giá thành.
"Bộ GTVT đang mời các công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính để thẩm định giá. Phía Trung Quốc cũng muốn Việt Nam sớm thẩm định giá để trên cơ sở giá đó triển khai đấu thầu", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói và khẳng định nếu không có gì thay đổi, hết quý I/2017 sẽ hoàn tất việc đấu giá cũng như mua sắm toàn bộ thiết bị. Sau 3 tháng lắp đặt, 3 tháng chạy thử, đến tháng 9/2017, dự án có thể khai thác thương mại.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng thầu EPC (Trung Quốc) tại cuộc họp giao ban định kỳ nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện, kế hoạch, tiến độ thi công Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào chiều ngày 5/8 vừa qua, trong 6 tháng đầu năm, với tình hình rất khó khăn về nguồn vốn nhưng các nhà thầu phụ đã không ngừng thi công và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ. Hiện công tác thi công đã hoàn thành toàn bộ bệ trụ, thân trụ, xà mũ.
Ngoại trừ ga Cát Linh và ga Vành đai 3, còn lại 10 nhà ga khác đã xong toàn bộ kết cấu chính. Hiện nay đang thi công kết cấu phụ trợ, thang lên xuống và kết cấu thép.
Theo báo cáo, nhà điều hành khu Depot đang thi công kết cấu chính tầng 4, các công trình kiến trúc khác đang thi công phần móng cọc, bệ trụ. Công tác lao dầm cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn lại 18 phiến. Tỷ lệ ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ đạt 90%, 10% còn lại chưa ký kết chủ yếu là hoàn thiện công trình phụ trợ, dự kiến sẽ ký xong vào cuối tháng 9.
Về tình hình giải ngân, thanh toán cho các nhà thầu phụ, đại diện Tổng thầu EPC cho biết, sau khi Tổng thầu điều động 60 triệu NDT vốn lưu động sang để chi trả, đơn vị này đã lần lượt thanh toán cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật tư và thanh toán chi phí quản lý dự án. Hiện còn nợ 340 tỷ, sau khi nhận được 19 triệu USD tạm ứng phần bổ sung, Tổng thầu sẽ lần lượt thanh toán cho các đơn vị..../.
Theo Thanh Niên
Bỏ chỉ dẫn bằng tiếng Trung Quốc trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất phương án thiết kế nội, ngoại thất của tàu mẫu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó yêu cầu sử dụng phát thanh chuẩn tiếng Việt, chuyển toàn bộ tiếng Trung sang tiếng Việt. Tàu mẫu Cát Linh - Hà Đông sau hơn 1 tháng trưng bày đã nhận được nhiều...