Một buổi tối, mẹ chồng bỗng dẫn em chồng đến phòng tôi, bật khóc van xin một điều khiến tôi điêu đứng
Lời cầu xin của mẹ chồng khiến tôi bàng hoàng, chẳng biết phải làm thế nào cho đúng?
Xin chào Hướng Dương,
Tôi và em chồng có mối quan hệ không mấy thân thiết. Em chồng tôi lười biếng, hay đổ lỗi và chảnh chọe. Nói chuyện với em ấy vài câu, tôi đã cảm thấy khó chịu rồi. Cũng may vợ chồng tôi ở thành phố, thỉnh thoảng mới về quê nên cũng không xích mích nhiều. Nhưng lúc đó, mẹ chồng vì thương, bênh con gái nên hay tỏ thái độ bực dọc với tôi.
Ba tháng nay, mẹ chồng đến nhà tôi ở. Việc ăn uống, chăm sóc bà đều do một mình tôi lo vì bà bị tiểu đường nặng, phải nấu ăn riêng và hay bị đau nhức xương khớp. Nhờ chăm sóc bà chu đáo mà mẹ chồng cũng thay đổi cách nhìn với tôi, còn gọi điện khoe con dâu với dòng họ.
Ảnh minh họa.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như mẹ chồng không dẫn em chồng đến nhà tôi chơi. Tối qua, bà dẫn em chồng vào phòng tôi rồi bật khóc van xin tôi giúp đỡ một việc. Thì ra, em chồng tôi có bầu rồi nhưng bên nhà trai không chịu cưới. Em ấy không dám ở lại dưới quê vì sợ nhục nhã. Giờ mẹ chồng năn nỉ tôi cho em chồng đến ở một thời gian, sinh đẻ xong rồi về lại quê.
Hướng Dương ơi, tôi muốn từ chối nhưng lại không biết phải từ chối như thế nào cho khỏi mất lòng mẹ chồng. Nuôi em chồng cũng được, tôi chỉ sợ em ấy không thay đổi tính tình, rồi mâu thuẫn, xích mích, mệt mỏi lắm. Phải làm sao đây chị? (thuquyen…@gmail.com)
Video đang HOT
Chào bạn,
Đây là chuyện quan trọng, bạn không nên vội vàng quyết định từ chối hay đồng ý. Bạn hãy nói với mẹ chồng cho bạn thời gian để bàn bạc với chồng. Vợ chồng bạn cần trao đổi thẳng thắn với nhau về những rắc rối có thể phát sinh và những vấn đề liên quan nếu em chồng chuyển đến ở cùng. Nếu như chồng bạn muốn cho em gái ở lại, bạn không nên mạnh mẽ phản bác hoặc thẳng thừng từ chối. Điều bạn cần lúc này là sự bình tĩnh, khôn khéo và bản lĩnh.
Bạn nên thống nhất với mọi người về bổn phận, trách nhiệm của em chồng trong nhà. Những việc em ấy phải làm, tiền bạc và thái độ với chị dâu nếu như em ấy ở lại nhà bạn. Thà nói rõ ràng một lần để thuận tiện cho việc chung sống sau này, hạn chế mâu thuẫn giữa đôi bên.
Tương lai, chắc chắn sẽ xảy ra sự va chạm, khó chịu, ấm ức. Bạn nên bao dung, nhìn nhận vấn đề đa chiều và nếu cần thiết hãy nhờ chồng can thiệp để giải quyết mâu thuẫn phát sinh. Hướng Dương tin rằng, chỉ cần chồng và mẹ chồng bạn biết phân biệt đúng – sai, biết cách ứng xử khéo léo trong mối quan hệ giữa bạn và em chồng, mọi chuyện sẽ thuận lợi mà thôi.
Thân ái.
Em chồng xúi mẹ "nấu cơm cữ cho chị dâu qua quýt được rồi", cô vợ chỉ nhẫn nhịn nhưng pha "lật ngược" sau này mới kinh điển!
"Sao mẹ phải khổ thế nhỉ? Nấu cơm cữ cho chị dâu thì qua quýt được rồi. Bao giờ con gái mẹ ở cữ mới làm cầu kì chứ" - Cô em chồng oang oang dưới bếp.
Em chồng xúi mẹ nấu cơm cữ qua quýt cho chị dâu
"Sống cùng em chồng còn khổ hơn với mẹ chồng mọi người ạ. Nhưng với người có tính cách hiền lành như mình thì nhẫn nhịn chờ cơ hội để nói ra khúc mắc trong lòng vẫn hơn là cãi cọ mỗi ngày. Như thế, gia đình cũng được ấm êm" - Thu chia sẻ.
Cô kết hôn được 2 năm và sống chung với cả nhà chồng. Cách đây hơn 1 năm thì Mỹ - cô em chồng cũng lên xe hoa, chấm dứt chuỗi ngày khá ác mộng của Thu.
Trong khi bố mẹ chồng dễ tính và yêu thương con dâu bao nhiêu thì Mỹ lại đành hanh bấy nhiêu. Lúc nào cô em chồng cũng xúi mẹ phải thử thách, phải dạy dỗ Thu. Thậm chí, khi bà đã gạt đi Mỹ lại tự mình hành động. Cô cho mình cái quyền hạch sách, hoạnh họe với chị dâu.
