Một bệnh ung thư đang gia tăng ở phụ nữ trẻ
Một thống kê mới đây cho thấy trong 9 năm (từ 2012 đến 2021), tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ Mỹ tăng đều đặn 1%/năm.
Trong khi tỷ lệ tử vong vì ung thư vú giảm mạnh, tỷ lệ mắc mới lại tăng đều mỗi năm với độ tuổi chẩn đoán bệnh ngày một trẻ hơn. Ảnh: Freepik.
Một báo cáo mới của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ASC) công bố trên tạp chí CA: A Cancer Journal for Clinicians cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư vú tiếp tục giảm ở phụ nữ nước này. Tuy nhiên, điều đáng báo động là ngày một nhiều phụ nữ trẻ được chẩn đoán mắc bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu của ASC, trong vòng 35 năm, từ năm 1989, gần 518.000 ca tử vong do ung thư vú đã được ngăn ngừa với tỷ lệ tử vong giảm tới 44%.
Video đang HOT
Nhờ những tiến bộ trong phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong do ung thư vú tiếp tục giảm, đây là tín hiệu đáng mừng, bà Angela Giaquinto, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học cộng tác của ACS trong nhóm nghiên cứu giám sát, cho biết.
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư vú nói chung đã tăng 1% mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2021. Lý do cụ thể về sự gia tăng này ở người trẻ tuổi vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào tháng 1 cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ từ 20 đến 49 tuổi đã tăng trong 20 năm qua, theo CNN.
Tiến sĩ Cindy Cen, bác sĩ phẫu thuật vú tại Viện Ung thư Northwell Health (Mỹ), cho hay tỷ lệ ca mắc tăng có thể do mọi người có nhận thức tốt hơn căn bệnh này cũng như tầm quan trọng của việc tự kiểm tra tại nhà để phát hiện sớm bệnh.
“Bên cạnh ung thư vú, chúng tôi phát hiện tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc ung thư đại trực tràng cũng tăng lên. Xu hướng này thực sự rất đang lo ngại và cần phải nghiên cứu thêm”, bà cho biết.
Chia sẻ với New York Post, tiến sĩ Cen cũng nhấn mạnh mọi người cần thay đổi lối sống phòng các nguy cơ mắc ung thư.
“Mọi người cần quan tâm đến xhế độ dinh dưỡng, tập luyện. Trong đó, việc duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh, ít tiêu thụ rượu… là những yếu tố ảnh hưởng đến ung thư vú”, chuyên gia này cho biết.
Theo thống kê mới nhất của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (GLOBOCAN), ung thư vú là căn bệnh ung thư có nhiều người mắc thứ 2 sau ung thư phổi với gần 2,3 triệu người. Đây cũng là nguyên nhân gây ra cái chết cho hơn 666.000 người trên thế giới.
Theo các nhà khoa học, phát hiện sớm có thể cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị và tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú. Do đó, phụ nữ từ sau 40 tuổi, có người thân mắc bệnh hoặc yếu tố nguy cơ nên tầm soát ung thư vú mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.
Thuốc kiểm soát khối u mà không cần phẫu thuật hoặc hóa trị liệu
Theo tờ Telegraph của Anh, các nhà khoa học nước này đang thử nghiệm một loại thuốc, hy vọng có thể làm 'tan chảy' khối u ung thư mà không cần phẫu thuật hoặc hóa trị.
Thử nghiệm cho thấy, 3 trong số 5 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc có tên Pembrolizumab đã mang lại kết quả tốt. Những người còn lại cần phẫu thuật để loại bỏ khối u nhưng thuốc đã giúp thu nhỏ chúng trước đó.
Pembrolizumab nhắm mục tiêu vào một loại protein cụ thể trên bề mặt tế bào miễn dịch. Sau đó, tế bào này sẽ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Cuộc thử nghiệm do Đại học College London (UCL) dẫn đầu, với sự tham gia của một số trung tâm nghiên cứu ung thư của Anh. Kết quả thử nghiệm còn cho thấy, Pembrolizumab có thể làm cho các khối u "tan chảy" và tỷ lệ sống sót tăng lên gấp 3 lần. Bệnh nhân được dùng Pembrolizumab trong 9 tuần trước khi phẫu thuật thay vì trải qua hóa trị và phẫu thuật. Sau đó, họ được theo dõi theo thời gian. Kết quả, 59% bệnh nhân không có dấu hiệu ung thư sau khi điều trị bằng Pembrolizumab và 41% bệnh nhân còn lại loại bỏ khối u trong quá trình phẫu thuật.
Nguy cơ gây bệnh của khói thuốc lá Ngoài số người hút thuốc trực tiếp, Việt Nam hiện có khoảng 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên phải hít khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc song thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các nhà hàng là 84,9%. Người hút thuốc trực...