Một bệnh nhi ở Quảng Bình tử vong vì sốt xuất huyết
Bệnh nhi quấy khóc nhiều, tiểu ít, xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết nên được gia đình chuyển vào bệnh viện với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 6.
Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, một bệnh nhi ở Quảng Bình đã tử vong do sốt xuất huyết vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác, có biện pháp phòng tránh.
Tỉnh Quảng Bình đang đẩy mạnh chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn.
Bệnh nhi V.A.H. (SN 2023), xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình xuất hiện triệu chứng sốt cao, người mệt, bỏ bú, quấy khóc, người nhà đã đưa vào điều trị tại Bệnh viện TTH Quảng Bình. Sau đó, bệnh nhi có giảm sốt, nhưng quấy khóc nhiều, tiểu ít, xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết nên được gia đình chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Tại đây, cháu được các y bác sĩ tập trung cứu chữa nhưng đã không qua khỏi.
Video đang HOT
Theo CDC Quảng Bình, tính đến ngày 21/8, số ca ghi nhận mắc sốt xuất huyết ở tỉnh Quảng Bình tăng gấp 4,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 906 ca mắc sốt xuất huyết.
Hiện nay, CDC Quảng Bình đang yêu cầu các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh chiến dịch vệ sinh môi trường, nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, lật úp dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng, bọ gậy. Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch tại những điểm “ nóng”, khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, cách nhận biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.
Ghi nhận một trường hợp ở Bình Thuận tử vong nghi do bệnh dại
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận cho biết, địa phương vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại.
Đáng chú ý, qua điều tra dịch tễ, chưa ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu bị chó, mèo cắn, cào.
Bệnh nhân là anh Nguyễn Duy T. (sinh năm 1992) ở khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam.
Ngày 27/3, bệnh nhân đau, sưng bộ phận sinh dục, sốt nhẹ. Sau đó, bệnh nhân đến khám bệnh tại một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 29/3, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh với triệu chứng khó thở khi nhìn ánh sáng và quạt gió đang mở. Đến tối cùng ngày, bệnh nhân có dấu hiệu khó thở nặng hơn. Tại đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh chẩn đoán bệnh dại, tiên lượng nặng. Ngày 30/3, người nhà xin ra viện và bệnh nhân tử vong sau đó.
Sau khi ghi nhận trường hợp này, Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam tiến hành điều tra dịch tễ. Vợ bệnh nhân khẳng định, chồng không bị chó cắn vì là người rất cẩn thận, nếu bị chó cắn, cào sẽ đi tiêm ngừa ngay. Tại nhà bệnh nhân có nuôi 7 con chó. Hằng ngày, bệnh nhân đều cho chó ăn nên chưa xác định khả năng bệnh nhân bị chó cào nhẹ hoặc liếm nhưng không hay biết. Dịp Tết Nguyên đán, 4 con chó của gia đình bị chết, không rõ lý do, 3 con còn lại vẫn sống, bình thường.
Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam đã điều tra, lập danh sách trường hợp tiếp xúc bệnh nhân nghi dại. Đồng thời, Trung tâm phối hợp Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông nghiệp huyện theo dõi, giám sát và xử lý ổ bệnh dại trên người, động vật.
Ngành Y tế địa phương khẩn trương triển khai hướng dẫn người nhà sát trùng; tư vấn điều trị dự phòng bệnh dại đối với trường hợp tiếp xúc có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm với nước bọt của bệnh nhân; tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh dại tại địa phương...
Bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong cả nước. Tại Bình Thuận, trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện Hàm Tân, thị xã La Gi và huyện Hàm Thuận Nam.
Xác định ý thức của mỗi người dân, cộng đồng có vai trò quyết định trong công tác phòng, chống bệnh dại, ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, cách xử lý vết thương khi bị động vật cào, cắn và biện phòng, chống bệnh dại.
Ngành Y tế khuyến cáo, người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh dại phải được xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn, đến ngay điểm tiêm phòng dại để được khám và điều trị dự phòng.
Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang diễn biến thế nào? Theo CDC Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết đã cơ bản được kiểm soát. Dù vậy, ngành Y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là các biện pháp phòng bệnh. Ngày 8/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên của năm 2024 (từ ngày 29/12/2023 đến 5/1/2024), trên...