Một cảnh sát bỗng nổi như cồn khi lên mạng kêu gọi mọi người xóa game vì tin rằng nó sẽ “hủy hoại” cuộc sống
Mới đây, một cảnh sát đã lên mạng kêu gọi mọi người hãy từ bỏ game để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Gần đây, một viên cảnh sát ở Ấn Độ tên là C. Sylendra Babu đã thực hiện một video để kêu gọi các bạn trẻ xóa game đi vì tin rằng no sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người. Video ngay lập tức đã lan truyền khắp các cộng đồng game tại Ấn Độ. Nhân viên cảnh sát này tin rằng game sẽ hủy hoại cuộc sống của mọi người. Thế nhưng, lại đang có rất nhiều người đang kiếm sống từ game như những game thủ và streamer chuyên nghiệp.
Chú cảnh sát đề nghị mọi người hãy xóa game mãi mãi trên Twitter
C. Sylendra Babu hiện là Tổng giám đốc Cảnh sát Đường sắt (GRP) tại Tamil Nadu. Chú cảnh sát này rất tích cực trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện đã có 85.000 người theo dõi trên Twitter. Vài ngày trước, chú đã Tweet một video và nói về văn hóa chơi game ở Ấn Độ, ngay lập tức đã nhận được rất nhiều phản hồi và 3.000 lượt thích.
Người đàn ông này nghĩ rằng những người dành thời gian chơi game mỗi ngày sẽ không thể tập trung vào công việc, học tập và đang hủy hoại cuộc sống của chính họ. Sau đó, anh ta yêu cầu tất cả những người theo dõi mình xóa tất cả các game như Free Fire hay PUBG Mobile. Ông cũng yêu cầu mọi người nên chơi các “trò chơi đúng nghĩa” như bóng đá, bóng chuyền thay vì game.
Cảnh sát tại Ấn Độ có vẻ như rất thích nói về game trên các phương tiện mạng xã hội. Trước đây, đội ngũ cảnh sát tại Mumbai đã đăng tải một bài viết lên Twitter chính thức của mình như sau: Nếu bạn là người chơi PUBG, bạn chắc chắn có thể liên quan đến tình huống này. Đi vào vùng Redzone trong PUBG là rất nguy hiểm và do đó, đi ra ngoài trong thời gian dịch Covid-19 cũng nguy hiểm không kém. Vì vậy hãy ở nhà. Đây là bài viết khuyến cáo mọi người ở nhà để bảo vệ bản thân và gia đình trước đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát Mumbai thực hiện một bài đăng trên Twitter như thế này để nâng cao nhận thức của mọi người. Năm 2018, họ đã thực hiện một bài đăng để bảo mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường, sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng của PUBG Mobile là chiếc mũ 3 để ví von.
PUBG Mobile từng có một thời gian rất khó khăn ở Ấn Độ vào năm 2019 khi nó bị cấm ở một vài nơi. Nhưng nhiều người đã tìm ra cách để phát triển lại tựa game này bằng cách xây dựng sự nghiệp chơi game chuyên nghiệp để trở thành game thủ hay streamer. Có những giải đấu chơi game quanh năm với số giải thưởng khổng lồn tương đương với các giải đấu thể thao.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng là quốc gia có lượng game thủ “nghiện” game PUBG mobile nhiều nhất, trước đó, tại Bengaluru, Ấn Độ, người dân địa phương đã phải dùng biện pháp trấn áp và đưa một nam thiếu niên cho cảnh sát vì những hành động bất thường là ném đá vào nhà cửa và xe cộ trên đường.
Nhảy nhót "nhí nhố" làm video TikTok ở sân bay, 4 thanh niên vừa kịp nổi tiếng đã bị đuổi việc ngay tắp lự
Cư dân mạng đang ủng hộ nhóm nhân viên rất nhiều và cho rằng quyết định đuổi việc là quá tay.
