Một chuyến bay bay sát MH17 đã cố gắng liên lạc với chiếc máy bay xấu số
Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner thuộc hãng hàng không Air India (Ân Đô) cất cánh từ Delhi đi Birmingham (Anh) đã bay cách máy bay số hiệu MH17 của Malaysia Airlines chỉ vỏn vẹn 25 km, khi máy bay Malaysia bị bắn hạ, tờ Times of India cho biết ngày 20.7.
Một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không Air India – Anh: Reuters
Một chiếc Boeing Dreamliner hoặc một chiếc Boeing 777 chỉ tốn khoảng 90 giây để bay hết khoảng cách nói trên.
Do 2 máy bay bay gần nhau, nên trạm kiểm soát không lưu Dnipropetrovsk (Ukraine) đã nhờ phi công máy bay Ân Đô liên lạc với máy bay MH17 sau khi máy bay Malaysia ngưng phản hồi các cuộc gọi của trạm không lưu.
Video đang HOT
Nhiều phút trước khi vụ rơi máy bay xảy ra, phi công Ân Đô cũng đã nghe thấy trạm không lưu cho phép MH17 bay thẳng, thay vì bay theo lộ trình thông thường hình chữ z; theo đó máy bay sẽ bay theo từng điểm hỗ trợ hướng bay dưới mặt đất,Times of India cho hay.
“Cho phép bay thẳng giúp tiết kiệm nhiên liệu, thời gian và nhiều phi công thích như vậy. Nhưng trong trường hợp này nó lại trở thành thảm họa chết người”, một nguồn tin hàng không nói với tờ báo Ân Đô.
“Chiếc Dreamliner của Air India bay cách máy bay Malaysia chưa đầy 25 km ngay thời điểm chiếc Malaysia bị trúng tên lửa. Khi phi công Air India nhận ra nguyên nhân khiến máy bay MH17 rơi, họ đã lặng người. Giống như là người đứng kế bạn bị hạ gục bởi súng bắn tỉa vậy”, nguồn tin này cho hay.
Theo yêu cầu của trạm không lưu, phi công Air India đã cố liên lạc với chiếc Boeing 777 của Malaysia sau khi tín hiệu của máy bay này biến mất khỏi màn hình radar.
Tin nhắn mà họ gửi có nội dung: “Malaysia 17, đây là Air India 113. Các bạn có nghe thấy không?”. Dĩ nhiên là không có hồi đáp từ đầu dây bên kia, theo Times of India.
Theo TNO
Mỹ hoan nghênh Trung Quốc dời giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam
Bộ ngoại giao Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh hành động dịch chuyển giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Viêt Nam của Trung Quôc.
Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi hoan nghênh thông báo của phía Trung Quôc về việc di chuyển giàn khoan ra khỏi khu vực gần quần đảo Hoàng Sa sang một địa điểm gần đảo Hải Nam", trang web bộ ngoại giao Mỹ dẫn lời Phát ngôn viên Jen Psaki phát biểu trong cuộc họp báo ngày 16.7.
Bà Psaki cũng nói thêm rằng vụ việc "đã nêu bật sự cần thiết của việc các bên tranh chấp phải đưa ra tuyên bố chủ quyền theo đúng với luật pháp quốc tế để có thể cùng đạt được nhận thức về hành vi ứng xử đúng mực tại các vùng có tranh chấp".
"Chúng tôi ủng hộ các bên có liên quan ngừng một cách tự nguyện các hành động đơn phương mang tính khiêu khích", người phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ cho hay.
Bà Psaki cũng đã đề cập lại lời kêu gọi ngừng các hành động gây căng thẳng trong khu vực của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhân chuyến thăm Bắc Kinh trong tháng 7.
Tuy nhiên, khi được yêu cầu bình luận về nguyên nhân của động thái dời giàn khoan của Trung Quôc, phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ cho biết "sẽ không phỏng đoán" hành động này của Bắc Kinh.
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ 21 giờ 3 phút ngày 15.7, giàn khoan Hải Dương- 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã dịch chuyển theo hướng bắc tây bắc về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Theo TNO
Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đã đi vào hoạt động tại biển Đông Trung Quốc thông báo giàn khoan thứ 2 nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 160 km ở biển Đông đã đi vào hoạt động. Tàu hải cảnh Trung Quốc quần đảo xung quanh Hải Dương - 981 để bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan này trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters Giàn khoan Nam Hải 9 đã...