Một công đôi việc, trang trại tận thu chất thải tôm để nuôi cá kèo
Anh Long Văn Nghĩa ( thành phố Bạc Liêu) hiện ứng dụng nuôi tôm biofloc trong bể tròn vách đứng để tận thu chất thải làm thức ăn nuôi cá kèo.
Hệ thống 4 hồ nuôi hình tròn có lưới che nhìn từ trên cao của anh Long Văn Nghĩa. Ảnh:Bizmedia
Anh Nghĩa giải thích, con tôm chỉ hấp thu tối đa 38% thức ăn, hơn 60% còn lại là nitro bị thải ra môi trường – nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Trong khi đó, cá kèo ăn tạp, chủ yếu thức ăn là chất hữu cơ phân hủy nên có thể sử dụng lại phân tươi của tôm thu gom hàng ngày làm thức ăn.
Từng là kỹ sư thủy sản, nuôi tôm từ năm 2002 đến nay, anh Nghĩa đã nuôi tôm trong ao nền đất, ao lót bạt (vẫn là nền đất, lót thêm bạt HDPE ở đáy ao), nhưng theo anh mô hình hồ nuôi tròn đến nay cho hiệu quả tích cực hơn hẳn.
Hiện, hệ thống ao nuôi của anh Nghĩa hiện gồm 4 hồ nuôi dạng tròn. Diện tích mặt nước khoảng 500 m2 một hồ. Các hồ lót bằng bạt nhựa HDPE một ly độ bền lý thuyết khoảng 10 năm.
Anh dùng bể tròn, vách đứng để nuôi tôm siêu thâm canh theo phương pháp biofloc. Như vậy vừa thu được sản lượng tôm lớn, dễ gom chất thải hàng ngày để tận dụng nuôi cá kèo, đồng thời có thể tái sử dụng gần như toàn bộ nguồn nước.
Anh Nghĩa cho biết hồ nuôi hình tròn, vách đứng có nhiều ưu điểm. Hình dáng tròn và vách đứng khiến quạt gió chạy tạo thành lực ly tâm đẩy vỏ tôm lột, phân tôm, thức ăn thừa vào giữa hồ, dễ thu gom, làm sạch. Ngoài ra, vách đứng làm cho tảo ít bám vào vách, ao nuôi sạch hơn, tôm ít ăn tảo và các chất bám ở thành bể.
Đồng thời, quạt gió giúp tạo dòng chảy liên tục khiến các vi sinh lơ lửng liên tục trong nước, đáp ứng yêu cầu của phương pháp biofloc. Đây là cách nuôi tôm không sử dụng hóa chất mà dùng hệ vi sinh bổ sung vào nước để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh, đồng thời làm sạch môi trường nước và hạn chế chất độc có trong nước sinh ra từ thức ăn dư thừa, phân tôm.
Video đang HOT
Theo anh Nghĩa, hồ nuôi tôm hình tròn có nhiều ưu điểm. Ảnh: Bizmedia
Phía trên hồ nuôi tôm có giăng lưới che để giảm bớt 1/3 ánh sáng đảm bảo cho quy trình biofloc và các vi sinh phát triển. Ngoài ra, lưới bằng HDPE có khả năng phản nhiệt, hạn chế côn trùng, chim tấn công hồ nuôi.
Đáy hồ nuôi tôm bố trí hệ thống hút gom chất thải, có nhiệm vụ hàng ngày hút, xả để gom phân tôm lại và chuyển sang ao nuôi cá. Nhờ nước được làm sạch thường xuyên nên tới cuối vụ tôm có thể tái sử dụng nguồn nước này cho vụ nuôi tiếp theo.
Anh Nghĩa kể lại, giai đoạn đầu, anh nuôi tôm ao đất, rất khó quản lý môi trường, thất bại nhiều. Tới ao đất lót bạt thì khi môi trường bên ngoài biến động lớn cũng dễ thất bại. Từ khi chuyển sang hồ nuôi này, tỷ lệ thành công là trên 90%.
Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi hồ nuôi cũng phải ít nhất 150 triệu đồng một năm bao gồm cả bạt, khung sắt, thức ăn, vi sinh, khoáng bổ sung. Ngoài ra, khi nuôi siêu thâm canh, người nuôi cần đầu ra ổn định để có thể đáp ứng chi phí.
Đồng thời, mật độ nuôi tôm cao nên mỗi bể hàng ngày đều được lấy mẫu kiểm tra hàm lượng khoáng chất (Ca, Mg…) và độ pH. Đây là các chỉ tiêu quan trọng giúp theo dõi sức khỏe tôm để tính toán tỷ lệ thức ăn và bổ sung khoáng, vitamin C hay lượng vi sinh kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh.
Ngoài ra, theo anh nghĩa, khi thiết kế hệ thống ao nuôi tôm, tỷ lệ ao nuôi và ao xử lý nước nên là 20-80%, như vậy mới đủ khả năng xử lý nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm môi trường.
Anh Long Văn Nghĩa đang kiểm tra sức khỏe tôm. Ảnh: Bizmedia
Với 4 hồ nuôi tôm tổng diện tích mặt nước 2.000 m2, anh Nghĩa có 8.000 m2 các ao phụ trợ để xử lý nước sau mỗi vụ nuôi để quay vòng tái sử dụng nước. Hệ thống xử lý nước gồm gồm ao lắng thô thứ nhất, thứ hai, thứ ba và hai ao sẵn sàng trước khi châm nước vào ao nuôi.