Một buổi đêm sau khi đã hết ca trực, 4 nhân viên tại Sân bay Quốc tế Fresno Yosemite (Mỹ) đã đi tới một quyết định táo bạo: Cùng nhau thử làm một video TikTok đăng lên cho vui cửa vui nhà. Có khá nhiều người trên TikTok cùng làm công việc giống họ, thậm chí có cả cảnh sát, y tá cũng tham gia vào các trào lưu thịnh hành của mạng xã hội này. Có lẽ đó hẳn là một phần nguyên nhân khiến họ hồn nhiên nghĩ rằng việc đó hoàn toàn bình thường và vô hại.
Thế nhưng, mọi thứ không như là mơ với nhóm nhân vật chính của chúng ta: Trước khi có cơ hội nhìn thấy video đó trở nên nổi tiếng top đầu thế giới, cả 4 người đã kịp ghi danh vào sử sách công ty khi toàn bộ bị sa thải vì hành động đó của mình.
Tommy Chan - một người đại diện nhóm nhân viên bị sa thải - hoàn toàn bất ngờ trước tình hình này. Anh cho biết khi đó công việc của mọi người đã hoàn thành xong hết, và họ chỉ dùng các vật dụng xung quanh như một món đạo cụ trang trí cầm theo người, tạo dáng theo một điệu nhảy quen thuộc trên đó. Dĩ nhiên, cả 4 người vẫn đang mặc đồng phục công ty, nhưng không làm hành động nào quá lố hoặc có nội dung phản cảm.
Tuy vậy, Ban quản lý Hệ thống và Dịch vụ sân bay lại không suy nghĩ đơn giản như vậy. Họ cho rằng nhóm nhân viên đã "vi phạm quyền sử dụng dụng cụ thuộc sở hữu của công ty trong giờ làm việc", mặc cho lý lẽ phản bác trước đó rằng ca làm đã hết. Trong một thông báo chính thức, nhóm nhân viên bị tuyên bố sa thải vì "có hành động không đúng mực, thái độ sai tại nơi làm việc". Nực cười ở chỗ Tommy Chan còn tiết lộ rằng trưởng ban Truyền thông của sân bay còn gặp anh và khen ngợi vui vẻ về video này. Tuy nhiên, đại diện công ty sau đó đã phủ nhận sự việc trên.
Trong lúc Tommy Chan và 3 người đồng nghiệp còn đang vò đầu bứt tóc, cư dân mạng trên TikTok lại đang rầm rộ rủ nhau xem video này sau khi vụ việc được lan truyền nhanh chóng. Hàng trăm nghìn view và hàng chục nghìn Like vẫn đang tăng lên, hầu hết các bình luận đều cho rằng quyết định của ban quản lý đang trở nên quá đáng và không hề hợp lý. Chỉ là một chút giải trí vô hại thôi mà?", "Nếu chuyến bay của tôi bị trễ vì lý do này thì tôi cũng vui vẻ chấp nhận luôn" - Một số comment ủng hộ nhóm nhân viên.
Ít nhất thì chuyện kiếm ăn của họ cũng chưa đến nỗi trở thành bi kịch. Được biết, một tiệm spa trong khu vực đã biết tới nhóm thông qua vụ việc trên, chủ động mời họ về ký hợp đồng nghiêm túc để làm video quảng cáo cho thương hiệu. Xem ra danh tiếng mới nổi của họ đã giúp ích rất đúng lúc và kịp thời chứ nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Y tá, cảnh sát TQ nén đau thương khi người nhà mất để ở lại chống dịch Có người nhà mất khi đang làm nhiệm vụ chống dịch virus corona, y tá Li Tianling và cảnh sát Ke Xianbin vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không để ảnh hưởng đến công việc. Giữa mùa dịch bệnh khó khăn, những câu chuyện cảm động về các nhân viên y tế, đội ngũ cảnh sát, quân đội nơi tiền tuyến được...