Một bệnh nhân tử vong vì ‘amip ăn não người’
Bệnh nhân P.V.T. (25 tuổi, ngụ Phú Yên) tạm trú tại Q.Bình Thạnh, TPHCM, đã tử vong sau một ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho thấy, anh T. mắc phải loại “ amip ăn não người”!
Bệnh nhân bán đậu phộng xấu số
Vốn làm nghề bán đậu phộng dạo suốt hai năm nay tại TPHCM, vào giữa tháng Bảy, trong lúc trở về quê để dự đám cưới người thân, anh P.V.T. đã cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao, hồ rộng lớn) gần nhà.
Sau khi trở lại TPHCM, ngày 30/7, anh T. bỗng lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi. Lúc 22h40 cùng ngày, bệnh nhân (BN) nhập viện tại BV Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ.
Ngay khi chọc dịch não tủy, các bác sĩ nghi ngờ BN đã nhiễm một loại amip nhưng vẫn chưa thể xác định cụ thể. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chuyển gấp BN qua BV Bệnh Nhiệt đới điều trị.
Video đang HOT
Tại BV Bệnh Nhiệt đới, BN sốt 39 độ C, lơ mơ, cổ cứng, thở nhanh 30 lần/phút. BS Nguyễn Hoan Phú, Phó khoa nhiễm Việt – Anh, BV Bệnh Nhiệt đới cho biết, kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip.
Sau đó, BN vẫn sốt cao, 40 – 41oC, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đến 23h ngày 31/7, BN nhiều lần bị ngưng tim đột ngột, tử vong.
Cũng theo BS Nguyễn Hoan Phú, sau khi BN tử vong, BV Bệnh Nhiệt đới tiếp tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho thấy BN bị tử vong do “amip ăn não người” tấn công. Đây là trường hợp đầu tiên được BV Bệnh Nhiệt đới phát hiện bị nhiễm “amip ăn não người”.
Loài vi sinh vật nguy hiểm
Các bác sĩ cho biết, “amip ăn não người” là loài vi sinh vật đơn bào đáng sợ, có tên khoa học là Naegleria fowleri. Nhờ sở hữu trên 15.700 gen mã hóa protein, “amip ăn não người” có thể tồn tại trong tự nhiên ở ba hình thái.
Chúng thường săn đuổi và ăn vi khuẩn giống như các loại amip, hoặc cũng có thể chuyển sang dạng trùng roi để bơi đi tìm môi trường thuận lợi hơn thậm chí “biến” thành dạng bào nang nếu gặp điều kiện khắc nghiệt.
Chính vì khả năng biến hình linh hoạt này mà Naegleria fowleri rất khó bị tiêu diệt và có thể tồn tại dai dẳng ở những nơi ấm và ẩm ướt.
Theo BS Nguyễn Hoan Phú, “amip ăn não người” phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não.
Điều nguy hiểm là amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. Nhưng may mắn, amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm amip xộc lên mũi.
Sau khi nhiễm “amip ăn não người” từ 1-14 ngày, các triệu chứng khởi đầu của bệnh sẽ xuất hiện: nhức đầu, buồn nôn, sốt, cứng cổ, xuất hiện ảo giác, thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các triệu chứng thứ phát có thể đi kèm như: lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, cơn co giật.
Sau đó, bệnh diễn tiến nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao, thường xảy ra từ 7-14 ngày sau khi mắc bệnh. Do các triệu chứng ban đầu này dễ nhầm với viêm não do vi khuẩn hoặc vi rút nên việc chẩn đoán rất khó khăn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC), bản năng của loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi nhiễm vào não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại. Nếu bị nhiễm, nạn nhân chắc chắn sẽ bị viêm màng não.
Theo Văn Thanh
Phụ nữ TPHCM
Không nên ăn dưa, cà muối xổi
Thông tin vụ ngộộc cà pho muối xảy ra ở x Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) trong 5 vừa qua, với gần 50 ngi phải nhập viện cấp cứu do bị rối lon, ngộộc thực phẩm... làm nhiu bà nội tr hoang mang, lo lắng và "loi bỏ" món ăn này khỏi thựcơn cho giaình. Sự thật da cà muối nguy himến vậy?
Kích thíchu hóa
Diynh ung th
Những loi rau củng làm di thng sẵn nhiu loi vi khuẩn, trongó vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩnynh và ký sinh trùng. Trong môi tri da, vi khuẩnynh sốngc khoảng chín gi, cc ký sinh trùng không sốngc qu mi ngày. Trong hach muối da trên, muối chua nếu làmch sẽ ăn rất ngon và hp vệ sinh. Còn muối, do thi gian qu ngắn và môi tri da khôngủộ axitn không kìm hm sự pht trin của vi khuẩn hi.
Theo cẩm nang giaình
WHO kêu gọi bác sĩ rửa tay thường xuyên Việc bội nhiễm khi nằm điều trị tại bệnh viện theo các chuyên gia của WHO trước hết là do không tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân của chình các nhân viên y tế. Đặc biệt các nhân viên y tế không chú ý đến việc rửa tay trước mỗi khi tiếp xúc với bệnh nhân. WHO kêu gọi các...