Trong nuôi tôm, nguồn chất thải là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Mô hình này được anh Nghĩa áp dụng hơn một năm nay không chỉ giúp làm sạch nước, có thêm thu nhập từ cá kèo mà còn giảm chi phí xử lý chất thải nuôi tôm.
Theo Hương Giang (Vnexpress)
Bạc Liêu: Chuồng sạch nhà thơm nhờ nuôi heo không chất thải
Tại Hợp tác xã kinh tế Xanh, Bạc Liêu, chất thải từ nuôi lợn được chuyển thành biogas chạy máy phát điện, phục vụ trang trại, các ao nuôi tôm.
Hợp tác xã kinh tế Xanh thành lập tại xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu được cấp giấy phép kinh doanh đầu tháng 7/2012. Hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi, với hệ thống trang trại gồm bốn chuồng nuôi, mỗi năm, hợp tác xã cung ứng khoảng 9.600 con lợn thịt ra thị trường. Cứ 4 - 4,5 tháng xuất chuồng một lứa.
Chuồng nuôi được thiết kế xa nhau, xen kẽ ao, cây cối tạo cảnh quan xanh và môi trường trong lành. Ảnh: Bizmedia
Mô hình chăn nuôi lợn được thực hiện liên kết giữa hợp tác xã kinh tế Xanh và công ty CP. Theo đó, công ty CP đầu tư con giống, thức ăn và quy trình kỹ thuật chăm sóc heo. Thịt heo sạch được công ty bao tiêu và giới thiệu tại của hàng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, nhận thấy chăn nuôi lợn sinh ra lượng chất thải lớn bao gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí, hợp tác xã đã đầu tư hệ thống hầm biogas để tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi, đồng thời tạo ra nguyên liệu vòng tròn khép kín phục vụ sản xuất.
Toàn bộ phân heo được xịt rửa hàng ngày đưa ra hệ thống biogas trong khu vực có diện tích 8.000 m2 chứa chất thải, 4.000m2 trữ khí gas.
Lượng phân heo nhiều sinh ra lượng khí gas (CH4) lớn, để đảm bảo an toàn, hầm biogas được che phủ bằng bạt chống thấm HDPE dày 1mm, tuổi thọ lên đến 20 năm.
Hệ thống có khả năng tạo ra 800kWh điện, đủ cung cấp cho trang trại, chạy quạt hút mùi vào giờ cao điểm, chạy quạt trên ao nuôi tôm và cấp điện sinh hoạt cho khu vực nhà ở của công nhân.
Hầm biogas "khổng lồ" phủ bạt HDPE để sản xuất điện từ chất thải của lợn tại trang trại. Ảnh: Bizmedia
Ngoài các lợi ích chính từ việc nuôi heo, mô hình máy phát điện còn phục vụ chạy quạt cho hệ thống ao nuôi tôm trong khuôn viên trang trại. Nguồn phân thu được từ đáy hầm biogas mỗi năm tận dụng lại làm phân bón cho hàng trăm gốc dừa quanh chuồng nuôi. Dừa cho trái, đồng thời cho bóng mát, tạo cảnh quan xanh, sạch cho trang trại.
Bên trong chuồng nuôi, lợn được theo dõi sức khỏe định kỳ, đánh số "chứng minh nhân dân" bằng cách bấm tai. Lợn ở nhà điều hòa. Đầu chuồng thiết kế hệ thống làm mát bằng hơi nước, cuối chuồng là hệ thống quạt gió lớn hút hơi mát và cả mùi hôi của phân heo, thổi vào hệ thống ống khói hút mùi để đưa lên cao trước khi thải ra môi trường. Hệ thống quạt gió được bật tự động khi nhiệt độ trong trại nuôi vượt quá 29 độ C. Nhờ đó, xung quanh khu vực chăn nuôi hầu như không còn mùi hôi.
"Nhà điều hòa" của lợn được làm mát nhờ hệ thống quạt gió lớn và dàn làm mát bằng hơi nước. Ảnh: Bizmedia
Nước sạch được đưa vào cho heo uống và tắm hàng ngày, vùng nước tắm thay ngày hai lần. Máng thức ăn đặt tự động, heo ăn đến đâu ủi mõm làm thức ăn rơi xuống máng, không dây bẩn ra chuồng trại, không dư thừa.
Thời gian nuôi lợn trung bình từ 4 - 4,5 tháng một lứa. Trọng lượng trung bình đạt tiêu chuẩn xuất chuẩn là 100kg một con. Lợn được kiểm tra thú y định kỳ, bao tiêu nên có đầu ra ổn định.
Theo Hải Anh (VNE)
Tìm ra nguyên nhân khiến hàng chục tấn cá chết trắng hồ thủy lợi Sau khi kiểm tra thực tế tại đập, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Bình Phước nhận định ban đầu về hiện tượng các chết hàng loạt tại đập thủy lợi Bình Hà không phải do dịch bệnh mà do thiếu hụt oxy. Cá chết hàng loạt tại đập thuỷ lợi Bình Hà, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập là...