Một chuyến bắt dơi tìm virus corona của các nhà khoa học Thái Lan
Một nhóm các nhà khoa học Thái Lan mới đây đã thực hiện chuyến lùng bắt dơi ở vùng nông thôn nước này nhằm truy dấu chủng virus chết người.
Theo nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, dơi là nguồn lây nhiễm chủng virus đã gây ra hơn 20 triệu ca viêm phổi cấp và cướp đi sinh mạng của hơn 748.000 người trên toàn thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, loài dơi móng ngựa được cho là vật chủ truyền bệnh từ động vật sang người khả dĩ nhất.
Thái Lan có 19 loài dơi móng ngựa nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào trên các loài này về khả năng mang mầm bệnh và lây truyền virus corona sang người, gây ra đại dịch Covid-19. Do đó, hôm 31/7, một nhóm các nhà khoa học đã leo lên một ngọn đồi trong Vườn quốc gia Sai Yok ở tỉnh Kanchanaburi, miền Tây Thái Lan để giăng lưới bẫy khoảng 200 con dơi sống trong 3 hang động khác nhau.
Đội nghiên cứu đang giăng bẫy trước cửa hang trên đồi thuộc Vườn quốc gia Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan.
Sau khi gỡ dơi ra từ lưới bẫy, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khoa học Sức khỏe và Bệnh Truyền nhiễm Thái Lan đã lấy nước bọt, máu và phân từ các cá thể này. Nhóm nghiên cứu không chỉ lấy mẫu từ dơi móng ngựa mà còn từ các loài dơi khác sa vào lưới, với mục đích tìm hiểu rõ hơn những mầm bệnh mà dơi có thể truyền sang người.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu là bà Supaporn Wacharapluesadee, Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Sức khỏe và Bệnh Truyền nhiễm Thái Lan, người có hơn 20 năm nghiên cứu về dơi và các loại mầm bệnh liên quan đến loài này. Bà cũng là thành viên nhóm xét nghiệm giúp Thái Lan phát hiện trường hợp dương tính Covid-19 đầu tiên của nước này, cũng là ca nhiễm virus đầu tiên được ghi nhận ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Bà Wacharapluesadee cho rằng đoàn khảo sát lần này sẽ phát hiện ra chủng virus corona nguy hiểm trên các cá thể dơi ở Thái Lan.
“Đại dịch lần này không dừng lại ở biên giới nước nào cả. Mầm bệnh phát tán theo loài dơi, nơi nào có dơi, nơi đó có khả năng bùng phát dịch”, bà Wacharapluesadee nói.
Nhóm nghiên cứu làm việc thâu đêm và rạng sáng 1/8 mới cơ bản hoàn tất quá trình kiểm tra.
Một nhà khoa học đang tiến hành nội soi và kiểm tra khoang miệng của cá thể dơi trong Vườn Quốc gia Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi, miền Tây Thái Lan.
Các cá thể dơi sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng và thu thập mẫu máu, phân, nước tiểu, sẽ được thả về môi trường sống.
Phát hiện mới về mùi hương gây ra đại dịch châu chấu
Covid-19 không phải là đại dịch duy nhất trong năm 2020. Các nhà khoa học đang nghiên cứu lý do tại sao châu chấu quy tụ thành bầy và phá hoại mùa màng ở nhiều nơi trên thế giới.
Về bản chất, châu chấu là loài khá vô hại. Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình biến đổi hình thái, thay đổi màu sắc và hợp lại thành bầy với nhau, những "đám mây" gồm hàng triệu con châu chấu có thể bao phủ và tàn phá những cánh đồng rộng lớn, theo Channel NewsAsia.
Nhưng điều gì đã thúc đẩy quá trình chuyển từ sống đơn lẻ sang bầy đàn ở loài này?
Khi sống đơn độc, châu chấu không được coi là một mối đe dọa. Ảnh: AFP.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Nature hôm 12/8 cho biết bí mật nằm ở một loại pheromone, hay còn gọi là "hormone xã hội" ở côn trùng, Channel NewsAsia cho biết.
Nghiên cứu tập trung trên các loại hợp chất mà những cá thể châu chấu di cư tạo ra, vì loài này có đặc tính phân bố rộng rãi.
Nghiên cứu phát hiện loại pheromone đặc trưng ở châu chấu là 4-vinylanisole, gọi tắt là 4VA - đóng vai trò thu hút và liên kết các cá thể châu chấu thành bầy.
Hợp chất pheromone nói trên tương tự như một thứ nước hoa khó cưỡng đối với châu chấu, chỉ được tiết ra ở loài này khi chúng ở gần một vài cá thể khác.
Mùi hương thu hút một số con châu chấu đến và quy tụ thành bầy, sau đó những cá thể đã tham gia vào đàn tiếp tục tiết ra hợp chất nói trên, tạo ra một chuỗi phản ứng và kết quả là những "đám mây" châu chấu khổng lồ.
Nạn châu chấu hoành hành phá hoại mùa màng đã gây ra sự thiếu hụt lương thực ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: AFP.
Phát hiện mới này mở ra một số tiềm năng to lớn cho ngành khoa học. Có thể ứng dụng nghiên cứu này để tạo ra loài châu chấu biến đổi gen không mang các thụ thể phát hiện loại pheromone nói trên, hoặc phát triển vũ khí sinh học dựa trên hợp chất pheromone để thu hút và bẫy côn trùng.
Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh số lượng châu chấu nhiều kỷ lục đang nuốt chửng những cánh đồng ở đông Phi và đe dọa nguồn lương thực ở Pakistan.
Sự phá hoại kinh hoàng của châu chấu trên thế giới Ấn Độ đang vất vả chống lại sự phá hoại của hàng triệu con châu chấu. Đây là đợt dịch nặng nề nhất trong hàng thập kỷ qua ở nước này.
Bắt được 'cụ cá' sống thọ 112 năm tuổi Tại Mỹ, các nhà khoa học đã bắt được một con cá trâu môi lớn 112 tuổi (Ictiobus cyprinellus), cao gấp bốn lần tuổi thọ trung bình của giống này, Science Alert đưa tin. Con cá kỷ lục 112 tuổi // Bigmouth Buffalo Ictiobus cyprinellus. Các nhà nghiên cứu đã bắt được những con cá trâu môi lớn ở bang Minnesota của Mỹ...