Một chỉ tiêu tái cơ cấu ngân hàng bất ngờ chuyển biến
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin về tình hình hoạt động ngân hàng 7 tháng đầu năm 2016. Nhưng tuyệt nhiên không có cập nhật các dữ liệu cơ bản về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán.
Với sự cải thiện này, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt chông chênh hơn.
Những dữ liệu trên cũng thiếu vắng trong thông tin xoay quanh cuộc họp thường kỳ tháng 7 vừa qua của Chính phủ, trong khi đây là những con số cơ bản luôn được cập nhật định kỳ trong suốt những năm qua.
Còn ở kênh công bố khác, Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật dữ liệu mới về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của hệ thống, tính đến tháng 6/2016. Và một chỉ tiêu trong yêu cầu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bất ngờ có chuyển biến rõ nét.
Cụ thể, theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đề ra là giảm được tỷ lệ LDR của khối ngân hàng thương mại nhà nước về tối đa 90%. Tuy nhiên, nhiều năm qua và cho đến nay mục tiêu này vẫn chưa đạt được.
Video đang HOT
Theo phân loại thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước hiện bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ( VietinBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank), Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Xây dựng Việt Nam (CB), Ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) và Ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank).
Dữ liệu cập nhật đến tháng 6/2016, LDR của khối ngân hàng trên đã giảm xuống còn 93,93%, mức thấp nhất trong vòng 10 tháng qua. Trước đó, cuối tháng 9/2015, khối cũng từng ghi nhận mức giảm về gần 93%.
Tháng 6/2016 cũng là tháng thứ hai liên tiếp chuyển biến trên thể hiện rõ, thắp hy vọng mục tiêu giảm về tối đa 90% có thể đạt được trong thời gian tới.
Trong hoạt động ngân hàng, LDR là một chỉ báo kỹ thuật để có thể đánh giá tình hình thanh khoản, tỷ lệ càng cao càng đáng lo ngại. Nhiều năm qua, LDR của khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn duy trì ở mức cao. Điển hình như tháng 12/2011, giai đoạn hệ thống căng thẳng thanh khoản, LDR của khối từng lên tới 110,01%.
Nay, mức 93,93% nói trên là sự cải thiện khá nhanh. Đầu năm nay, tỷ lệ này vẫn ghi nhận ở mức khá cao, ở 99,11%.
Diễn biến cải thiện trên nằm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào, thậm chí dư thừa trong những tháng gần đây. Cụ thể hơn, nó cũng phản ánh sự cân đối tốt hơn giữa tốc độ tăng trưởng huy động vốn so với tăng trưởng tín dụng của các thành viên trong khối nửa đầu năm nay.
Hiện chưa có thông tin cụ thể từ Agribank, nhưng dữ liệu từ những thành viên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khối ngân hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, VietinBank và BIDV đều cho thấy sự cân đối thuận lợi hơn.
Cụ thể, tại BIDV, tốc độ tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm nay là 8,3%, trong khi huy động tăng khá mạnh với 13%. Tại VietinBank, tương ứng là tốc độ tăng tín dụng 7,7% nhưng tốc độ huy động vốn cao hơn với 9,6%.
Riêng tại Vietcombank, nửa đầu năm nay tốc độ tăng trưởng tín dụng 10,76%, cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn (6,72%). Nhưng ngân hàng này có đặc điểm riêng, khi LDR luôn duy trì ở mức thấp những năm gần đây, phổ biến dưới 80%, nên chênh lệch tốc độ huy động với cho vay nửa đầu năm nay không ảnh hưởng lớn tới cân đối vốn.
Con số tuyệt đối cũng cho thấy, tính đến 30/6/2016, huy động vốn của Vietcombank đạt 535.203 tỷ đồng, dư nợ tín dụng thấp hơn đáng kể với 437.580 tỷ đồng.
Theo vnecomony
Moody's xếp hạng VietinBank có chỉ số sức mạnh tài chính cao nhất
Moody's vừa có báo cáo xếp hạng tín nhiệm với các ngân hàng Việt Nam, trong đó VietinBank là ngân hàng có chỉ số sức mạnh tài chính (BCA) cao nhất.
Theo bảng xếp hạng này, VietinBank là một trong hai ngân hàng có chỉ số BCA cao nhất (ở mức b3) trong số 9 ngân hàng được đánh giá và có triển vọng "ổn định". Moody's cho biết VietinBank là ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam với thị phần tài sản khoảng 10% vào cuối năm 2013. Việc Chính phủ Việt Nam có khả năng hỗ trợ cao hơn đối với các ngân hàng lớn như VietinBank phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cũng như cán cân thanh toán được cải thiện và sự giảm thiểu các rủi ro bất ngờ từ ngành ngân hàng.
Xét về tiền gửi nội tệ, VietinBank là một trong hai ngân hàng có chỉ số cao nhất ở mức B1, tiếp đến là VIB ở mức B2 và các ngân hàng còn lại ở mức B3.
Xét theo tiền gửi ngoại tệ, VietinBank, VIB và BIDV được xếp hạng cao nhất ở mức B2.
Hiện VietinBank có vốn điều lệ 37.234 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 55.013 tỷ đồng tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cao nhất Ngành Ngân hàng Việt Nam. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 tổ chức ngày 14/4/2015, VietinBank đã thông qua phương án niêm yết 2.400.204.956 cổ phiếu của cổ đông Nhà nước tại VietinBank trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Trước đó, Tạp chí uy tín của Mỹ - Forbes đã chọn VietinBank vào danh sách 2000 doanh nghiệp (DN) lớn nhất thế giới và là DN lớn nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, VietinBank có mặt trong Bảng xếp hạng Forbes Global 2000. Kết quả này là sự ghi nhận nỗ lực tự tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình tổ chức trong năm qua của VietinBank với mục tiêu hướng tới ngân hàng quy mô vươn tầm khu vực vào năm 2017.
VietinBank còn được xếp thứ hạng 437 trong Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2015 (Banking 500 - The most valuable banking brands of 2015) do Brand Finance xếp hạng.
Theo An ninh thủ đô
Bầu Hiển đi buôn bất động sản Không chỉ kinh doanh ngân hàng, bóng đá, bệnh viên, cảng biển, giờ đây, ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) còn kinh doanh thêm lĩnh vực bất động sản, mà cụ thể là dự án nhà chung cư. Cụ thể, ngày 30.7 tới, Công ty cổ phần T&T Land, thuộc Tập đoàn T&T của Bầu Hiển chính thức ra mắt dự án T&T...