Ban đầu, Thu là dâu mới nên cũng ngại va chạm. Cô nhẫn nhịn hết mọi chiêu trò của cô em chồng. Thậm chí, việc Mỹ luôn nói xấu cô với mẹ chồng, cô cũng không giải thích, chỉ âm thầm làm tốt mọi việc, chăm sóc mọi người chu đáo. Thật may, bố mẹ và chồng đều hiểu.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, thời gian Thu mang bầu, Mỹ vẫn không buông tha. Không hiểu vì lý do gì nhưng cô em luôn ngỏ ý ngờ vực. Có lần ngay trong bữa ăn, em chồng bỗng bóng gió: "Thời buổi này biết thế nào, cứ phải sinh ra rồi đi xét nghiệm ADN mới biết bố mẹ ạ. Hội bạn của con có đứa...".
Rồi tới khi Thu "nằm ổ" cũng là lúc Mỹ chuẩn bị kết hôn. Mẹ chồng thì luôn chân luôn tay vì mọi chuyện trong nhà khi xưa con dâu làm giờ đều một tay bà đảm đương. Thế là Mỹ hậm hực, so bì. Cô em chồng trách mẹ chỉ quan tâm chị dâu và cháu nội.
Có lần, Mỹ đi làm về đúng giờ cơm, thấy mẹ đang lúi húi kho lại nồi canh chân giò, đảo lại ít tôm rang. Khi biết đó là cơm cữ cho Thu, Mỹ đã tru tréo lên: "Sao mẹ phải khổ thế nhỉ? Nấu cơm cữ cho chị dâu thì qua quýt được rồi. Bao giờ con gái mẹ ở cữ mới làm cầu kì chứ. Mà con sắp cưới đó, mẹ chả lo gì cho con, chỉ quan tâm cháu nội thôi".
"Mình nằm trong phòng riêng mà nghe rõ cái giọng the thé của Mỹ. Bảo không tủi thân thì dối lòng, lúc ấy mới sinh nên tâm lý cũng nhạy cảm nữa, mình rơi nước mắt.
Nhưng mình cũng chẳng phải người thích đôi co, nên không có ý định nhảy bổ ra tranh cãi. Mình tin rằng tới khi nó lấy chồng thì sẽ tự hiểu. Và mình vẫn nhẫn nhịn chờ cơ hội để giải tỏa khúc mắc với Mỹ" - Thu chia sẻ.
Lời khuyên của chị dâu cho em chồng
Thời gian trôi qua, tới lúc mà Mỹ kết hôn và bầu bí. Cô em chồng rất hay về ngoại và kêu than về cuộc sống hôn nhân, chê bai mẹ chồng, nói xấu cả họ hàng nhà chồng... Những lần ấy, Thu chỉ nghe chứ chẳng nói gì. Chỉ có bố mẹ và chồng cô khuyên can hãy nhẫn nhịn.
Phải tận khi Mỹ sinh con, Thu lần đầu đưa ra lời khuyên cho cô em chồng. Đợt ấy, Mỹ vừa tròn tháng nên về ngoại tĩnh dưỡng.
"Mỗi ngày mình đều làm 1 món bổ dưỡng làm món chính cho Mỹ. Nó ăn hợp miệng, lại thấy chị dâu có tâm nên chẳng kêu ca gì. Tuy không khen, nhưng nó cũng nói trong bữa ăn rằng về bên này được ăn ngon, chứ ở kia thích ăn gì chẳng dám nói. Nhiều khi mẹ chồng cho ăn mãi 1 món, chán mà sợ. Rồi bà cũng không chu đáo...
Ảnh minh họa.
Mỹ chê nhà chồng và khen cơm cữ của mình nấu. Lúc này mình mới nhỏ nhẹ bảo: Dù sao em cũng đâu có gặp phải em chồng xúi mẹ nấu cơm sơ sài cho chị dâu thôi là được đúng không?
Em nhỏ tuổi hơn nên hồi đó chị không trách nhưng em lấy chồng rồi cũng thấy đôi khi cuộc sống đâu có như ý mình. Thật ra hồi đó em nói gì với mẹ chị nghe hết, chị cũng có tủi thân chứ, gái đẻ nằm một chỗ nghe những lời vậy ai vui cho nổi. Với chị thì bà đẻ nào cũng đáng được cảm thông, yêu thương em ạ.
Nghe xong cô em chồng có vẻ sững người. Sau đó nó cũng lí nhí xin lỗi do ngày xưa bồng bột nên mới thế. Bây giờ nó đã hiểu lúc đó mình quá quắt ra sao. Mình thì cười bảo bỏ qua, bây giờ chị em trong nhà biết thương nhau là được".
Lời nhắc nhở nhẹ nhàng, đúng lúc của Thu dành cho em chồng cũng khiến mọi người tâm phục khẩu phục. Chị dâu - em chồng suy cho cùng cũng chỉ là những người xa lạ rồi ở chung với nhau. Việc xảy ra xích mích là khó tránh, nhưng nếu cả 2 biết đặt mình vào vị trí của đối phương sẽ khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhiều.
Thấy mâm cơm toàn rau, em chồng bĩu môi ném đũa không ăn, tôi nổi cơn tam bành dạy "giặc bên Ngô" bài học nhớ đời Thái độ hỗn láo, tính cách "tiểu thư" của em chồng khiến tôi nóng mắt. Lần này, tôi không nhịn mà dạy cho "giặc bên Ngô" 1 bài học gay gắt. Khi tôi mang thai đến tháng thứ 2 thì mẹ chồng từ quê gọi điện lên, muốn gửi gắm Hoa - cô con gái 25 tuổi của bà cho vợ chồng tôi...