Một cổ phiếu tăng giá kịch tính, giải cứu ‘công chúa’ nhà Tân Hiệp Phát
Dù hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ bị rớt giá kể từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay nhưng một cổ phiếu đang thuộc diện kiểm soát, lại suýt bị hủy niêm yết bỗng dưng trở thành hiện tượng kể từ thời điểm sau Tết.
Đó là cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 – cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát từ 12/4/2021 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2020 âm.
Thậm chí, phải nhờ đến khoản doanh thu tài chính đột biến trong quý 4/2021 từ thoái vốn công ty con mới có thể giúp Yeah1 có lãi và “thoát án” hủy niêm yết bắt buộc (do năm 2019 và 2020 đều đã lỗ).
Giá cổ phiếu YEG gần như đi ngang kể từ tháng 4/2021 đến trước thời điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, cũng là thời điểm từ đầu tháng 2/2022, cổ phiếu YEG liên tục tăng giá với mức tăng 71% lên 30.800 đồng/cp.
Chuỗi phiên tăng giá vừa qua của YEG được các nhà đầu tư gọi vui là chuỗi ngày “giải cứu công chúa Tân Hiệp Phát”. Đó là bởi bà Trần Uyên Phương, con gái ông Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) gần đây đã lại một lần nữa trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1.
Bà Trần Uyên Phương và ông Trần Quí Thanh.
Dù không có tên trong HĐQT cũng như ban điều hành, nhưng bà Trần Uyên Phương hiện là cổ đông lớn nhất tại YEG với việc nắm giữ 14,33% vốn điều lệ của công ty, tương đương 4.481.214 cổ phiếu.
Với mức giá hiện tại, giá trị cổ phiếu YEG do cá nhân bà Trần Uyên Phương nắm giữ đã tăng hơn 57 tỷ đồng kể từ sau Tết Nguyên đán, lên mức 138 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bà Trần Uyên Phương liên tục mua vào cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 14,33% kể từ đầu năm 2022. Theo công bố thông tin của YEG, ái nữ nhà Tân Hiệp Phát trở thành cổ đông lớn của công ty này kể từ ngày 10/1/2022. Trước đó, bà Uyên Phương sở hữu 784.406 cổ phiếu (2.51%).
Trong khi đó Chủ tịch HĐQT YEG, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 24,72% xuống còn 12,9% sau một giao dịch thỏa thuận với cá nhân bà Uyên Phương. Số lượng cổ phiếu YEG mà ông Tống đang nắm giữ là 4.034.600 cổ phiếu. Hiện ông Tống đang là cổ đông cá nhân lớn thứ 2 sau bà Uyên Phương.
Với các nhà đầu tư chứng khoán, cổ phiếu YEG chỉ phù hợp với những người ưa lướt sóng mạo hiểm. Không chỉ bởi cổ phiếu này đang trong diện kiểm soát theo quyết định của HoSE, mà bởi HĐQT và cổ đông lớn của YEG đều không cho thấy họ sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty.
Ngoài Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, các thành viên khác trong HĐQT cũng như cổ đông lớn cho thấy xu hướng bán ra lượng lớn cổ phiếu trong suốt một thời gian dài.
Ngày 6/1 vừa qua, YEG thông báo Tổng Giám đốc Đào Phúc Trí đã bán thành công hơn 1,1 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận.
Đáng chú ý, chỉ trong một thời gian ngắn, từ 18/11/2021 đến 10/1/2022, bà Trần Uyên Phương từ cổ đông lớn được YEG thông báo đã không còn là cổ đông lớn, rồi lại bất ngờ trở thành cổ đông lớn sau khi mạnh tay cắt lỗ.
Cụ thể, sau một vài lần gom cổ phiếu YEG, bà Uyên Phương tăng tỷ lệ sở hữu lên 7,52% vào ngày 2/11/2021, rồi lại bán ra để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 2,47% vào ngày 11/11/2021.
Tại thời điểm đó, bà Uyên Phương chấp nhận buông tay Yeah1 giữa lúc kết quả kinh doanh của công ty vẫn trong vòng ảm đạm, cổ phiếu YEG đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết. Theo ước tính bà Uyên Phương đã chi ra khoảng 300 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn (đợt 1) của YEG, sau đó đã phải cắt lỗ với khoản lỗ hơn 60% so với số vốn bỏ ra.
Tuy nhiên, điều bất ngờ khó hiểu là con gái của đại gia Trần Quí Thanh lại mua vào lượng lớn cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu lên 14,33% như hiện tại.
Lý do ái nữ nhà Tân Hiệp Phát rót hàng trăm tỷ đồng vào YEG trong suốt hai năm qua được hiểu là Tân Hiệp Phát muốn dùng các kênh truyền thông đa phương tiện của YEG để quảng bá cho sản phẩm nước uống đóng chai của Tân Hiệp Phát.
Dù kết quả kinh doanh bấp bênh và liên tục gặp những rủi ro trong vài năm qua, nhưng YEG vẫn là một trong những tên tuổi kinh doanh truyền thông lớn tại Việt Nam.
