Một buổi “tiêm chủng tại nhà” ở Hà Nội diễn ra như thế nào?
Nhân viên y tế trên địa bàn các phường thuộc quận Ba Đình triển khai tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 tại nhà cho người cao tuổi, trường hợp nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm.
Ngày 7/1, quận Ba Đình tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 tại nhà cho các trường hợp nguy cơ cao, người cao tuổi không thể đến các điểm tiêm. Trong hình là trạm y tế phường Liễu Giai chuẩn bị đi tiêm cho các trường hợp nguy cơ cao tại nhà.
Theo ghi nhận của PV Dân trí chiều 7/1, lực lượng y tế phường Liễu Giai tổ chức đến tận nhà các trường hợp có nguy cơ cao để tiêm chủng, trên địa bàn phường. Một tổ tiêm chủng tại nhà của các phường có từ 5 đến 6 thành viên, bao gồm các bác sĩ, y tá và công an.
Các lọ vaccine được bảo quản trong hòm lạnh trước và trong khi mang đến nơi tiêm. Loại vaccine dùng để tiêm chủng đợt này là Pfizer.
Video đang HOT
Theo quận Ba Đình, thời gian tiêm vaccine đối với các trường hợp nguy cơ cao được tiến hành trong 3 ngày (từ 7/1-10/1) hoàn thành chậm nhất vào 18h ngày Chủ nhật (10/1) cho 850 trường hợp.
Nhân viên y tế đo huyết áp cho người cao tuổi.
Việc kiểm tra sức khỏe được thực hiện cẩn thận trước khi tiêm chủng.
Theo quận Ba Đình, trong sáng 7/1, lực lượng y tế đã tiêm được 82 trường hợp. Trước đó (ngày 6/1) lực lượng y tế đã tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho 57 trường hợp, tổng số tiêm tại nhà là 139 trường hợp đảm bảo an toàn.
Cụ Vũ Thị Mùi (86 tuổi, ở phường Liễu Giai) được nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 ngay tại nhà.
Ngoài cụ Mùi, nhiều trường hợp người cao tuổi khác tại phường Điện Biên cũng được tiêm chủng ngừa Covid-19 tại nhà.
Lực lượng nhân viên y tế phường Điện Biên đến từng gia đình có người già, có bệnh nền để tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Sau khi tiêm xong, nhân viên y tế và bác sĩ sẽ điền nội dung thông tin người được tiêm vào danh sách để cập nhật cho cơ quan chức năng.
Đón học sinh trở lại trường: Không thể vội vàng
Cuối tuần qua, một trường liên cấp tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã "vượt rào" đón học sinh trở lại trường.
Điều đáng nói là sự việc này diễn ra vì sự suốt ruột của cả nhà trường lẫn phụ huynh. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch còn phức tạp thì không thể vội vàng vì sức khỏe của học sinh và giáo viên mới là quan trọng.
Trường Liên cấp Capitole đón học sinh trở lại trường khi chưa được phép (Ảnh: Lao động)
Theo thông tin từ đại diện trường Liên cấp Capitole (Sóc Sơn) - nơi vừa "vượt rào" các quy định của TP để đón học sinh trở lại trường, lý do nhà trường thực hiện việc trên là vì đã được bàn bạc và thống nhất với các phụ huynh, dựa trên sự tự nguyện của cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch. 80% giáo viên của trường đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19, đảm bảo điều kiện di chuyển an toàn, không rời địa phương và không đi qua vùng dịch. Ngoài ra, trường cũng đảm bảo giãn cách, mỗi lớp chỉ có từ 8 - 10 học sinh. Một số phụ huynh của trường Liên cấp Capitole cũng khẳng định việc mở cửa lại trường học có sự bàn bạc, được sự đồng ý của cha mẹ học sinh. Nhiều phụ huynh có nguyện vọng cho con đi học trực tiếp. Nguyên nhân là vì huyện Sóc Sơn là vùng xanh, lâu nay không có ca nhiễm trong cộng đồng, nhà trường cam kết và đảm bảo đủ điều kiện phòng chống dịch cho học sinh. Cả nhà trường và phụ huynh đều cho rằng những điều kiện trên là đã đủ đảm bảo an toàn với dịch Covid-19. Liên quan đến vụ việc, ngay sau khi nắm được thông tin, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn, phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý và báo cáo về sở GD&ĐT, UBND TP Hà Nội trong thời gian sớm nhất.
Việc cho học sinh đến trường là mong muốn của cả ngành giáo dục và các phụ huynh. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các phương án đều cần tính toán đến sự an toàn của cả học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường và đảm bảo yếu tố phòng chống dịch Covid-19. Hà Nội từng có những bài học thực tế, cụ thể là đầu năm 2021, tại trường tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) có học sinh là F1, hàng chục thầy cô và học sinh của nhà trường trở thành F2. Hình ảnh phụ huynh, thầy cô và các con đùm dúm đồ đạc vào trường thực hiện cách ly trong những ngày cận Tết Nguyên đán ai cũng cảm thấy thương cảm. Không ai muốn hình ảnh đó lại tái diễn, đặc biệt với đối tượng là học sinh còn nhỏ tuổi. Nhìn ra tỉnh bạn, tại Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), hay tỉnh Nam Định vừa qua cũng đã xuất hiện ca bệnh Covid-19 trong trường học, khiến nhiều học sinh và giáo viên bị lây bệnh. Trường học đóng cửa, tất cả đều thấp thỏm lo lâu về khả năng bị nhiễm bệnh cho con em mình. Đó là những sự việc xảy ra không ai mong muốn.
Trên thực tế, khi đợt dịch lần thứ 4 có dấu hiệu dần được khống chế, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng 4 kịch bản trở lại trường học cho học sinh các cấp, thận trọng xin ý kiến ngành y tế và các đơn vị liên quan trước khi trình UBND TP Hà Nội phê duyệt. Tuy nhiên, khi các ca bệnh cộng đồng chưa rõ nguồn lây lại bùng phát, tỷ lệ tiêm bao phủ mũi 2 tại Hà Nội chưa cao, hầu hết học sinh là đối tượng chưa đủ tuổi tiêm vaccine phòng dịch nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Sau tất cả những phân tích thiệt hơn, lãnh đạo TP Hà Nội đã quyết định tiếp tục lùi thời gian đón học sinh trở lại trường, đặt sức khỏe của học sinh và giáo viên lên hàng đầu. Chắc chắn rằng sẽ có ngày học sinh Hà Nội lại rộn ràng sách vở tung tăng đến trường, nhưng đó là khi dịch bệnh cơ bản được khống chế, dù có chậm nhưng sẽ không có những cái giá phải trả cho sự tiếc nuối.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...