Chứng khoán hôm nay 1/3: Nhà đầu tư thận trọng, không nên lạm dụng đòn bẩy
Phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine.
Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng 1.500 điểm. Ở kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
Khả năng thị trường nhảy gap có thể diễn ra
Bất chấp việc chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn điều chỉnh trong phiên đầu tuần khi mà triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine chưa thực sự rõ ràng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm (-0,58%) xuống 1.490,13 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về tiêu cực với 202 mã tăng (26 mã tăng trần), 37 mã tham chiếu, 252 mã giảm (0 mã giảm sàn).
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực điều chỉnh trong phiên 28/2 khi có tới 21/30 mã thuộc VN30 (-0,61%) kết phiên trong sắc đỏ. Tiêu cực nhất trong nhóm này phải kể đến là bộ đôi họ Vin với VIC (-2,7%), VHM (-1%). Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng cũng chịu áp lực bán và đồng loạt điều chỉnh, có thể kể đến như: VPB (-0,5%), CTG (-2,1%), TCB (-0,6%), HDB (-1,5%), ACB (-1,3%), BID (-1,9%), VCB (-0,7%)...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm xuống 1.490,13 điểm
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thép đi ngược thị trường chung khi tăng giá mạnh trong phiên 28/2 với HPG ( 2,8%), NKG ( 6,9%), HSG ( 7%), TLH ( 6,9%)...nhờ thông tin EU cắt giảm nhập khẩu thép từ Nga. Nhóm hóa chất cũng có phiên giao dịch tích cực với sắc xanh và tím là chủ đạo như: DPM ( 6,9%), DCM ( 6,9%), LAS ( 9,5%), DDV ( 9,1%)... Giá dầu vẫn tiếp tục đà tăng giá mạnh như tiếp theo động lực cho nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục xu hướng tăng như: PVS ( 3,3%), BSR ( 0,4%), PVD ( 2%), PVC ( 10%), PSH ( 4,8%), PVB ( 7%)...
Theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường giao dịch khá cầm chừng trong phiên đầu tuần với thanh khoản suy giảm và chỉ xấp xỉ mức trung bình 20 phiên khi mà một bộ phận nhà đầu tư có lẽ vẫn đang "nghe ngóng" tình hình đàm phán giữa Nga và Ukraine. Xét trên góc độ kỹ thuật, VN-Index kết phiên 28/2 trong vùng hỗ trợ 1.485-1.495 điểm (MA20-50) cũng củng cố thêm cho nhận định trên. Diễn biến trong phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine.
" Trong kịch bản tích cực, đàm phán diễn ra thuận lợi, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, nếu đàm phán thất bại và leo thang căng thẳng, VN-Index có thể sẽ cần lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Trong bất kỳ kịch bản nào, khả năng thị trường nhảy gap trong phiên là hoàn toàn có thể diễn ra. Những nhà đầu tư đã mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và đứng ngoài quan sát thị trường", chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
VN-Index có giằng co quanh vùng 1.480-1.500
Còn theo nhóm phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Agribank (Agriseco), VN-Index tiếp tục phản ứng tích cực khi chạm đường hỗ trợ MA50 và bật tăng. Tuy nhiên, chân nến khá ngắn cho thấy lực cầu đã suy yếu phần nào và phe bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Các chỉ báo động lượng RSI và MACD hiện tại đã quay về vùng trung tính nên VN-Index có thể tiếp tục dao động giằng co tại quanh vùng 1.480-1.500 trước khi có những tin tức quốc tế mới.
"Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như hiện nay, nhà đầu tư nên thận trọng trước các thông tin tác động tiêu cực tới thị trường, mới đây nhất là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Nhà đầu tư nên quản trị an toàn danh mục bằng cách giảm tỷ trọng các mã cổ phiếu đã tăng nóng và thuộc nhóm ngành gặp bất lợi trước những thông tin trên. Sự kiện chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ có tác động cả tích cực đến một số nhóm ngành như: dầu khí, lương thực, hóa chất, phân bón", chuyên gia của Agriseco khuyến nghị.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngoại thương (VCBS) đánh giá, mặc dù giảm điểm, tuy nhiên, xu hướng hiện tại của chỉ số chung vẫn khá tích cực và thị trường sẽ cần thêm thông tin hỗ trợ để tiếp tục duy trì xu hướng này. Bên cạnh đó, giá các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như chỉ số VN-Index đều đang có xu hướng kiểm tra lại các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn gần nhất.
" Diễn biến chủ đạo trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ vẫn là dao động tích lũy với thanh khoản không cao trong vùng 1.480 - 1.520 điểm. Với việc các chỉ báo kỹ thuật chưa xuất hiện tín hiệu đột biến mới nào, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trong giai đoạn này và chưa nên lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn chỉ số chung chưa rõ xu hướng ngắn hạn như hiện tại", chuyên gia của VCB lưu ý.
Điểm những nhóm ngành cổ phiếu chịu tác động từ căng thẳng Nga - Ukraine Giới phân tích nhận định căng thẳng Nga-Ucraine tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có những ảnh hưởng gián tiếp đến một số nhóm ngành do giá dầu tăng cao. Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN Theo ông Đỗ Bảo...